Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 36)

1.3. Nội dung quyền của người bị tước tự do theo luật nhân quyền quốc tế

1.3.2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo,

vô nhân đạo hoặc hạ nhục

Nguồn: Điều 5 UDHR; Điều 7 ICCPR; Công ước chống tra tấn CAT… Điều 1 Công ước chống tra tấn CAT đưa ra định nghĩa “tra tấn” như sau: “Tra tấn có nghĩa là bất kỳ hành vi nào cố ý gây đau đớn hoặc đau khổ nghiêm trọng về thể xác hay tinh thần cho một người, vì những mục đích như lấy thơng tin hoặc lời thú tội từ người đó hay một người thứ ba, hoặc để trừng phạt người đó vì một hành vi mà người đó hay người thứ ba thực hiện hay bị nghi ngờ đã thực hiện, hoặc để đe dọa hay ép buộc người đó hay người thứ ba, hoặc vì bất kỳ một lý do nào khác dựa trên sự phân biệt đối xử dưới mọi hình thức, khi nỗi đau đớn và đau khổ đó do một cơng chức hay người nào khác hành động với tư cách chính thức gây ra, hay với sự xúi giục, đồng tình hay ưng thuận của một công chức.” [16, tr.148]

Tra tấn thường xảy ra trong khi các nạn nhân bị biệt giam, tức là họ không thể liên lạc với những người bên ngoài để những người này có thể giúp đỡ hay biết được điều gì đang xảy ra với họ. Chính phủ cần bảo đảm rằng biệt giam không trở thành cơ hội để tra tấn. Điều quan trọng là tất cả tù nhân được đưa ra cơ quan tư pháp ngay sau khi bị giam cầm và những người thân, luật sư và các bác sĩ đều được tiếp xúc nhanh chóng và đều đặn với họ. Ở một số nước, tra tấn xảy ra tại các trung tâm bí mật, sau khi các nạn nhân bị “biến mất”. Chính phủ phải bảo đảm rằng tù nhân được giam ở những nơi cơng khai, và được thơng tin chính xác về nơi giam giữ cho người thân và luật sư của họ.

Hành động tra tấn gây ra những sự đau đớn của con người cả về thể xác lẫn tinh thần. Theo các văn kiện quốc tế hiện tại những hành vi tra tấn được thực hiện bởi những thủ phạm phi cơng chức, (ví dụ việc một nhóm phiến qn bắt cóc con tin và tra tấn họ hay việc một người chồng đánh đập vợ mình) sẽ khơng thuộc nội hàm của hành động tra tấn. Nhằm góp phần làm rõ hơn quyền không bị tra tấn hoặc

đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, luật quốc tế đề cập đến các tiêu chí xác định thế nào là giam giữ nhân đạo gồm:

- Không bị tra tấn, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục;

- Nơi giam giữ được xác định; việc giam giữ phải được ghi chép vào hồ sơ; - Được chăm sóc sức khỏe một cách thích đáng; kỷ luật phải thích đáng, khơng bị cịng, trói, giam trong thời gian dài...

Chống tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục được coi là một quy phạm tập quán quốc tế về nhân quyền. Bởi vậy, tất cả các quốc gia trên thế giới đều có nghĩa vụ tuân thủ, bất kể có phải là thành viên của ICCPR, CAT hay bất cứ điều ước quốc tế nào khác có liên quan hay không. Vào năm 1997, Liên hiệp quốc đã tuyên bố ngày 26/6 là Ngày Quốc tế hỗ trợ các nạn nhân của tra tấn.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)