1.3. Nội dung quyền của người bị tước tự do theo luật nhân quyền quốc tế
1.3.4. Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những
nghiện ma túy, hay để nhằm các mục đích giáo dục, kiểm soát nhập cư… [19, tr.258]. Cũng theo Ủy ban nhân quyền, việc tạm giam trước khi xét xử chỉ nên coi là ngoại lệ và càng ngắn càng tốt; thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định tại khoản 3 Điều 9 ICCPR tùy thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia, tuy nhiên không nên vượt quá vài ngày. [19, tr.259].
Như vậy, việc bắt, giam giữ được coi là tùy tiện khi không dựa trên những lý do và phù hợp với những thủ tục luật định, luật đó phải phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. Nó khơng chỉ bao gồm bắt, giam, giữ trái pháp luật mà còn gồm cả việc bắt, giam, giữ khơng thích đáng, khơng công bằng và bất thường. Trong những trường hợp như vậy các nạn nhân có quyền được yêu cầu bồi thường.
1.3.4. Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do người bị tước tự do
Theo đó thì việc đối xử với tù nhân trong hệ thống trại giam nhằm mục đích chính yếu là cải tạo và đưa họ trở lại xã hội, chứ khơng phải nhằm mục đích trừng phạt hay hành hạ họ. Trong luật nhân quyền quốc tế, quyền này được quy
định cụ thể trong Điều 10 ICCPR, theo đó: “Những người bị tước tự do phải được đối xử nhân đạo với sự tôn trọng nhân phẩm vốn có của con người”. Khoản 2 Điều này quy định:
“Trừ những hoàn cảnh đặc biệt, bị can, bị cáo phải được giam giữ tách biệt với những người đã bị kết án và phải được đối xử theo chế độ riêng, phù hợp với quy chế dành cho những người bị tạm giam. Những bị can chưa thành niên phải được giam giữ tách riêng khỏi người lớn và phải được đưa ra xét xử càng sớm càng tốt” [16, tr.82].
Ủy ban giám sát ICCPR cho rằng việc đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do là một nguyên tắc cơ bản về nhân quyền trong tố tụng hình sự mà các quốc gia thành viên phải áp dụng như một yêu cầu tối thiểu, khơng phụ thuộc vào nguồn lực sẵn có của quốc gia và khơng mang tính phân biệt đối xử dưới bất kỳ hình thức nào. [19, tr.291].