Cơ chế quốc tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 44)

1.4. Cơ chế bảo đảm quyền của người bị tước tự do theo luật nhân

1.4.1. Cơ chế quốc tế

Dựa trên vị thế pháp lý và chức năng, nhiệm vụ, các cơ quan nhân quyền Liên hợp quốc được chia làm hai dạng là cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên Công ước. Cụ thể:

1.4.1.1. Cơ chế dựa trên Hiến chương

Là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các cơ quan chính của Liên hợp quốc trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng.

a. Hệ thống cơ quan:

Dựa trên Hiến chương, Liên hợp quốc thành lập 6 cơ quan chính, trong đó, hiện nay hội đồng quản thác đã chấm dứt hoạt động, các cơ quan còn lại đều tham gia vào việc bảo vệ nhân quyền trên thế giới: Đại hội đồng là cơ quan thiết lập các chuẩn mực quốc tế về quyền con người; Xây dựng bộ máy cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc; Quyết định việc xử lý các vi phạm quyền con người. Hội đồng bảo an (HĐBA) là cơ quan duy nhất của Liên hợp quốc có quyền áp dụng các biện pháp

cưỡng chế; Hội đồng kinh tế và xã hội - ECOSOC (The United Nations Economic

and Social Council)có vai trị điều hành cơ chế hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh

tế và xã hội. Tịa án cơng lý Quốc tế - ICJ (Internatinonal Court of Justice) có chức năng xem xét, xử lý các tranh chấp về quyền con người. Ban thư ký liên hợp quốc, có chức năng cung cấp dịch vụ hành chính cho tất cả các cơ quan trong đó có các cơ quan nhân quyền và điều phối các chương trình hoạt động về quyền con người trong cả hệ thống Liên hợp quốc. Để phục vụ cho hoạt động của mình, các cơ quan chính thành lập thêm các cơ quan giúp việc, có nhiệm vụ chung là hỗ trợ các cơ quan này trong các hoạt động về quyền con người. Trong đó nổi bật là hội đồng nhân quyền – UNHRC (The United Nations Human Rights Council), có chức năng thực hiện đánh giá định kỳ toàn thể về nhân quyền (cơ chế UPR - Universal Periodic Review); tiến hành các thủ tục điều tra đặc biệt; thúc đẩy tôn trọng, bảo vệ thực thi

quyền con người ở các quốc gia. UNHRC đã thiết lập một nhóm chun mơn hỗ trợ trong hoạt động về quyền của nhóm người bị tước tự do. Đó là nhóm cơng tác về giam giữ tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention) - WGAD.

Nhóm cơng tác về giam giữ tùy tiện WGAD là cơ quan chuyên môn được thành

lập năm 1991 bởi Nghị quyết 1991/42 của Uỷ ban quyền con người Liên hợp quốc -

UNCHR (The United Nations Commission on Human Rights) trước đây, nay WGAD trực thuộc UNHRC. Nhiệm vụ chính của nhóm (đã được mở rộng thêm thời hạn ba năm theo Nghị quyết 15/18 ngày 30/9/2010) là điều tra các trường hợp tước quyền tự do một cách tùy tiện hoặc khơng thích hợp với các tiêu chuẩn quốc tế liên quan được quy định trong UDHR hoặc trong các văn kiện pháp luật quốc tế được quốc gia liên quan chấp nhận. Hàng năm nhóm đệ trình một báo cáo đến Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc UNHRC trình bày về các hoạt động, kết quả, kết luận và khuyến nghị. Ngồi ra, WGAD cịn phối hợp với các cơ chế khác của UNHRC, với các cơ quan có thẩm quyền của Liên Hợp Quốc và với các cơ quan điều ước quốc tế, sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để tránh trùng lặp với những cơ chế khác, đặc biệt liên quan đến việc xử lý các khiếu kiện mà nhóm nhận được và khảo sát thực địa. Thành viên của WGAD bao gồm năm chuyên gia độc lập (xem phụ lục 1).

chuyến thăm đến các đất nước khác nhau để thực hiện việc điều tra các trường hợp tước quyền tự do một cách tùy tiện hoặc khơng thích hợp với các tiêu chuẩn quốc tế

(phụ lục 2). Các chuyến đi thăm tạo cơ hội cho nhóm làm việc, thơng qua đối thoại

trực tiếp với Chính phủ có liên quan và đại diện của xã hội dân sự, để hiểu rõ hơn về tình hình phổ biến ở nước này, cũng như những lý do cơ bản cho các trường hợp tước tự do tùy tiện hoặc biện pháp tốt nhất ngăn chặn giam giữ tùy tiện xảy ra. Chuyến thăm này diễn ra trên cơ sở một lời mời của Chính phủ có liên quan. Sau khi kết thúc chuyến thăm, nhóm cơng tác gửi báo cáo của chuyến thăm cho Hội đồng Nhân quyền, trình bày kết luận và kiến nghị.

Tháng 7/2012, UNHRC giao Nhóm cơng tác nhiệm vụ soạn thảo các nguyên tắc và hướng dẫn nhằm hỗ trợ các nước thành viên trong việc thực hiện nghĩa vụ của họ để tránh việc tước quyền tự do một cách tùy tiện. Một báo cáo bao gồm các nguyên tắc và hướng dẫn cơ bản sẽ được trình lên UNHRC vào năm 2015. Năm 2012, Nhóm đã thơng qua 69 ý kiến liên quan đến 198 người ở 37 nước. Nhóm cũng chuyển 104 lời kêu gọi khẩn cấp đến 44 Chính phủ liên quan đến 606 cá nhân, trong đó có 56 phụ nữ. Các chính phủ và các nguồn báo cáo rằng 21 người đã được phóng thích. Trong trường hợp khác, các nhóm cơng tác đã được đảm bảo rằng những người bị bắt có liên quan sẽ được đảm bảo xét xử cơng bằng [39].

b. Thủ tục hoạt động chính bảo vệ và thúc đẩy quyền của người bị tước tự do của các cơ quan Liên hợp quốc dựa trên hiến chương:

- Cơ chế Đánh giá định kỳ toàn thể (UPR): Đây là thủ tục sẽ đánh giá định

kỳ việc tuân thủ các nghĩa vụ và cam kết về quyền con người của tất các quốc gia thành viên Liên hợp quốc dựa trên báo cáo từ các nguồn khác nhau. UNHRC thành lập một Nhóm cơng tác (working group) tiến hành ba kỳ họp mỗi năm, đánh giá 16 quốc gia. Tiến trình UPR bao gồm các bước: chuẩn bị thông tin làm cơ sở cho việc xem xét, xem xét đánh giá, kết luận đánh giá, thực hiện các khuyến nghị.

- Giải quyết khiếu nại vi phạm quyền con người: Vấn đề tiếp nhận và xử

lý những khiếu nại về vi phạm con người được quy định tại Điều 87 Hiến chương, Nghị quyết của ECOSOC, đặc biệt trong các nghị quyết 728F, 227X, 474A, 607, 1235, 1503…

- Các thủ tục điều tra bất thường: nhằm thực hiện các hoạt động điều tra bất thường các tình huống vi phạm quyền con người nghiêm trọng diễn ra ở một quốc gia hoặc khu vực cụ thể. Thủ tục này được thực hiện thơng qua các nhóm cơng tác, báo cáo viên đặc biệt hay chuyên gia độc lập do Tổng thư ký chỉ định. Báo cáo viên đặc biệt về chống tra tấn, được thiết lập năm 1985, hiện nay là ông Juan Mendez, quốc tịch Argentina. Không giống như các cơ chế khiếu nại của các cơ quan giám sát công ước về quyền con người, Báo cáo viên đặc biệt không cần điều kiện là đã dùng hết các biện pháp trong nước để hành động.

1.4.1.2. Cơ chế dựa trên công ước

Là khái niệm chỉ cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các Ủy ban giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về nhân quyền, được thành lập theo quy định của chính các cơng ước đó (ngoại trừ Ủy ban các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa được thành lập theo một Nghị quyết của ECOSOC).

Chức năng chính của các Ủy ban giám sát là nhằm giám sát, thúc đẩy việc thực hiện những điều ước quốc tế về nhân quyền, thông qua việc nhận, xem xét và ra khuyến nghị liên quan đến các báo cáo về việc thực hiện những công ước này của những quốc gia thành viên. Hiện nay, có 9 cơng ước được coi là điều ước quốc tế căn bản về nhân quyền. Trong số các Công ước này chỉ có cơng ước về cưỡng bức và đưa đi mất tích là chưa có hiệu lực, các Cơng ước cịn lại đều được giám sát bởi các ủy ban giám sát và một cơ quan tương tự là nhóm cơng tác. Quyền của người bị tước tự do được tìm thấy trong nhiều Cơng ước nhân quyền, chẳng hạn như trong ICCPR (các quyền bình đẳng trước pháp luật, được đối xử nhân đạo…), CRC (liên quan đến các quyền của người bị tước tự do là người chưa thành niên), CEDAW (quyền của người bị tước tự do là phụ nữ). Và đặc biệt là trong công ước chống tra tấn CAT. Do vậy, các Ủy ban nói trên đều có chức năng giám sát, thúc đẩy việc bảo đảm quyền của người bị tước tự do nói chung. Trong phạm vi luận văn này tác giả phân tích cụ thể hoạt động của Ủy ban chống tra tấn để làm rõ hiệu quả bảo đảm quyền cho người bị tước tự do theo cơ chế dựa trên Công ước.

a. Tổ chức bộ máy

được thành lập theo Điều 17 Công ước CAT và bắt đầu hoạt động vào ngày 01/01/1988. Ủy ban bao gồm 10 chuyên gia độc lập là các chun gia có uy tín, đạo đức và năng lực trong lĩnh vực quyền con người, hoạt động trong một nhiệm kỳ bốn

năm (xem phụ lục 3). Các chuyên gia có nghĩa vụ hoạt động với tư cách cá nhân,

không chịu ảnh hưởng từ bất kỳ phe phái chính trị, quan điểm của cá nhân, tổ chức nào và họ có thể được bầu lại nếu được đề cử. Ủy ban thường tổ chức hai phiên họp thường kỳ mỗi năm. Phiên họp đặc biệt, có thể được triệu tập theo yêu cầu của đa số thành viên ủy ban hoặc của một Quốc gia thành viên CAT. Nghị định thư tùy chọn của CAT, có hiệu lực từ tháng 6/2006 đã thiết lập tiểu ban phòng chống tra tấn bao gồm 25 chuyên gia độc lập. Tiểu ban phòng chống tra tấn (Subcommittee on

Prevention of Torture) SPT là cơ quan chuyên môn giúp việc cho Ủy ban chống tra

tấn. Hàng năm Tiểu ban phịng chống tra tấn đệ trình báo cáo đến Ủy ban chống tra tấn và họp mỗi năm ba kỳ tại văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva.

b. Hoạt động của Ủy ban chống tra tấn

- Xem xét báo cáo của quốc gia thành viên: Theo Điều 19 của Công ước CAT, mỗi quốc gia có trách nhiệm trình Ủy ban, thông qua Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, các báo cáo về các biện pháp để thực hiện các quyền được ghi nhận trong Công ước CAT. Ủy ban có thể đưa ra nhận xét về các báo cáo nếu thấy phù hợp và gửi nhận xét đó cho quốc gia thành viên liên quan. Quốc gia thành viên có thể gửi ý kiến trả lời của mình cho Uỷ ban.

- Giải quyết khiếu nại cá nhân: Công ước chống tra tấn CAT cho phép các cá nhân gửi khiếu nại với Ủy ban chống tra tấn với điều kiện là quốc gia thành viên mà người đó là cơng dân đã chấp nhận thẩm quyền của Ủy ban trong việc tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại cá nhân.

- Đưa ra các bình luận chung, khuyến nghị chung để giải thích nội dung và cách thức thực hiện CAT. Đó là tài liệu rất quan trọng để bảo đảm các quyền nêu trong CAT được hiểu đúng và qua đó đánh giá mức độ tuân thủ CAT của các chính phủ.

- Các hoạt động khác: thực hiện các thủ tục điều tra và xem xét khiếu kiện

liên quốc gia. Bên cạnh đó, ủy ban cịn hợp tác với các cơ chế nhân quyền khác ở cấp độ quốc tế cũng như khu vực để tránh chồng chéo nhiệm vụ và nhằm tăng

cường hiệu quả hoạt động, chống lại các hành vi tra tấn xâm hại quyền của người bị tước tự do.

Tóm lại là cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên Cơng ước đều góp phần quan trọng trong việc bảo đảm các quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng. Mỗi cơ chế đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, được thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 1.2. Điểm khác biệt giữa hai cơ chế quốc tế về bảo đảm quyền của người bị

tước tự do (cơ chế dựa trên Hiến chương và cơ chế dựa trên Công ước)

Nội dung Cơ chế dựa trên Hiến chương Cơ chế dựa trên Công ước

Cơ sở pháp lý Quy định tại Hiến chương Quy định tại Cơng ước

Chức năng Rộng, đa dạng, có sự chồng chéo

trong hoạt động của các cơ quan Bao gồm:

- Nghiên cứu, xây dựng dự thảo văn kiện;

- Thẩm định, theo dõi chương

trình, hoạt động nhân quyền; - Xét xử vi phạm nhân quyền…

Hẹp, tách bạch rõ ràng với các Ủy ban khác

Bao gồm: - Giám sát

- Nhận, xem xét báo cáo

- Nhận, xử lý đơn khiếu nại của cá nhân Cơ cấu tổ chức Phức tạp, đa cấp độ - Các cơ quan chính; - Các cơ quan hỗ trợ hành chính - Cơ quan hỗ trợ chuyên môn

Đơn giản, gọn nhẹ - Ủy ban Công ước;

- Cơ quan hỗ trợ hành chính (thuộc Ban thư ký)

Cơ chế báo cáo

Định kỳ 4 năm/lần Lần đầu tiên sau 1 năm gia

nhập Cơng ước CAT; Sau đó định kỳ 4 năm/lần Thành phần

tham gia

Các quốc gia thành viên (trừ tịa án cơng lý quốc tế)

Các chuyên gia độc lập Xử lý vi

phạm

Hiệu quả hơn - Khuyến nghị;

- Thông qua Nghị quyết lên án hành vi vi phạm

- Yêu cầu Hội đồng bảo an áp dụng biện pháp cưỡng chế

Ít hiệu quả. Chỉ dừng lại ở việc tư vấn, khuyến nghị cho các quốc gia thành viên

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 38 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)