Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người bị tước tự do

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 89 - 102)

2.4. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của

2.4.3. Nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của người bị tước tự do

2.4.3.1. Nâng cao nhận thức

a. Nâng cao nhận thức của cán bộ thực thi pháp luật

Đối với các cơ quan nhà nước việc thiếu cán bộ có kiến thức tồn diện, chuyên sâu về quyền con người có thể dẫn đến những hạn chế, sai sót trong hoạt động làm ảnh hưởng đến các quyền con người. Về mặt luật pháp, rất ít quốc gia pháp luật cho phép thực hiện các hành động tra tấn, nhưng trên thực tế hành động như vậy vẫn diễn ra. Ngoài hành động tra tấn, các hành vi khác xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích của phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam cũng thường xảy ra. Nguyên nhân do các quan chức thực thi pháp luật thiếu hiểu biết hoặc có ý thức chấp hành pháp luật kém. Do đó một mặt chúng ta cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ vừa có trình độ chun mơn nghiệp vụ, giác ngộ về chính trị, có tinh thần trách nhiệm cao, có đạo đức, tơn trọng quyền của người bị tước tự do và các quyền con người khác. Biện pháp cụ thể:

- Nghiên cứu đưa vào hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung về chống tra tấn và quyền con người của những người bị tước tự do trong chương trình giảng dạy của các trường đại học luật và các trường đào tạo cán bộ thực thi pháp luật ở mọi cấp.

- Thêm vào đó, cũng cần xây dựng và thực hiện các chương trình tập huấn

bắt buộc về những nội dung đã nêu cho các cán bộ quản giáo, cảnh sát điều tra, nhân viên an ninh, nhân viên dân sự và y tế làm việc trong các cơ sở giam giữ, giáo dục, cai nghiện tập trung...

- Ngoài ra, cần xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung các bộ quy tắc đạo đức cho

những đối tượng đã nêu trong đó nhấn mạnh vấn đề cấm tra tấn và tôn trọng, bảo vệ các quyền con người của những người bị tước tự do.

b. Nâng cao nhận thức của người bị tước tự do và cộng đồng

Trong xã hội, do thiếu kiến thức về các quyền, người dân trong nhiều tình huống khơng biết cách tự bảo vệ quyền hoặc có hành vi trái pháp luật làm tổn hại đến quyền của người khác. Thiếu kiến thức cũng dẫn đến thiếu ý thức về quyền, khiến cho người dân trở nên thụ động, mặt khác lại thiếu trách nhiệm với việc thực hiện các nghĩa vụ cơng dân. Vì vậy, song song với việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, chúng ta cũng cần phải có những hành động thiết thực nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của người dân trong việc thụ hưởng các quyền con người, trong đó có quyền của người bị tước tự do. Đây được coi là biện pháp đầu tiên và tính chất bền vững, lâu dài để bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người. Do đó cần:

- Giáo dục về nhân quyền trong và ngoài nhà trường

Bộ giáo dục, Sở giáo dục liên kết với các trường học ở từng cấp học, từng ngành học để lồng ghép kiến thức về quyền con người vào chương trình học. Ví dụ ở bậc phổ thơng lồng ghép vào những mơn học có liên quan, hay ở bậc học chuyên nghiệp cần đưa những kiến thức này trở thành một môn học riêng biệt bắt buộc. Tùy đặc điểm của từng cấp học, ngành học nhà trường và các cơ quan chun mơn cần phải tính tốn, xây dựng nội dung học cho phù hợp, dễ hiểu để đạt hiệu quả cao. Xây dựng những diễn đàn, hoặc những nhóm nhỏ hoạt động thường xuyên, trở thành nơi trao đổi học tập các kiến thức liên quan tới vấn đề này. Bên cạnh giáo dục trong nhà trường, việc giáo dục cộng đồng cũng góp phần khơng nhỏ tới việc đảm bảo quyền của người bị tước tự do. Chính quyền các cấp cần quan tâm sâu sắc hơn tới việc giáo dục cộng đồng. Hỗ trợ cho việc hình thành những nhóm có chung hồn cảnh để họ có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau trong thực tế.

2.4.3.2. Hoàn thiện thể chế

a. Nghiên cứu khả năng thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia

Ở Việt Nam, hiện có nhiều thiết chế tham gia vào việc giám sát việc thực hiện các quyền trong từng lĩnh vực như: Ủy ban Dân tộc, Ban Tơn giáo Chính phủ, Thanh tra về trẻ em… Tuy nhiên các cơ quan này không thể coi là các cơ quan nhân quyền quốc gia vì khơng phù hợp với các Nguyên tắc Pari ở nhiều điểm cốt lõi, bao gồm tính độc lập và chức năng, nhiệm vụ.

Trên thực tế, Liên hợp quốc luôn luôn thúc đẩy các quốc gia thành lập NHRIs. Bởi nhiều lý do, trong đó có lý do chính phủ một mặt có vai trị chính trong việc bảo vệ nhân quyền, mặt khác đó cũng là thủ phạm chính của những vi phạm về nhân quyền. Vì vậy, cần thiết có một cơ quan tư vấn ở giữa mang tính chất trung hịa (độc lập) để góp ý, trợ giúp cho hoạt động bảo vệ, bảo đảm nhân quyền nói chung. Một cơ quan nhân quyền quốc gia như vậy được thành lập có thể giúp cân bằng giữa hai thái cực: sự quá hữu (bảo thủ, trì trệ..) của các cơ quan nhà nước và sự quá tả (cực đoan, một chiều…) của các tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực nhân quyền.

Thúc đẩy, bảo vệ nhân quyền vừa là một nghĩa vụ quốc tế, vừa là một yêu cầu khách quan để bảo đảm sự tồn tại của các chính thể. Để thực hiện việc này, cần phải có cơ chế và bộ máy. Cũng như các nước khác, Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phải giải quyết ngày càng nhiều hơn các vấn đề về nhân quyền ở tất cả các cấp độ, quốc gia, khu vực và quốc tế. Với vị thế đặc biệt của nó, NHRIs là cơ quan hữu ích giúp nhà nước giải quyết những u cầu trên, vì NHRIs có thể áp dụng phương thức tiếp cận các vấn đề nhân quyền một cách hệ thống mà khơng cơ chế nào khác có được. Từ đó NHRIs có khả năng hỗ trợ chính phủ, các thành viên quốc hội và các chủ thể xã hội dân sự bằng ý kiến tư vấn sâu về việc thực hiện các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, phù hợp với nhu cầu riêng cụ thể của quốc gia đó với mức độ chuẩn xác mà một cơ quan công ước Liên hợp quốc không bao giờ đạt được (xử lý các báo cáo và khiếu nại từ tất cả các quốc gia thành viên Liên hợp quốc). NHRIs cũng có cơng dụng hỗ trợ cho tính chính danh của một quốc gia với tư cách là một chủ thể nhân quyền trong các cơ quan khu vực và quốc tế và là đầu mối cung cấp thông tin khách quan, tin cậy cho cộng đồng quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. NHRIs cũng có thể làm trung gian giúp giảm thiểu những căng thẳng giữa chính phủ - xã hội dân sự, chính phủ-quốc tế trong vấn đề nhân quyền.

Từ những phân tích trên cho thấy việc sớm thành lập NHRIs ở Việt Nam là một yêu cầu chính đáng và cấp thiết. Vì vậy, trước hết cần bổ sung quy định về vấn đề này trong Hiến pháp mới, nhằm tạo cơ sở hiến định cho việc thành lập cơ quan nhân quyền quốc gia trong thời gian tới.

b. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan và cán bộ tiến hành tố tụng, đặc biệt trong các hoạt động điều tra và giam giữ.

Trong vấn đề này, cần đặc biệt phát huy vai trò giám sát của Ủy ban Tư pháp và của các đại biểu Quốc Hội, đồng thời cần mở rộng các điều kiện cho phép các cơ quan thông tin đại chúng được giám sát thường xuyên và hiệu quả hoạt động của các cơ quan tư pháp, kể cả các cơ sở giam giữ. Bởi lẽ thủ phạm của hành vi vi phạm quyền của người bị tước tự do là những người tiến hành tố tụng, trong khi việc điều tra, truy tố và xét xử cũng do các cơ quan tiến hành tố tụng tiến hành nên không thể tránh khỏi những trường hợp cố ý trì hỗn, bao che cho những kẻ vi phạm. Vì vậy việc giám sát của các cơ quan dân cử cũng như là của cơ quan thông tin đại chúng sẽ góp phần đưa những vi phạm ra ánh sáng và giải quyết công khai, bảo vệ quyền và lợi ích cho những nạn nhân của vi phạm.

KẾT LUẬN

Quyền con người là để cho tất cả mọi người. Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử, các quốc gia phải tôn trọng và bảo đảm quyền con người cho tất cả mọi cá nhân trong lãnh thổ của mình (Điều 2 của ICCPR và ICESCR). Người bị tước tự do là một bộ phận cấu thành chủ thể của quyền con người nói chung. Tước tự do khơng có nghĩa là tước bỏ hồn tồn tất cả mọi tự do của con người mà chỉ là hạn chế một số quyền tự do nhất định, các tự do khác của con người vẫn phải được bảo đảm.

Bảo vệ quyền của những người bị tước tự do chiếm một vị trí quan trọng trong luật nhân quyền quốc tế. Pháp luật Việt Nam đã thể hiện tương đối toàn diện những chuẩn mực quốc tế về người bị tước tự do. Bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật thi hành án hình sự...và đặc biệt là Luật xử lý vi phạm hành chính là luật mới có hiệu lực điều chỉnh một bộ phận người bị tước tự do. Nhà nước đã chính thức ghi nhận và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng, coi đó như những chế định quan trọng và là mục tiêu cuối cùng của chế độ ta. Về cơ bản, quyền của phạm nhân, người bị tạm giữ, tạm giam, người bị quản chế, cấm cư trú, người bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, trung tâm cai nghiện đã được Nhà nước ta bảo đảm thực hiện tốt. Những vi phạm chỉ là những biểu hiện bên ngồi, có tính cá biệt, khơng phù hợp với bản chất Nhà nước, đường lối của Đảng

ta. Việc tăng cường bảo đảm quyền của người bị tước tự do phải được thực hiện

một cách khoa học, dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn.

Vấn đề bảo đảm nhân quyền đối với nhóm người bị tước tự do là một đề tài thật sự khá nhạy cảm và phức tạp. Mặc dù bản thân đã rất cố gắng tìm tịi, nghiên cứu, khảo sát thực tế. Đồng thời nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình, tận tụy của giáo viên hướng dẫn. Nhưng luận văn này khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các thày cô và những người quan tâm đến đề tài để đề tài này được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Cảm, “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật về tư pháp hình sự -

lý luận, thực trạng và hồn thiện pháp luật”, Đề tài nghiên cứu khoa học nhóm

A, ĐHQG Hà Nội, mã số QGTĐ.10.16, năm 2011;

2. Lê Văn Cảm, “Bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự Việt

Nam những vấn đề lý luận cơ bản”; Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Bộ tư

pháp, số 7/2010, tr. 25 – 37;

3. Nguyễn Ngọc Chí, “Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong hoạt

động xét xử vụ án hình sự”; Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học 27 (2011)

tr.157-164;

4. Nguyễn Ngọc Chí, “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hình sự”,

Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Kinh tế - Luật, số 23/2007, tr.64-80;

5. Nguyễn Ngọc Chí, “Hồn thiện pháp luật tố tụng hình sự góp phần bảo vệ quyền con người trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”, Tạp

chí khoa học ĐHQG Hà Nội, số 4, năm 2006, tr.23-31;

6. Nguyễn Ngọc Chí, “Luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ quyền con

người”, Đề tài nghiên cứu khoa học nhóm B, ĐHQH Hà Nội, mã số NQ.10-04,

năm 2011;

7. Chính phủ (2011), Nghị định số 117/2011 ngày 05/12/2011 của Chính phủ quy

định về tổ chức quản lý phạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm nhân;

8. Chính phủ (2011), Nghị định số 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính

phủ sửa đổi, bổ sung chế độ ăn và khám, chữa bệnh đối với người bị tạm giữ, tạm giam quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Quy chế về tạm giữ, tạm giam ban hành kèm theo Nghị định số 89/1998/NĐ-CP ngày 07/11/1998 của Chính phủ;

9. Công an tỉnh Lạng Sơn, 2011, “Báo cáo tổng kết công tác ngành công an nhân

10. Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945, sắc lệnh số 33A-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 13/9/1945 quy định về quyền hạn của Ty liêm phóng;

11. Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945, sắc lệnh số 33B-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 13/9/1945 quy định về trình tự,

thủ tục khi bắt người của Sở Liêm phóng và Sở cảnh sát;

12. Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 1945, sắc lệnh số 33C-SL của Chủ tịch Chính phủ lâm thời ngày 13/9/1945 về việc lập Toà án Quân sự ở Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ và quy định quyền hạn xét xử của các Tồ án đó;

13. Chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hịa 1945, sắc lệnh số 33D, ký

ngày 19-9-1945, về việc phóng thích tội nhân bị kết án trước ngày 19-8-1945;

14. Vũ Công Giao, Báo cáo tổng quan đề tài nghiên cứu: “Quyền con người trong

hiến pháp Việt Nam và một số nước trên thế giới.”

15. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật

về quyền con người, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội;

16. Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, Nxb Lao động – Xã hội, 2011;

17. Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội, Hỏi đáp về quyền con người, Nxb. Chính trị

quốc gia, Hà Nội, 2011;

18. Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các

nhóm người dễ bị tổn thương, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, 2011;

19. Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người – Tập hợp những

bình luận/ khuyến nghị chung của các ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, Nxb.

Lao động – xã hội, Hà Nội. (tr19lv)

20. Khoa Luật – ĐHQG Hà Nội, Tư tưởng về quyền con người – Tuyển tập tư liệu

thế giới và Việt Nam, Nxb Lao động xã hội, 2011; (tr16lv)

21. Khoa Luật - ĐH Quốc gia Hà Nội (2010), Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948: Mục tiêu chung của nhân loại, Nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội;

22. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự;

23. Quốc hội (1999), Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009;

24. Quốc hội (2003), Bộ luật Tố tụng hình sự;

25. Quốc hội (1992), Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001;

26. Quốc hội (1946), Hiến pháp 1946;

27. Quốc hội (2008), Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008;

28. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004;

29. Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự 2010;

30. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012;

31. Quốc hội (1957), Luật số 103/SL-L005 ngày 25/5/1957 của Quốc hội về việc đảm bảo quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân;

32. Thủ tướng Chính phủ (1957), Nghị định số 301/Ttg ngày 10/7/1957 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật số 103/SL-L005 ngày 20/5/1957

bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật, thư tín của nhân dân;

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 89 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)