Sự phát triển các quyền của người bị tước tự do trong pháp luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 50 - 55)

tham gia, đồng thời không làm cản trở việc thực hiện các công ước này [27].

2.1. Sự phát triển các quyền của người bị tước tự do trong pháp luật Việt Nam Việt Nam

2.1.1. Từ năm 1945 đến năm 1974

Cuộc cách mạng nhân quyền quốc tế hiện đại được đánh dấu bằng sự ra đời

của Hiến chương Liên hợp quốc 1945 và Tun ngơn tồn thế giới về nhân quyền

UDHR năm 1948. Năm 1945 ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tun ngơn khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa. Tuy vậy Việt Nam vẫn phải đấu tranh với thù trong, giặc ngoài để giải phóng hồn tồn miền Nam và thống nhất đất nước. Đến năm 1975 đất nước ta mới hoàn toàn độc lập. Như vậy là trong giai đoạn 1945-1975, độc lập dân tộc được đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, các nhân quyền trong đó có quyền của người bị tước tư do vẫn được quan tâm, bảo vệ. Sau khi tuyên bố độc lập, ngày 02/9/1945 và tiến hành Tổng tuyển cử ngày 06/01/1946 giành thắng lợi, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hồ đã được quốc hội thơng qua trong phiên họp ngày 04/11/1946. Hiến pháp năm 1946 lần đầu tiên xác định một nguyên tắc về chống hành động tùy tiện trong hoạt động tố tụng ở Việt Nam, theo đó, tư pháp khơng quyết định thì khơng được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam. Quy định này có ý nghĩa rất quan trọng để bảo vệ người dân trước những vi phạm nhân quyền trong hoạt động tư pháp, bao gồm các hành vi tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục. Để phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ, Chính phủ ta đã ban hành các sắc lệnh quy định về quyền tự do thân thể, quyền bất khả xâm phạm về nhà ở của dân như:

Sắc lệnh số 33A ngày 13/9/1945 quy định Ty Liêm phóng khi bắt những người nguy hiểm cho nền dân chủ cộng hòa Việt Nam để đưa đi an trí phải làm ngay tờ trình gửi Ủy ban hành chính các miền, trong đó trình bày lý do, chứng cứ và thời hạn đề nghị đưa đi an trí, đồng thời phải thông báo cho các Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp [10].

Sắc lệnh số 33B ngày 13/9/1945 yêu cầu Ty Liêm phóng hoặc sở cảnh sát nếu bắt người thì trong vịng 24 giờ phải lập biên bản để tha ngay hoặc chuyển sang tòa án quân sự hay tòa án tư pháp để giải quyết [11].

Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 quy định các nguyên tắc tiến bộ trong tổ chức và hoạt động của các tịa án qn sự, bao gồm việc xét xử có một thẩm phán và hai hội thẩm, xét xử công khai, quyền của bị cáo được tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa, quyền của bị cáo được xin Chính phủ ân giảm... [12].

Từ năm 1954 công cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân thắng lợi bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ buộc thực dân Pháp ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 20/7/1954 công nhận chủ quyền, độc lập dân tộc, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta. Tình hình đất nước có nhiều biến đổi lớn. Miền Bắc tiến vào giai đoạn vừa xây dựng CNXH, vừa phải tiến hành công cuộc đấu tranh để thống nhất đất nước, những sắc luật, sắc lệnh trước 1954 khơng cịn thích hợp và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu chính trị và xã hội trong giai đoạn mới; thiếu những điều kiện cần thiết làm cho các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cá nhân hoạt động bảo vệ các lợi ích của nhà nước, lợi ích của nhân dân cũng như trừng trị bọn tội phạm gặp nhiều khó khăn. Trước những địi hỏi trên, để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra lúc này, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký luật số 103/SL-L.005 ngày 25/5/1957 bảo đảm quyền tự do thân thể và quyền bất khả xâm phạm đối với nhà ở, đồ vật và thư tín của nhân dân [31]. Thủ tướng Chính phủ cũng ban hành nghị định số 301- TT ngày 10/7/1957 quy định chi tiết việc thi hành luật số 103/T005 [32].

Nội dung của những văn bản này thể hiện rõ quan điểm của Chính quyền nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hồ là tơn trọng và bảo vệ quyền tự do thân thể của nhân dân nhưng đối với những phần tử xâm phạm đến lợi ích và sự an tồn của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của nhân dân mà cần thiết phải tạm giữ tạm giam để xét xử thì thủ tục tạm giữ tạm giam và các trường hợp tạm giữ tạm giam cũng được quy định cụ thể trong các sắc lệnh trên. Trong giai đoạn này với những sắc luật và sắc lệnh trên đã góp phần tích cực vào việc bảo vệ chế độ dân chủ của nhân dân và trấn áp kịp thời bọn phản cách mạng và bọn tội phạm hình sự. Pháp luật về quyền của

người bị tước tự do giai đoạn 1945 – 1975 đã góp phần thực hiện quá trình tiến hành tố tụng được nhanh chóng và có nhiều thuận lợi hơn. Nhưng bên cạnh đó các văn bản trên cũng chưa nói rõ được những điều kiện cụ thể được phép tạm giữ, tạm giam nên vẫn cịn có tình trạng và nhiều trường hợp áp dụng một cách tuỳ tiện, lạm quyền. Hơn nữa, vẫn chưa có một bộ luật riêng quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tố tụng cũng như các cơ quan tiến hành tố tụng, trình tự, thủ tục tiến hành tố tụng như hiện nay. Đồng thời trong giai đoạn này, nói đến người bị tước tự do chỉ bao gồm trong lĩnh vực tư pháp hình sự, khơng có các trường hợp tước tự do theo chế tài hành chính, ví dụ như những trường hợp bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục…

2.1.2. Từ năm 1975 đến nay

Vào những năm 1975 trên thế giới, thời kỳ chiến tranh lạnh chuẩn bị bước vào giai đoạn kết thúc, các bên liên quan đã chứng tỏ sự hịa hỗn và chuyền từ đối đầu sang đối thoại để giải quyết những vấn đề trong quan hệ quốc tế. Năm 1975 tại Helsinky, 35 quốc gia (bao gồm Mỹ, Canada, Liên Xô và hầu hết các nước châu

Âu) đã thông qua Định ước Helsinky. Định ước này nêu lên 10 nguyên tắc cụ thể,

trong đó có ngun tắc tơn trọng các quyền con người và tự do cơ bản. Thỏa thuận đã mở ra một thời kỳ mới của nhân quyền trên các diễn đàn quốc tế. Luật nhân quyền quốc tế giai đoạn những năm 1980 trở đi cũng phát triển rực rỡ và được gọi là giai đoạn vàng. Trong giai đoạn này có nhiều văn kiện nhân quyền được thơng qua và có hiệu lực, trong đó có nhiều văn kiện liên quan đến quyền của người bị tước tự do: Công ước chống tra tấn CAT, được thơng qua vào ngày 10/12/1984, có

hiệu lực năm 1987; Cơng ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại

phụ nữ CEDAW, được thông qua vào tháng 12/1979, có hiệu lực năm 1981; Cơng ước về quyền trẻ em CRC, được thông qua năm 1989, có hiệu lực năm 1990; Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân, được thông qua năm 1990; Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, được thơng qua năm 1988… Cũng trong giai đoạn này, luật nhân quyền quốc tế ghi nhận một nhóm quyền được gọi là thế hệ nhân quyền thứ

ba. Đó là các quyền phát triển, quyền về mơi trường, quyền sống trong mơi trường hịa bình… Các văn kiện thể hiện nhóm quyền này như: Tuyên bố về quyền phát triển, 1986; Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hịa bình, 1984…

Tình hình trong nước cũng có sự thay đổi lớn và tác động khơng nhỏ đến vấn đề nhân quyền. Đó là việc đất nước ta đã sạch bóng qn thù, nhân dân ta đã hồn thành cuộc cách mạng giành độc lập hoàn toàn cho dân tộc và bước vào giai đoạn phát triển mới. Năm 1977 Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc, kể từ đây, Việt Nam đủ điều kiện tham gia các công ước quốc tế về nhân quyền. Năm 1982 Việt Nam tham gia 03 Công ước quốc tế về nhân quyền, đó là cơng ước ICCPR, ICESCR và công ước CEDAW. Tiếp đến năm 1990 Việt Nam tham gia công ước CRC. Bên cạnh các văn kiện trên Việt Nam cũng tham gia nhiều văn kiện quốc tế nhân quyền khác. Cùng với UDHR và công ước chống tra tấn CAT, các công ước trên là những văn kiện nịng cốt về quyền con người, trong đó có nhiều điều khoản quy định về quyền của người bị tước tự do. Với việc tham gia vào các cơng ước quốc tế nói trên, Việt Nam thể hiện quyết tâm và mong muốn bảo đảm quyền cho nhóm người bị tước tự do cũng như là việc bảo đảm nhân quyền nói chung. Sau thời điểm gia nhập các cơng ước đó, Việt Nam đã có một q trình nội luật hóa để đưa những nội dung cơng ước đó vào pháp luật quốc gia.

Việc xây dựng pháp luật trong giai đoạn này đã đạt được những thành tích đáng kể. Sau Đại hội Đảng VI, đất nước ta xóa bỏ cơ chế tập trung bao cấp và bước vào thời kỳ đổi mới. Trong sự nghiệp đổi mới, Việt Nam đã xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, nâng cao đời sống nhân dân và bảo đảm sự hưởng thụ ngày một đầy đủ các quyền con người. Năm 1980 Hiến pháp mới được ban hành trên cơ sở sửa đổi, bổ sung bản Hiến pháp năm 1959. Hiến pháp có nhiều quy định bảo vệ các quyền cơ bản cho con người. Năm 1988 Việt Nam có Bộ luật tố tụng hình sự đầu tiên. Bộ luật này được Quốc hội sửa đổi, bổ sung ngày 30/6/1990; ngày 22/12/1992 và ngày 9/6/2000. Bộ luật TTHS quy định trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam đã được quy định khá cụ thể tại

chương V và một số điều trong các chương khác của Bộ luật TTHS 1988. Bộ luật cũng phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan tiến hành tố tụng. Đặc biệt là Hiến pháp 1992 được sửa đổi, bổ sung năm 2001 đã bổ sung một

số quyền mới cua người bị tước tự do như quyền được bồi thường thiệt hại về vật

chất và phục hồi danh dự khi bị bắt, giam giữ và xét xử trái pháp luật; quyền được khiếu nại, tố cáo những hành vi trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước… Bên cạnh Bộ luật TTHS và Hiến pháp 1992, một loạt các đạo luật khác đã được ban hành, quy định ngày càng đầy đủ các quyền cũng như là cơ chế bảo đảm quyền cho nhóm người bị tước tự do. Hệ thống các văn kiện pháp lý của Việt Nam đề cập đến quyền của người bị tước tự do giai đoạn hiện nay có thể kể đến như:

- Hiến pháp 1992, sửa đổi, bổ sung 2001 (và đang tiến hành sửa đổi); - Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009;

- Bộ luật Tố tụng hình sự 2003; - Luật thi hành án hình sự 2010;

- Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 (có hiệu lực ngày 01/7/2013). - …

Những thành tựu do lớn về lập pháp mà Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua chính là bảo đảm cao nhất về pháp lý để mọi người có cơ hội và điều kiện ngày càng bình đẳng trong việc hưởng thụ các quyền con người. Đây cũng là các cố gắng to lớn của Nhà nước ta trong việc “nội luật hoá” các quy định về quyền con người trong các điều ước quốc tế về quyền con người mà nước ta đã tham gia. Thành quả của cơng tác nội luật hố các điều ước quốc tế về quyền con người cũng của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Các báo cáo của Việt Nam về việc thực hiện Công ước ICCPR, Công ước CRC, Công ước CEDAW… đã được Liên Hợp quốc đánh giá cao, đặc biệt trong vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ quyền con người, trong đó bao gồm cả người bị tước tự do. Một sự kiện đặc biệt thể hiện sự ghi nhận, đánh giá của cộng đồng quốc tế đối với những nỗ lực trong việc bảo đảm các quyền con người nói chung, quyền của người bị tước tự do nói riêng, đó là ngày 12/11/2013 Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất

(184/192 phiếu) trong số 14 nước và lần đầu tiên trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc [53]. Đây cũng là sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế

đối với những thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo ngày càng tốt hơn các

quyền của người dân trên tất cả các lĩnh vực chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giáo dục, tơn giáo, tín ngưỡng… Việc Việt Nam trúng cử với số phiếu cao cũng thể hiện vị thế và uy tín ngày càng cao của đất nước trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)