Quyền của người bị tước tự do theo pháp luật Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 64)

2.2. Nội dung các quyền của người bị tước tự do theo pháp luật Việt Nam

2.2.1. Quyền của người bị tước tự do theo pháp luật Việt Nam

Các quy định của pháp luật Việt Nam về người bị tước tự do nhìn chung khá tương thích với các chuẩn mực quốc tế có liên quan. Tổng hợp các quy định về quyền của người bị tước tự do trong pháp luật Việt Nam so sánh với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan có thể được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.2. So sánh các quy định về quyền của người bị tước tự do trong pháp luật

Việt Nam với các tiêu chuẩn quốc tế có liên quan

Quyền Tiêu chuẩn quốc tế Pháp luật Việt Nam

1. Quyền sống Điều 3 UDHR; Điều 6

ICCPR

Điều 71 Hiến pháp 1992 (gián tiếp); Điều 93 – 122 Bộ luật TTHS 2003

2. Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục

Điều 5 UDHR; Điều 7 ICCPR; Công ước CAT

Điều 71, 71 Hiến pháp 1992 (gián tiếp); Điều 6, 7, 9 Bộ luật TTHS 2003; Chương XII, XXII Bộ luật hình sự 1999 3. Quyền được bảo vệ để khỏi

bị bắt, giam giữ tùy tiện

Điều 9 UDHR; Điều 9 ICCPR;

Điều 71 Hiến pháp 1992 (gián tiếp); Điều 6, 7 Bộ luật TTHS 2003; Chương XXII Bộ luật hình sự 1999 4. Quyền được đối xử nhân

đạo và tôn trọng nhân phẩm của người bị tước tự do

Điều 10 ICCPR Điều 71 Hiến pháp 19922

(gián tiếp); Luật đặc xá 2007 và các văn bản hướng dẫn 5. Quyền được thông tin,

liên lạc với bên ngoài

Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dưới bất kỳ hình thức nào, 1988

Điều 85 Bộ luật TTHS 2003;

Điều 16 Luật thi hành án hình sự 2010

6. Quyền khiếu nại, tố cáo việc giam giữ trái phép

Điều 9(4) ICCPR Điều 74 Hiến pháp 1992;

Điều 31 Bộ luật TTHS 2003 7. Quyền không bị bỏ tù vì

khơng hồn thành được nghĩa vụ theo hợp đồng

Điều 11 ICCPR

8. Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật Điều 2, Điều 7 UDHR; Điều 26 ICCPR Điều 52 Hiến pháp 1992; Điều 16 Bộ luật TTHS 2003

9. Quyền được thông tin về lý do bắt giữ và những quyền khi bị bắt giữ

Điều 3 UDDHR; Điều 9(2) ICCPR

Điều 48, 49 Bộ luật TTHS 2003

10. Quyền im lặng và

không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình

Điều 14 (2, g) ICCPR

11. Quyền được xét xử

công khai

Điều 10 UDHR; Điều 14 ICCPR

Điều 131 Hiến pháp 1992; Điều 18 Bộ luật TTHS 2003

12. Quyền bào chữa, bao

gồm quyền tự bào chữa và nhờ luật sư bào chữa

Điều 14(3) ICCPR Điều 132 Hiến pháp 1992;

Điều 11, Điều 56, Điều 57 Bộ luật TTHS 2003; Luật luật sư 2006

13. Quyền được suy đốn

vơ tội

Điều 11 UDHR; Điều 14 ICCPR

Điều 9 Bộ luật TTHS 2003 14. Quyền được xét xử bởi

cơ quan tài phán có thẩm

quyền, độc lập, vô tư, được

thành lập theo pháp luật Điều 7, 10 UDHR; Điều 14 ICCPR Các Điều 127, 130 Hiến pháp 1992; Điều 14, 16, 42 Bộ luật TTHS 2003 15. Quyền không bị áp dụng hồi tố và kết án nhiều lần vì cùng một hành vi phạm tội Điều 11(2) UDHR; Điều 15 ICCPR Điều 7 Bộ luật hình sự 1999

16. Quyền kháng cáo Điều 14 (5) ICCPR;

Bình luận chung số 32 của Ủy ban nhân quyền

Điều 231 Bộ luật TTHS 2003

17. Quyền được bồi thường

khi bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp pháp

Điều 14 ICCPR Điều 72 Hiến pháp 1992;

Điều 29 Bộ luật TTHS 2003

18. Quyền được hưởng thủ

tục tố tụng riêng cho người chưa thành niên

Điều 14 ICCPR; Điều 40 CRC

Từ Điều 301- 310 Bộ luật TTHS 2003

Cụ thể pháp luật Việt Nam quy định về các quyền của người bị tước tự do như sau:

Một là: Quyền sống.

Trong pháp luật Việt Nam, quyền sống không được quy định một cách trực tiếp, mà được quy định gián tiếp tại các văn bản luật. Cụ thể như tại Điều 71 Hiến pháp 1992 quy định: “Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm” [25]. Quy định này được tái khẳng định trong Điều 93 đến Điều 122 bộ luật hình sự quy định về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Trong dự thảo

sửa đổi Hiến pháp 1992 quyền sống được thể hiện rõ ràng và cụ thể hơn tại Điều

21: “Mọi người có quyền sống”.

Cũng giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Việt Nam vẫn duy trì hình phạt tử hình. Theo điều 35 Bộ luật hình sự tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc xét xử. Khơng thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang ni con dưới 36 tháng tuổi [23]. Pháp luật hình sự Việt Nam quy định rất chặt chẽ về thủ tục để đảm bảo xét xử công khai, minh bạch và cơng bằng trong các vụ án có hình phạt tử hình. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, số tội danh có khung hình phạt tử hình đã được giảm đi đáng kể (từ 44 tội danh trong BLHS năm 1985 giảm xuống còn 29 tội danh trong BLHS năm 1999 và 21 tội danh như hiện nay). Xu hướng trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nghiên cứu rút bớt những tội danh có khung hình phạt tử hình xuống thấp hơn nữa tiến tới một tương lai xóa bỏ hình phạt tử hình.

Về khía cạnh thứ hai của quyền sống, đó là việc đảm bảo các điều kiện tồn tại của con người, cụ thể là người bị tước tự do trong phạm vi luận văn này. Hiện pháp luật Việt Nam quy định rất đầy đủ các điều kiện về ăn, mặc, ở, chăm sóc y tế đối với người bị tước tự do. Chẳng hạn như đối với tù nhân chế độ ăn, mặc, ở được thực hiện theo Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 của Chính phủ [7]. Đối

với người bị tạm giữ, tạm giam được thực hiện theo Nghị định 09/2011/NĐ-CP ngày 25/01/2011 của Chính phủ [8]. Theo đó tiêu chuẩn ăn, mặc, nơi giam giữ, chế độ y tế đều được đảm bảo. Việc ăn uống của người bị tước tự do được đảm bảo đủ chất và lượng, ăn chín, uống sơi, ngày lễ, tết được ăn thêm; chỗ nằm tối thiểu cho mỗi người là 2m2, có đầy đủ chiếu, chăn, màn. Quần áo, đồ dùng được cấp phát theo tiêu chuẩn, đảm bảo giữ sức khỏe cho những người bị giam, giữ. Đặc biệt Nhà nước ta rất quan tâm đến những người bị tước tự do là người nước ngoài hay người dễ bị tổn thương. Phạm nhân nữ được cấp thêm đồ dùng vệ sinh cá nhân cần thiết có giá trị tương đương 02 kg gạo tẻ thường. Ngoài ra được cấp màn, chăn, áo ấm [7]. Đối với người nước ngoài bị tạm giữ, tạm giam tiếp xúc lãnh sự hoặc tiếp xúc với tổ chức nhân đạo được thực hiện theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo sự thoả thuận trực tiếp về từng trường hợp cụ thể giữa Nhà nước Việt Nam với nước có người bị tạm giữ, tạm giam hoặc với tổ chức nhân đạo.

Hai là: Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục.

Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được quy định tại Điều 71, 72 Hiến pháp 1992; Điều 6, 7, 9 Bộ luật TTHS 2003; Chương XII, XXII BLHS đã xác lập một khuôn khổ pháp lý để ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Điều 6 Bộ luật TTHS 2003 quy định "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình". BLHS bao gồm các Tội dùng nhục hình (Điều 298) và Tội bức cung (Điều 299) có ý nghĩa trực tiếp trong việc đảm bảo quyền khơng bị tra tấn và nhục hình trong hoạt động tố tụng. Ngồi ra cịn có các văn bản pháp luật hiện hành về quản lý cơ sở giam giữ cũng quy định nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, nhục hình. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại khoản 2 Điểu 22 quy định rõ: “nghiêm cấm mọi hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử khác xâm phạm thân thể, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của con người”.

So với Luật nhân quyền quốc tế, khuôn khổ pháp luật Việt Nam về quyền này có điểm khác biệt: Mặc dù BLHS đã có hai tội danh là tội bức cung và tội dùng

nhục hình, nhưng các tội này rõ ràng chưa bao trùm hết nội hàm của hành vi tra tấn theo định nghĩa rất rộng nêu trong Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc. Như vậy, để phòng chống tra tấn, điều đầu tiên và rất quan trọng cần làm là nghiên cứu hoàn thiện hệ thống các tội danh về vấn đề này trong Bộ luật Hình sự, trong đó cần quy định thêm tội tra tấn và đưa ra những định nghĩa cụ thể về các hành vi tra tấn, đối xử, trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo và hạ nhục phù hợp với những tiêu chuẩn liên quan của pháp luật quốc tế.

Ba là: Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện.

Trong pháp luật Việt Nam, quyền này được quy định tại Điều 71 Hiến pháp 1992: "Cơng dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Khơng ai bị bắt nếu khơng có quyết định của TAND, quyết định hoặc phê chuẩn của VKSND, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật. Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân" [25].

Trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi 2013, điều này cũng được nhắc đến, tại khoản 1 Điều 22: “mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể”. Cụm từ “mọi người” trong dự thảo Hiến pháp 2013 thay thế cho cụm từ “công dân” trong Hiến pháp 1992 cho thấy tư tưởng đổi mới đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bởi lẽ công dân Việt Nam chỉ bao gồm những người có quốc tịch Việt Nam. Thay “mọi người” cho “công dân” Hiến pháp 1992 đã mở rộng chủ thể hưởng quyền, điều này phù hợp với chuẩn mực chung của quốc tế. Điều 72 Hiến pháp nêu rõ:

"Khơng ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tồ án đã có hiệu lực pháp luật. Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự. Người làm trái pháp luật trong việc bắt, giam giữ, truy tố, xét xử gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý nghiêm minh" [25].

Quy định trên được cụ thể hóa trong BLHS, Bộ luật TTHS và nhiều văn bản pháp luật khác. Điều 6 Bộ luật TTHS quy định, không ai bị bắt nếu khơng có quyết định của Tịa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS, trừ trường hợp phạm tội quả

tang; Điều 7 bộ luật này quy định, "Cơng dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản. Mọi hành vị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản đều bị xử lý theo pháp luật..." [24]; cũng theo điều này, người bị hại, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác cũng như người thân thích của họ mà bị đe dọa đến tính mạng, sức khỏe, bị xâm hại danh dự, nhân phẩm, tài sản thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ theo quy định của pháp luật. BLHS bao gồm một chương quy định về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp (Chương XXII), trong đó bao gồm các tội: Tội truy cứu trách nhiệm hình sự người khơng có tội (Điều 293); Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam giữ người trái pháp luật (Điều 303)…

Bốn là: Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do

Trong pháp luật Việt Nam, các Điều 71, 72 Hiến pháp (Điều 22, 32 trong dự thảo Hiến pháp 2013), Điều 6, 7, 9 Bộ luật TTHS và các Chương XII, XXII BLHS (đã nêu ở phần trên) cũng chính là sự khẳng định về mặt pháp lý về bảo vệ quyền không bị tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hay bị hạ nhục. Trong bộ luật TTHS, tại Điều 6 nêu rõ "Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình". Trong Chương XXII (các tội xâm phạm hoạt động tư pháp) của BLHS, các Tội dùng nhục hình (Điều 298) và Tội bức cung (Điều 299) có ý nghĩa trực tiếp trong việc đảm bảo quyền khơng bị tra tấn và nhục hình trong hoạt động tố tụng. Các văn bản pháp luật về quản lý những cơ sở giam giữ cũng đều có quy định nghiêm cấm các hành vi tra tấn, nhục hình. Cụ thể, các Điều 4 Luật THAHS, Quy chế Trại giam (ban hành kèm theo Nghị định 113/NĐ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ), Điều 5 Quy chế về tạm giữ, tạm giam (ban hành kèm theo Nghị định 89/1998/NĐ-CP ngày 7/11/1998 của Chính phủ, sửa đổi bổ sung năm 2002) và Nghị định 09/2011/NĐ-CP, Điều 8 Quy chế thực hiện dân chủ trong tạm giữ, tạm giam và hoạt động điều tra của lực lượng công an nhân dân đều quy định, nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự nhân phẩm của những người bị tạm giữ, tạm giam. Điều 15 Quy chế thực hiện dân chủ ở trại giam, cơ sở

giáo dục, trường giáo dưỡng trực thuộc Bộ Công an nhấn mạnh, phạm nhân, trại viên, học sinh có quyên được bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm. Nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ công tác tại các Trại giam, cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng dùng nhục hình, đánh đập, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của phạm nhân, trại viên, học sinh... Thực hiện chính sách khoan hồng và nhân đạo của Nhà nước Việt Nam, hàng năm, Nhà nước Việt Nam đều xem xét giảm án và đặc xá cho hàng chục nghìn phạm nhân đã có thành tích cải tạo tốt, đáp ứng các điều kiện nêu trong Luật Đặc xá 2008. Việc giảm án, giảm thời hạn chấp hành hình phạt (một lần hoặc nhiều lần) cho những người bị kết án phạt tù được quy định cụ thể tại Điều 58, 59 của Bộ luật hình sự.

So với các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền (Điều 10 ICCPR), quy định của pháp luật Việt Nam về vấn đề này có điểm chưa phù hợp. Đó là về khái niệm “tra tấn”: hiện tại pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa tra tấn mà chỉ có khái niệm “dùng nhục hình”. Nội hàm của khái niệm dùng nhục hình cũng chưa được làm rõ trong pháp luật mà chỉ được giải thích trong các tài liệu nghiên cứu khoa học. Trong dự thảo Hiến pháp 2013, tại Điều 22 có đề cập đến cụm từ “tra tấn”. Đây là một sự đổi mới theo hướng tiến bộ.

Năm là: Quyền được hưởng tố tụng riêng cho người chưa thành niên

Bộ luật dân sự Việt Nam, tại Điều 18 quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên” [22]. Tuy nhiên khác với luật nhân quyền quốc tế đồng nhất khái niệm trẻ em với người chưa thành niên, pháp luật Việt Nam có quy định khác. Điều 1, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam quy định: “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” [28]. Bộ luật hình sự 1999, tại Điều 2 khẳng định: “Người đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [23].

Pháp luật Việt Nam có những quy định rất chặt chẽ bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do. Việc bắt, tạm giữ, tạm giam người chưa thành niên

phạm tội chỉ được thực hiện trong trường hợp thật sự cần thiết. Điều 303 Bộ luật

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)