Một số phương hướng hoàn thiện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 82)

2.4. Hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của

2.4.1. Một số phương hướng hoàn thiện

Một là: Tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền của người bị tước tự do trước hết là trách nhiệm đồng thời cũng là mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta

Trước hết, quan điểm chung trên thế giới cho rằng, chủ thể cơ bản có trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người là các nhà nước. Trong “Tuyên bố về quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, các nhóm và các tổ chức trong xã hội trong việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người và những tự do cơ bản đã được thừa nhận rộng rãi, 1998”, tại Điều 2(1) đã tuyên bố rằng: “Mọi quốc gia có trách nhiệm và nghĩa vụ hàng đầu về bảo vệ, thúc đẩy và thực hiện tất cả các quyền con người và những tự do cơ bản…” [16, tr. 920-921].

Sách trắng về thành tựu quyền con người của Việt Nam đã khẳng định: “… việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người trước hết là trách nhiệm và quyền hạn của mỗi quốc gia. Các quốc gia có trách nhiệm xây dựng hệ thống pháp luật trong nước phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế…để bảo đảm cho người dân được thụ hưởng quyền con người một cách tốt nhất” [50].

Bảo vệ và tăng cường hưởng thụ các quyền con người, trong đó có quyền của người bị tước tự do được Đảng và Nhà nước ta xác định là sự nghiệp và nó khơng tách rời với mục tiêu làm cho mọi người phát triển tự do và toàn diện. Xuất phát từ quan điểm trên, trong mọi hoạt động, chính sách của mình, nhà nước cần phải hướng vào việc chăm lo cho con người, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, trong đó có quyền của người bị tước tự do. Trong báo cáo quốc gia kiểm điểm định kỳ việc thực hiện quyền con người của Việt Nam, chính phủ Việt Nam khẳng định:

“Mọi sự phát triển chỉ có ý nghĩa khi nó là của mỗi con người và vì mỗi con người. Khi con người được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, thì sự tăng trưởng kinh tế, sự phát triển của nguồn lao động, cũng như sự phát triển các lĩnh vực khác của xã hội cũng đều vì mục tiêu phát triển con người và vì hạnh phúc của con người. Chính vì vậy, Nhà nước Việt Nam ln coi con người là mục tiêu và động lực của sự nghiệp phát triển đất nước. Mọi chính sách phát triển của Việt Nam luôn lấy con người làm trung tâm: phát triển kinh tế vì con người; tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước phát triển và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đơi với phát triển văn hóa, giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ và cải thiện môi trường”. [51].

Không chỉ được thể hiện ở nhận thức, chính sách như trên, Nhà nước Việt Nam cần phải có những biện pháp cụ thể để hiện thực hóa quan điểm trên. “Mọi quốc gia phải thông qua những biện pháp lập pháp, hành pháp hoặc những biện pháp khác có thể được xem là cần thiết để đảm bảo rằng những quyền và những tự do…được bảo hộ một cách có hiệu quả.” [16, tr.921].

Hai là: Các quyền của người bị tước tự do là những giá trị tự nhiên mà Nhà nước phải thừa nhận chứ không thể ban phát.

Theo quan điểm của cộng đồng quốc tế, các quyền con người, trong đó có quyền của người bị tước tự do là những giá trị tự nhiên, vốn có, gắn liền với mọi cá nhân, không phụ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào khác. Nói cách khác, mọi thành viên của nhân loại khi sinh ra đã mặc nhiên có tư cách chủ thể của các quyền con người. Các nhà nước chỉ có thể thừa nhận (bằng Hiến pháp và pháp luật) các quyền đó như là những giá trị vốn có của mọi cá nhân mà nhà nước có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy chứ không thể ban phát cho công dân các quyền con người. Hiến pháp 1946, các quy định trong chương II thể hiện rất rõ vị thế chủ thể quyền của người dân, ví dụ như, tại Điều 7: “Tất cả cơng dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật...” [26]; Điều 11: “Tư pháp chưa quyết định thì khơng được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam” [26]…

bẩm sinh và vốn có của mọi cá nhân khơng chỉ giúp đảm bảo nội dung hiến định phản ánh đúng bản chất của các quyền con người, mà còn nhằm phòng ngừa sự tùy tiện của nhà nước trong việc quy định, thu lại, xóa bỏ, giảm bớt hay đặt ra những điều kiện khơng thích đáng đối với việc hưởng thụ các quyền con người thông qua Hiến pháp và pháp luật.

Ba là: Giải quyết mối quan hệ giữa các tiêu chuẩn quốc tế về quyền của người bị tước tự do với truyền thống, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của Việt Nam.

Về vấn đề này, hiện nay trên thế giới cuộc tranh luận giữa tính phổ biến và tính đặc thù của nhân quyền nói chung mà quyền của người bị tước tự do là một bộ phận vẫn còn tiếp diễn. Trên thực tế chưa từng có định nghĩa rõ thế nào là tính đặc thù, nhưng hàm ý là „mỗi khu vực, quốc gia, dân tộc…có những tiêu chuẩn khác nhau về nhân quyền” xuất phát từ truyền thống, văn hóa, điều kiện kinh tế, xã hội. Một số nhà chính trị của các nước châu Á như Lý Quang Diệu (cựu Thủ tướng Singapo), Ali Alatas (cựu Bộ trưởng ngoại giao Indonexia), Mahathir Mohamad (cựu Thủ tướng Malaixia)… đã cổ vũ cho quan điểm về tính đặc thù của quyền con người qua việc đề xướng lý luận về những giá trị nhân quyền châu Á mà nội dung chủ yếu cho rằng, do những đặc thù về văn hóa, lịch sử châu Á cần có những cách thức và tiêu chuẩn riêng trong vấn đề quyền con người chứ không thể và không nên theo những giá trị dân chủ, nhân quyền được cổ vũ bởi các nước phương Tây. Tuy nhiên nếu nhân quyền có tính đặc thù thì khơng thể có tính phổ biến, bởi chúng loại trừ nhau. Do đó, thực chất cần phải hiểu là nhân quyền có tính phổ qt, áp dụng chung ở mọi khu vực, mọi quốc gia. Tuy nhiên mức độ và cách thức bảo vệ, thúc đẩy nhân quyền phụ thuộc vào những điều kiện đặc thù về văn hóa, kinh tế, xã hội ở từng nơi. Và những điều kiện đặc thù không được sử dụng để phủ nhận hay trì hỗn những nghĩa vụ rõ ràng, phổ biến và có thể thực hiện được của quốc gia. Ví dụ như ở một số nước có hủ tục cắt bỏ âm vật của trẻ em nữ. Quốc gia đó khơng thể vin vào cớ đó là truyền thống văn hóa của đất nước mình để duy trì hủ tục đó. Bởi vì rõ ràng đó là vi phạm nhân quyền. Trở lại vấn đề của Việt Nam, đó là các trường hợp tước

tự do hành chính. Như đã phân tích, các biện pháp xử lý hành chính (trừ biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn) ở Việt Nam thực chất là việc tước tự do của một cá nhân vi phạm các quy định pháp luật chưa được coi là tội phạm. Tuy nhiên chúng ta lại coi đó khơng phải là tước tự do mà chỉ là một trong các biện pháp nhằm giáo dục trẻ em hư. Luật nhân quyền quốc tế không cấm các quốc gia thực hiện tước tự do theo thủ tục hành chính, nhưng chỉ trong một số trường hợp nhất định, với thời gian hạn chế và phải tuân thủ những điều kiện chặt chẽ. Vì vậy vấn đề đặt ra là chúng ta phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền với đặc điểm, điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Một số kiến nghị nhằm bảo đảm tốt hơn nữa quyền của người bị tước tự do ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quyền của những người bị tước tự do – Lý luận và thực tiễn (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)