Giá trị pháp lý khi đăng ký thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)

7. Bố cục đề tài

1.6.3. Giá trị pháp lý khi đăng ký thế chấp tài sản

Thứ nhất, việc đăng ký thế chấp tài sản là phương thức làm phát sinh hiệu lực

đối kháng với người thứ ba. Đây là căn cứ để xác định quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền được thanh toán của bên nhận bảo đảm trong trường hợp nhiều người cùng có quyền đối với tài sản bảo đảm. Hay nói cách khác là quyền được ưu tiên thanh tốn.

Theo quy định của pháp luật thì hợp đồng thế chấp tài sản chỉ có giá trị ràng buộc giữa bên thế chấp và bên nhận thế chấp, nên lợi ích của bên nhận thế chấp sẽ khơng được bảo đảm tuyệt đối khi có chủ thể thứ ba xuất hiện có cùng quyền lợi trên cùng một tài sản thế chấp như: Các bên nhận bảo đảm khác trong trường hợp một tài được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự,… Cho nên, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì bên nhận thế chấp nên tiến hành đăng ký thế chấp tài sản tại cơ quan có thẩm quyền để cơng bố cơng khai quyền lợi của mình trên tài sản thế chấp cho người thứ ba biết. Từ đó, người thứ ba phải tơn trọng biện pháp thế chấp đã được đăng ký để không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người nhận thế chấp được xác lập hợp pháp.

Quy định của BLDS năm 2015 đăng ký thế chấp tài sản được nhìn dưới góc độ là phương thức để biện pháp thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba. Cụ thể, tại Điều 297 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Biện pháp

bảo đảm hoặc bên nhận bảo đảm nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản bảo đảm; Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan”. Mọi cam kết, thoả thuận dân sự, bao gồm cả thoả thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự hợp pháp16 đều có giá trị pháp lý đối với các bên và phải được tất cả các chủ thể khác tôn trọng mà không phụ thuộc vào việc cam kết, thoả thuận đó có được hay khơng được đăng ký. Tuy nhiên, việc đăng ký trong trường hợp này có giá trị là phương thức pháp lý công bố, công khai quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận thế chấp, để đối kháng với người thứ ba trong trường hợp có nhiều lợi ích được thiết lập trên một tài sản. Một điểm mới của BLDS năm 2015 quy định về điều kiện phát sinh hiệu lực đối kháng không chỉ trên cơ sở đăng ký và còn trên cơ sở nắm giữ hoặc chiếm giữ tài sản (trong quan hệ cầm giữ).

Điều 2663 BLDS Québec (Canada) khẳng định biện pháp bảo đảm phải “công khai” để đối kháng với người thứ ba và về khái niệm “công khai” được đáp ứng nếu thuộc trong các trường hợp sau: hoặc do cầm giữ tài sản bởi người có quyền hay người thứ ba theo thoả thuận nếu là động sản; hoặc bởi đăng ký tại trung tâm đăng ký các quyền đối nhân và đối vật động sản hay trong trường hợp là bất động sản, đăng ký tại trung tâm đăng ký bất động sản. Trong hệ thống này, một chủ nợ xác lập biện pháp bảo đảm đối với giấy tờ có giá là cổ phiếu của người có nghĩa vụ và cơng khai biện pháp bảo đảm đối với giấy tờ có giá trên và công bố biện pháp bảo đảm này bằng cách cầm giữ giấy tờ và lúc đó họ có thứ tự ưu tiên từ thời điểm này. Một chủ nợ khác cũng có thể xác lập biện pháp bảo đảm đối với giấy tờ có giá trên và cơng bố biện pháp bảo đảm này bằng cách đăng ký tại trung tâm đăng ký các quyền đối nhân và đối vật động sản. Biện pháp bảo đảm thứ hai này sẽ có thứ tự ưu tiên thanh tốn thứ hai vì được cơng bố sau thời điểm chủ nợ thứ nhất đã công khai biện pháp bảo đảm của mình bằng việc cầm giữ giấy tờ17.

Trong nội dung trích dẫn, có thể thấy điểm mới của BLDS năm 2015 đã quy định về cơ sở phát sinh hiệu lực đối kháng có điểm tương đồng với pháp luật nước

16

Khoản 2 Điều 3 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, khơng trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng”

17 Đỗ Văn Đại (2017), “Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt Nam bản án và

bình luận bản án”: tập 2, NXB Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, TP.Hồ Chí Minh,

ngồi - Québec (Canada) như đã nêu trên. Điều kiện đối kháng theo pháp luật nước ngoài cũng trên cơ sở cầm giữ và đăng ký. Theo tác giả đây là một điểm đáng ghi nhận trong cách tiếp cận khoa học, tiếp cận pháp luật nước ngồi để từ đó điều chỉnh, xây dựng pháp luật trong nước phù hợp với thực tiễn, nhất là trong giai đoạn Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Như vậy, khi biện pháp thế chấp được đăng ký thì người thứ ba có lợi ích đối kháng với bên nhận thế chấp phải tôn trọng quyền được bảo đảm bằng tài sản của bên nhận thế chấp, trong đó có hai quyền năng quan trọng là quyền truy đòi tài sản bảo đảm và quyền được thanh tốn trước. Ngồi ra, trường hợp có nhiều chủ thể cùng lợi ích “đối kháng” nhau trên cùng một tài sản thế chấp thì việc đăng ký thế chấp chính là căn cứ để xác định lợi ích của chủ thể nào được ưu tiên bảo vệ trước theo quy định tại Điều 308 BLDS năm 2015.

Thứ hai, việc đăng ký thế chấp tài sản là điều kiện để giao dịch thế chấp có

hiệu lực.

Căn cứ theo dịng 2 khoản 2 Điều 298 BLDS năm 2015 quy định: “Việc đăng

ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định”. Vậy chỉ khi luật có quy định đăng ký là điều kiện có hiệu lực của biện pháp

bảo đảm thì các bên mới phải tuân thủ quy định đó. Điểm c khoản 1 Điều 10 Nghị định số 163/2006/NĐ – CP quy định: “Việc thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, tàu bay, tàu biển có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp”.

Như vậy, thế chấp tài sản thuộc nhóm bắt buộc phải đăng ký do luật quy định thì phải thực hiện đăng ký, nếu không thực hiện việc đăng ký hậu quả là hiệu lực của hợp đồng thế chấp khơng có hiệu lực. Tuy nhiên, có quan điểm cho rằng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2015 về thứ tự ưu tiên thanh tốn giữa các biện pháp bảo đảm đã vơ hình dung cơng nhận hiệu lực của hợp đồng thế chấp ngay cả khi hợp đồng đó khơng thực hiện đăng ký theo quy định của pháp luật. Điểm c khoản 1 điều 308 BLDS năm 2015 quy định như sau: “Trường hợp các biện

pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh tốn được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm”. Về phía tác giả,

thống nhất với quan điểm trên bởi vì: xét về bản chất nếu giao dịch thế chấp xuất phát từ sự tự nguyện, tự do cam kết, thoả thuận trên cơ sở bình đẳng, trung thực, thiện chí và khơng trái với quy định của pháp luật thì hiển nhiên sẽ có hiệu lực đối với các bên tham gia trong quan hệ giao dịch này và điều này không phụ thuộc vào biện pháp thế chấp này có được đăng ký hay khơng. Bởi vì, mục đích của đăng ký thế chấp là công khai thông tin về biện pháp thế chấp đối với người thứ ba về việc tài sản đã được sử dụng thế chấp và để phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ

ba trong trường hợp một tài sản dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ. Còn đối với các bên dù thực hiện đăng ký thế chấp hay khơng thì cũng đã ký kết hợp đồng thế chấp điều này hiển nhiên các bên sẽ biết rõ về giao dịch giữa hai bên. Do vậy, việc luật quy định và trong quá trình xét xử tun hợp đồng thế chấp vơ hiệu là không khách quan.

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)