Về chủ thể thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 48)

7. Bố cục đề tài

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản

2.1.1. Về chủ thể thế chấp tài sản

Tại khoản 1 Điều 317 BLDS năm 2015 quy định: “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp)” Như tác giả đã phân tích ở Chương 1, Chủ thể tham gia trong quan hệ

này là bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Đối với bên thế chấp, là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Như vậy, nghĩa vụ được bảo đảm ở đây có thể là nghĩa vụ của chính bên thế chấp hoặc của người khác (Không phải là bên thế chấp). Nói cách khác, bên thế chấp có thể dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ cho người thứ ba. Khi đó quan hệ thế chấp có ba bên.

Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng pháp luật đã không được nhìn nhận một cách đúng đắn. Nhiều trường hợp, Hợp đồng thế chấp tài sản của bên thứ ba của các Ngân hàng bị tun bố vơ hiệu vì Hội đồng xét xử nhận định cho rằng hợp đồng này là sai về mặt hình thức, các bên phải ký kết hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp. Cách giải quyết này hồn tồn khơng đúng với tinh thần của BLDS năm 2015.

Vụ việc số 01: Ngày 13/4/2012, Công ty TNHH B do ông Ngô Quang M là

giám đốc Cơng ty đại diện có trụ sở tại Xóm C, xã D, huyện X, tỉnh Thái Nguyên đã ký Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD-A/34/11 với Ngân hàng TMCP A – Chi nhánh Thái Nguyên vay số tiền là 750.000.000 đồng để bổ sung vốn lưu động và trả lương cho nhân viên; Thời hạn vay theo khế ước nhận nợ, mỗi khế ước không quá 6 tháng; hiệu lực của Hợp đồng là 01 năm (kể từ ngày 13/4/2011 đến 13/4/2012); Lãi suất vay: Theo khế ước nhận nợ số 0032DN.02/ KƯNN/34/11 ngày 26/10/2012 lãi suất được tính là 19,5%/ năm thay đổi 01 tháng 01 lần bằng lãi suất điều chuyển vốn cho vay kinh doanh 03 tháng VND của Ngân hàng thương mại cổ phần A + biên độ 3%/ năm, điều chỉnh theo chính sách lãi suất của Ngân hàng thương mại cổ phần A và phù hợp với quy định của pháp luật. Tài sản bảo đảm cho khoản vay nêu trên là bất động sản gồm có quyền sử dụng 74m2 đất thổ cư tại thửa số 207, tờ bản đồ số 32; 01 ngơi nhà hai tầng và tồn bộ tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại phường Tổ B, phường N, thành phố H, tỉnh Thái Nguyên, chủ sở hữu nhà và sử dụng đất hợp pháp là của vợ chồng anh Nông Quang N, chị Nguyễn Thị Phương T theo Giấy CNQSD đất số AC 627498 do UBND TP Thái Nguyên cấp ngày 28/9/2005 và Giấy phép xây dựng số 196/GPXD do UBND TP Thái Nguyên cấp ngày 25/3/2009, tổng giá trị tài sản thế chấp theo biên bản định giá

ngày 20/03/2012 là 1.266.000.000 đồng. Tài sản bảo đảm trên đã được hai bên ký kết Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định.

Trong thời gian thực hiện Hợp đồng, Công ty TNHH B đã không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng thương mại cổ phần A, do đó khoản vay của Cơng ty B đã chuyển sang nợ quá hạn kể từ ngày 26/4/2013. Ngày 12/8/2013 Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP A đã ra Quyết định số 5182/2013/QĐ-A về việc thu hồi toàn bộ khoản nợ, thu giữ và xử lý tài sản bảo đảm cho khoản vay trên để thu hồi nợ, thông báo cho Công ty B biết về việc thu hồi nợ, thu giữ tài sản bảo đảm để xử lý. Vì vậy, Ngân hàng khởi kiện đề nghị Tòa án xem xét giải quyết với các yêu cầu:

- Buộc công ty B phải trả cho Ngân hàng thương mại cổ phần A toàn bộ khoản nợ với tổng số tiền tính đến ngày 12/11/2014 là 1.041.135.117 đồng (trong đó nợ gốc là 750.000.000 đồng, nợ lãi trong hạn 21.073.617 đồng, nợ lãi phạt quá hạn 270.061.500 đồng). Đề nghị tiếp tục tính lãi quá hạn cho đến khi tất toán khoản vay trên số dư nợ gốc theo mức lãi suất quy định trong Hợp đồng tín dụng và khế ước nhận nợ nêu trên kể từ ngày 13/11/2014.

- Trong trường hợp công ty B không thực hiện nghĩa vụ trả nợ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo phán quyết có hiệu lực của Tịa án nhân dân có thẩm quyền thì Ngân hàng thương mại cổ phần A được đề nghị Cơ quan Thi hành án có thẩm quyền kê biên và phát mại các tài sản bảo đảm nêu trên để xử lý thu hồi nợ22.

Kết quả giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm:

- Buộc Công ty TNHH B đại diện theo pháp luật là ông Ngô Quang M – Giám đốc, phải trả nợ cho Ngân hàng thương mại cổ phần A theo Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD-A/34/11 ngày 13/4/2012, tổng số tiền gốc và lãi tính đến ngày 15/9/2016 là: 1.345.635.117 đồng… Công ty TNHH B đại diện là ông Ngô Quang M phải tiếp tục chịu lãi suất kể từ sau ngày tuyên bản án sơ thẩm (16/9/2016) đối với khoản nợ gốc 750.000.000 đồng cho đến khi thanh toán xong, theo mức lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng số 0032DN/ HĐTD-A/34/11 ngày 13/4/2012.

- Tuyên bố:

+ Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần A với ông Nông Quang N và bà Nguyễn Thị Phương T bị vô hiệu;

22

Bản án số: 03/2017/KDTM-PT ngày 06/6/2017 của TAND tỉnh Thái Nguyên về “V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng”

+ Bác yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần A về việc được thực hiện quyền kê biên phát mại tài sản bảo đảm trong Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 của anh Nông Quang N và chị Nguyễn Thị Phương T để xử lý thu hồi nợ cho khoản vay của Công ty TNHH B theo Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD-A/34/11 ngày 13/4/2012, do hợp đồng thế chấp bị vô hiệu;

+ Buộc Ngân hàng thương mại cổ phần A trả lại cho ông Nông Quang N và bà Nguyễn Thị Phương T 01 GCNQSD đất số AC 627498 do UBND TP Thái Nguyên cấp ngày 28/9/2005.

Đối với kết quả giải quyết của Tòa án cấp phúc thẩm liên quan đến Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ, tác giả có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, về giá trị pháp lý của Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-

A/34/11/BĐ

Về nguyên tắc, một hợp đồng được coi là hợp pháp, có hiệu lực pháp luật nếu thoả mãn những điều kiện về năng lực chủ thể, tính tự nguyện, về nội dung và mục đích, về hình thức và hợp đồng thế chấp cũng phải đáp ứng các điều kiện này. Vì vậy, xét các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC- A/34/11/BĐ, tác giả nhận thấy:

Về năng lực chủ thể giao kết hợp đồng: dựa vào thông tin trong vụ việc này,

có đủ cơ sở để khẳng định các bên hồn tồn có đủ năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng. Và đây là trường hợp đồng thế chấp bằng tài sản của người thứ ba, trong đó, Ngân hàng thương mại cổ phần A là bên nhận thế chấp, ông N và bà T là bên thế chấp, Cơng ty TNHH B là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vay. Theo khoản 1 Điều 342 BLDS năm 200523 “Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp) ...” nên việc ông N và bà T sử dụng tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình để đảm bảo cho khoản vay của Cơng ty TNHH B là hồn tồn hợp pháp, phù hợp với quy định của pháp luật.

Về nội dung và mục đích của hợp đồng: ơng N và bà T sử dụng tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay của Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 ngày 30/3/2011 và công ty TNHH B sử dụng số tiền vay nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động và trả lương cho cơng nhân nên mục đích và nội dung của hợp đồng là hoàn tồn hợp pháp, khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Về tính tự nguyện khi các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng: hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 ông N và bà T khai nhận

23

đã thực hiện ký kết tại hành lang của Ngân hàng A. Việc ký vào hợp đồng đã thể hiện ý chí đồng ý của anh N và chị T một cách tự nguyện.

Về hình thức của hợp đồng: tài sản bảo đảm được hai bên ký kết hợp đồng thế

chấp số: 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định pháp luật. Nên hợp đồng thế chấp này phù hợp với quy định của pháp luật về hình thức thế chấp quyền sử dụng đất và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký thế chấp.

Từ những lập luận này, theo tác giả, hợp đồng thế chấp số: 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 hợp pháp, có hiệu lực pháp luật và có mục đích đảm bảo cho khoản vay của công ty TNHH B do ông Ngô Quang M là người đại diện theo pháp luật tại Ngân hàng TMCP A theo Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 ngày 30/3/2011 với số tiền 750.000.000 đồng. Điều này có nghĩa, lập luận của Tịa án cấp phúc thẩm “Hợp đồng ký giữa ông N và bà T với ngân hàng A là quan hệ hợp đồng bảo lãnh chứ không phải hợp đồng thế chấp bởi ơng N và bà T có tài sản bảo lãnh cho khoản tiền vay 750.000.000 đồng của Công ty TNHH B với ngân hàng A” cũng như các căn cứ Tòa án viện dẫn để chứng minh Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần A với ông Nông Quang N và bà Nguyễn Thị Phương T bị vô hiệu như việc công chứng, chứng thực hợp đồng có những vi phạm nghiêm trọng về Luật Đất đai, Luật Công chứng, Bộ luật Dân sự … là không thực sự thuyết phục.

Thứ hai, về phạm vi bảo đảm và hiệu lực của Hợp đồng thế chấp số

0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011

Như tác giả đã phân tích, dựa vào những thông tin trong bản án, lời khai của các bên có liên quan, có đủ cơ sở để khẳng định: hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 có mục đích đảm bảo cho Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 ngày 30/3/2011 với số tiền 750.000.000 đồng. Tuy nhiên, tất cả các bên đều thừa nhận: công ty TNHH B do ông Ngô Quang M là người đại diện theo pháp luật đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi theo thỏa thuận theo Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 đối với tại Ngân hàng TMCP A, điều này có nghĩa Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 chấm dứt nên hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ cũng chấm dứt theo khoản 1 Điều 357 BLDS năm 2005 (tương ứng với khoản 1 Điều 327 BLDS năm 2015): Việc thế chấp tài sản chấm dứt trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp chấm dứt.

Thứ ba, về hiệu lực bảo đảm của Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-

A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 đối với Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD- A/34/11 giữa công ty TNHH B với Ngân hàng TMCP A với số tiền là 750.000.000

đồng: Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD-A/34/11 có nhiều nội dung tương tự như Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 về số tiền vay, mục đích, thời hạn, lãi suất, … nhưng hợp đồng này được ký kết này ngày 13/4/2012 sau khi Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 chấm dứt và là một hợp đồng hồn tồn độc lập với Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11. Mặc dù “Tại khoản 8 Điều 1 hợp đồng số 32 ghi biện pháp bảo đảm tiền vay là thế chấp bằng bất động sản tổng giá trị là 1.226.000.000 đồng” nhưng chúng tôi thống nhất với nhận định của Tòa án: “Theo biên bản định giá ngày 20/3/2012 khơng có nội dung nào nhắc đến hợp đồng số 33. Hợp đồng số 33 ký ngày 30/3/2011 bảo đảm cho nghĩa vụ phát sinh hợp đồng tín dụng số 33 lập cùng ngày. Việc ngân hàng A lập hợp đồng thế chấp số 33 cũng đồng thời bảo đảm cho nghĩa vụ của hợp đồng số 32 là khơng có căn cứ.

Như vậy theo quy định của pháp luật tài sản là đất đai đối với thửa đất số 207 tờ bản đồ 32 diện tích 74m2 tại phường N, thành phố H được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AC 627498 khi được sử dụng để đảm bảo cho nhiều nghĩa vụ thì bên bảo đảm ơng N bà T phải được ngân hàng A thông báo và lập thành văn bản. Việc này ngân hàng A không thực hiện. Hơn nữa bản thân ông N và bà T không biết được Giấy chứng nhận QSD đất của mình đã được ơng Vi Nghĩa H dùng làm tài sản thế chấp vay vốn nhiều lần”. Điều này có nghĩa: Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 khơng có giá trị bảo đảm đối với Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD-A/34/11. Nói cách khác, nghĩa vụ của công ty TNHH B đối với ngân hàng A trong Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD- A/34/11 không được bảo đảm bởi bất kỳ một biện pháp bảo đảm nào.

Thứ tư, về hậu quả của Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ

ngày 30/3/2011

Như tác giả đã phân tích, Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC- A/34/11/BĐ chấm dứt hiệu lực kể từ khi ông M tất tốn Hợp đồng tín dụng số 0033DN/HĐTD-A/34/11 nên mặc dù khơng đồng tình với nhận định “Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 giữa Ngân hàng thương mại cổ phần A với ông Nông Quang N và bà Nguyễn Thị Phương T bị vô hiệu” với những lập luận đã phân tích, tác giả cho rằng kết quả giải quyết của Tòa án đối với hậu quả của Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ: “Bác yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần A về việc được thực hiện quyền kê biên phát mại tài sản bảo đảm trong Hợp đồng thế chấp số 0033DN.01/HĐTC-A/34/11/BĐ ngày 30/3/2011 của anh Nông Quang N và chị Nguyễn Thị Phương T để xử lý thu hồi nợ cho khoản vay của Công ty TNHH B theo Hợp đồng tín dụng số 0032DN/HĐTD-A/34/11 ngày 13/4/2012... Buộc Ngân hàng thương mại cổ phần A

trả lại cho ông Nông Quang N và bà Nguyễn Thị Phương T 01 GCNQSDĐ số AC 627498 do UBND TP Thái Nguyên cấp ngày 28/9/2005” là hồn tồn thuyết phục vì khi chấm dứt thế chấp, bên nhận thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp (khoản 1 Điều 350 BLDS năm 2005, tương ứng với khoản 1 Điều 322 BLDS năm 2015).

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)