Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký thế chấp

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 68 - 73)

7. Bố cục đề tài

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản

2.1.5. Về trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký thế chấp

có sai sót

Pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền đăng ký tại khoản 2 Điều 10 NĐ 102/2017/NĐ-CP như sau: “Đăng ký chính xác nội dung phiếu yêu

cầu đăng ký; Đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng; Cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, trao đổi thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đúng với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký”. Như vậy, có thể hiểu, trong trường hợp cơ quan có thẩm

quyền đăng ký: Đăng ký sai nội dung phiếu yêu cầu đăng ký; Đăng ký và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm không đúng thời hạn, trừ trường hợp bất khả kháng; từ chối cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, từ chối trao đổi thơng tin về tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm đúng với thông tin được lưu giữ tại cơ quan đăng ký khơng có căn cứ thì bên nhận đăng ký phải chịu trách nhiệm bồi thường cho bên yêu cầu đăng ký. Một vấn đề đặt ra nếu như bên nhận đăng ký thế chấp có sai sót, vi phạm,… thì phải chịu trách nhiệm bồi thường như thế nào ? Theo pháp luật hiện hành, chưa có bất cứ quy định nào truy cứu trách nhiệm đối với cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp nếu như thực hiện không đúng trách nhiệm. Cụ thể, theo quy định tại Điều 20 NĐ 102/2017/NĐ-CP: “Người yêu cầu đăng ký gửi phiếu yêu

cầu sửa chữa sai sót theo phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định số này đến cơ quan đăng ký có thẩm quyền, nếu phát hiện có sai sót về nội dung đã đăng ký do lỗi của cơ quan đăng ký”. Vậy cơ quan có thẩm quyền đăng ký mặc dù có lỗi

trong q trình thực hiện việc đăng ký, chỉ phải sửa chữa sai sót theo yêu cầu của bên yêu cầu đăng ký.

Như vậy, pháp luật chưa có một quy định nào buộc cơ quan có thẩm quyền đăng ký phải chịu trách nhiệm bồi thường do lỗi của mình gây ra. Nếu cơ quan có thẩm quyền đăng ký gây ra những sai sót sẽ gây thiệt hại cho bên yêu cầu đăng ký. Thiệt hại mà bên nhận thế chấp có thể gánh chịu là mất quyền ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp trong trường hợp một tài sản bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự. Do đó, tác giả cho rằng cần xây dựng những quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên nhận đăng ký là cần thiết. Buộc bên nhận đăng ký phải gánh chịu hậu quả nếu trong q trình thực hiện việc đăng ký có sai sót, vi phạm. Nhằm tránh việc đổ lỗi, trốn tránh trách nhiệm cũng như tranh chấp về bồi thường với bên yêu cầu đăng ký, đồng thời tạo niềm tin cho bên yêu cầu đăng ký.

Ngoài ra, thực hiện đăng ký thế chấp là một trong những cơng việc địi hỏi trách nhiệm xã hội rất cao. Bởi vì, hiện nay các hợp đồng thế chấp có tài sản bảo đảm với giá trị lớn như bất động sản là quyền sử dụng đất hoặc động sản như ô tô, tàu cá, … đang phát triển mạnh và để bảo vệ quyền lợi của mình sau khi giao kết

hợp đồng thế chấp thì nhu cầu tiến hành đăng ký thế chấp tài sản của bên nhận thế chấp ngày càng cao. Từ đó, dẫn đến số lượng đơn yêu cầu đăng ký thế chấp tài sản ngày càng tăng nên trong quá trình thực hiện đăng ký của bên nhận đăng ký thực hiện việc tiếp nhận đơn yêu cầu đăng ký và nhập nội dung của đơn yêu cầu đăng ký sẽ không tránh khỏi việc gây ra thiệt hại cho người yêu cầu đăng ký. Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra giải pháp trong trường hợp này như sau:

Một là, cần tiếp tục nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện các quy định liên quan

đến việc đăng ký thế chấp tài sản đặc biệt là trách nhiệm bồi thường của cơ quan có thẩm quyền đăng ký.

Hai là, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện việc

đăng ký chuyên môn sâu về đăng ký biện pháp bảo đảm nói chung và đăng ký thế chấp tài sản nói riêng. Ngồi ra, cần chú trọng, tập trung xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về lý thuyết và thực tế về lĩnh vực đăng ký thế cho đội ngũ cán bộ, công tác đào tạo cần tập trung đào tạo về tâm và trình độ chuyên môn nghề nghiệp cho cán bộ.

Ba là, thực hiện công tác tuyên truyền cho cán bộ nhận thức về sự quan trọng

của việc thực hiện đăng ký thế chấp. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý vi phạm. Xử lý nghiêm những cán bộ vi phạm, lấy đó là cơ sở răn đe, đồng thời phải đảm bảo việc xử lý vi phạm nhanh nhất và hiệu quả nhất, nếu có vi phạm nghiêm trọng cần phải xử lý ngay. Điều này sẽ làm cho nhận thức của các cán bộ nâng cao được ý thức tự giác chấp hành pháp luật, mặt khác nâng cao được ý thức của cá nhân về trách nhiệm khi thực hiện đăng ký thế chấp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua việc nghiên cứu về thế chấp tài sản được quy định trong các văn bản pháp luật và việc áp dụng các quy định của pháp luật về thế chấp tài sản trong thực tiễn, từ đó tác giả đã đưa ra những kiến nghị, giải pháp góp phần hồn thiện pháp luật. Các quy định về thế chấp tài sản về cơ bản đã được áp dụng triệt để và có tính chặt chẽ. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để tiếp tục hoàn thiện các quy định về thế chấp tài sản.

KẾT LUẬN

Đăng ký thế chấp tài sản có vai trị và ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với đời sống kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào sự vận hành tích cực, an tồn và minh bạch của các giao dịch thế chấp. Thông qua các quy định pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản Việt Nam đã dần thiết lập và hoàn thiện hành lang pháp lý về đăng ký, góp phần bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp, hạn chế những rủi ro có thể phát sinh cho các chủ thể nhất là bên nhận thế chấp khi tham gia giao dịch thế chấp.

Do đó, với đề tài "Đăng ký thế chấp tài sản – Lý luận và thực tiễn" tác giả mong muốn góp phần làm sáng tỏ những nội dung liên quan đến pháp luật và thực tiễn thi hành các quy định về đăng ký thế chấp. Qua q trình nghiên cứu, để hồn thiện pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản tác giả đã tập trung nghiên cứu vấn đề này ở cả hai phương diện: lý luận và thực tiễn.

Trước hết, với việc phân tích những nội dung mang tính lý luận cũng như pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản nêu trong luận văn, quy định pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản ở nước ta đã hình thành và khơng ngừng phát triển, hoàn thiện trong thời gian qua. Tuy nhiên, vẫn còn những bất cập trong quy định của pháp luật cũng như trong công tác xét xử. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá toàn diện, tạo cơ sở vững chắc cho việc xây dựng pháp luật về đăng ký tế chấp tài sản và hoàn thiện trong thời gian tới. Và đây cũng là mục tiêu của tác giả thực hiện trong luận văn.

Bên cạnh cơ sở lý luận, thì thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản trong thực tiễn tác giả nhận thấy còn một số bất cập, hạn chế trong công tác xét xử. Để phát huy hiệu quả vai trò của việc đăng ký thế chấp tài sản, một số quy định hiện hành cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung để đảm bảo hiệu lực thi hành trong thực tế.

Trên đây là một vài quan điểm của tác giả, để đề tài hồn thiện hơn, tác giả xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp và chỉ giáo của thầy cô, các bạn và những người quan tâm đến đề tài. Xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản pháp luật

1. Bộ luật dân sự năm 1995; 2. Bộ luật dân sự năm 2005; 3. Bộ luật dân sự năm 2015; 4. Luật đất đai năm 2013;

5. Nghị định số 163/2006/NĐ - CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

6. Nghị định số 83/2010/NĐ – CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;

7. Nghị định số 102/2017/NĐ - CP ngày 01/9/2017 của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm;

8. Thông tư số 08/2018/TT – BTP của Bộ tư pháp ngày 20/6/2018 hướng dẫn một số vấn đề về đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng và trao đổi thông tin về đăng ký biện pháp bảo đảm tại các trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản của cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm;

9. Nghị định số 11/2012/NĐ – CP ngày 22/12/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ – CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.

B. Danh mục sách, khoá luận, đề tài nghiên cứu và các tài liệu khác.

1. Nguyễn Văn Cừ và Trần Thị Huệ (2017),“Bình luận khoa học Bộ luật dân

sự năm 2015”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội;

2. Lê Thị Thu Hiền,“Một số vấn đề pháp lý về thế chấp tài sản bảo đảm tiền

vay tại các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Đại học Đà Lạt;

3. Vũ Thị Hồng Yến (2017), “Tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp theo quy định của BLDS năm 2015”, Nxb chính trị quốc gia sự thật, TP.Hồ Chí

Minh;

4. Trần Đơng Tùng (2010), “Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc mở rộng phạm

vi đăng ký và cung cấp thơng tin về tình trạng pháp lý của động sản”, Đề tài

nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Cục đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm, Bộ tư pháp, Hà nội, 2010;

5. Nguyễn Thuỳ Dương (2011), Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật (Đại học Đà Lạt), tr.31, tr.32

6. Thế giới luật, “Đi tìm triết lý thế chấp quyền tài sản trong pháp luật việt nam”, Nguyễn trường giang & ths. Bùi đức giang, https://thegioiluat.vn/bai-

viet-hoc-thuat/di-tim-triet-ly-the-chap-quyen-tai-san-trong-phap-luat-viet- nam-7959/;

7. Trang thông tin trường đại học Viện kiểm sát Hà Nội, “thế chấp tài sản theo

pháp luật Pháp Thái Lan”, Nguyễn Minh oanh, http://tks.edu.vn/WebThongTinKhoaHoc/Detail/515?idMenu=81;

8. Trang thông tin pháp luật Dân sự Civillaw network, “Kinh nghiệm của Bang

Québec – Canada về đăng ký các quyền đối với động sản trong quá trình xây dựng bộ luật Dân sự mới và hệ thống đăng ký động sản”,

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/wp-content/uploads/2018/06/BLDS- qu%C3%A9bec.pdf;

9. Trang thông tin trường đại học kiểm sát Hà Nội, “Hoạt động của hệ thống cơ

quan đăng ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam và một số giải pháp hồn thiện”, http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/81/501;

10. Trang thơng tin pháp luật dân sự Civillaw network, “Vấn đề xử lý vật chứng

là tài sản bảo đảm tiền vay nhìn từ một vụ án”,

https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/11/29/2021-2/;

11. Thời báo Ngân hàng, “Hậu hoạ khi hợp đồng thế chấp bị tuyên vô hiệu”,

http://thoibaonganhang.vn/hau-hoa-khi-hop-dong-the-chap-bi-tuyen-vo- hieu.html.

C. Bản án

1. Bản án số: 03/2017/KDTM-PT ngày 06/6/2017 của TAND tỉnh Thái Nguyên về “V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng”

2. Bản án số: 233/2018/DS-PT ngày 19/11/2018 của TAND tỉnh Tây Ninh “V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng”

3. Bản án số: 76/2018/DS-ST ngày 24/10/2018 của TAND tỉnh Nghệ An “V/v

yêu cầu tuyên bố hợp đồng thế chấp vô hiệu”

4. Bản án số: 1040/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 cuả TAND thành phố Hồ Chí Minh về “V/v tranh chấp hợp đồng tín dụng”

5. Bản án số: 05/2010/KDTM-ST ngày 09/7/2010 của TAND tỉnh Phú Yên 6. Bản án số 06/2012/DS-ST: của TAND thành phố Đà Lạt, “V/v tranh chấp

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)