Về giá trị pháp lý của việc đăng ký thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 68)

7. Bố cục đề tài

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản

2.1.4. Về giá trị pháp lý của việc đăng ký thế chấp tài sản

Đăng ký thế chấp làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thơng qua đó là cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi tài sản bảo đảm nghĩa vụ bị xử lý. Ngoài ra, đăng ký thế chấp tài sản cịn có giá trị là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực.

Giá trị pháp lý thứ nhất: Đăng ký thế chấp tài sản sẽ làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, từ đó là cơ sở để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán.

Vụ việc số 631: Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và Ngân

hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định cùng cho vay và nhận thế chấp tài sản là động sản của Công ty TNHH Phương Lan.

31

Theo hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư phát triển số 3 ngày 26/4/2004 và phụ lục điều chỉnh hợp đồng số 01 ngày 12/11/2004, Công ty TNHH Phương Lan đã vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên số tiền hơn 1,9 tỉ đồng. Công ty đã ký hợp đồng đảm bảo tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay gồm: kho lạnh, phần máy lạnh, máy phát điện dự phòng, phòng sấy tại nhà máy ở xã Xuân Hòa, tổng tài sản thế chấp trị giá hơn 2,1 tỉ đồng cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên.

Tiếp đó, ngày 11/4/2006 hai bên đã ký kết phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 01/2006 gồm: vỏ kho lạnh 110 tấn, vỏ kho lạnh 90 tấn, vỏ 50 tấn, cụm máy lạnh kho 110 tấn, cụm máy lạnh kho 90 tấn, cụm máy lạnh kho 50 tấn, máy phát điện và thiết bị phịng sấy. Tồn bộ tài sản này đều được đăng ký giao dịch đảm bảo. Trong đó, hợp đồng thế chấp số 04/HĐBĐTV ngày 25/4/2005 giữa Công ty TNHH Phương Lan và Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên đã được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Đà Nẵng với thời điểm đăng ký được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký là lúc 13 giờ 56 phút, ngày 14/4/2006.

Đối với Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bình Định, trong hai năm 2007 và 2008, Công ty TNHH Phương Lan đã ký kết 7 hợp đồng tín dụng để vay tiền tại chi nhánh để kinh doanh. Trong đó, có một hợp đồng vay trung hạn với số tiền hơn 3 tỉ đồng và 6 hợp đồng vay ngắn hạn với số tiền 3,4 tỉ đồng. Để đảm bảo các khoản vay nói trên, Cơng ty TNHH Phương Lan đã thế chấp cho Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định hệ thống máy móc, giá trị cơng trình tại xã Xn Hịa và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và tại phường Hải Cảng (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bằng năm hợp đồng thế chấp và một hợp đồng thế chấp bổ sung với tổng tài sản hơn 9,2 tỉ đồng. Riêng đối với hợp đồng thế chấp số 02/2007/HĐ ngày 31/5/2007 giữa Công ty TNHH Phương Lan và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định cũng được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Đà Nẵng với thời điểm đăng ký được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký là lúc 15 giờ 21 phút, ngày 04/6/2007.

Sau này, do Công ty TNHH Phương Lan không thực hiện nghĩa vụ trả nợ vay nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên đã yêu cầu bán đấu giá các tài sản mà công ty đã thế chấp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên tại Trung tâm Bán đấu giá tài sản Phú Yên. Nhưng trong quá trình bán đấu giá, Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định phát hiện trong danh sách tài sản được bán đấu giá cũng có những tài sản là động sản như máy móc sản xuất, thiết bị làm lạnh của Công ty TNHH Phương Lan đã được thế chấp cho Ngân

hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định. Vì vậy, hai ngân hàng đã khởi kiện đề nghị Tòa án xem xét giải quyết với yêu cầu:

 Phân định ngân hàng nào được thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản của Công ty TNHH Phương Lan bị phát mãi.

Kết quả giải quyết của Toà án cấp sơ thẩm: bản án sơ thẩm số

05/2010/KDTM-ST ngày 09/7/2010 của Tòa án nhân dân tỉnh Phú Yên khi phân định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định cho rằng: Do Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên “không cầm, nắm giữ cơ sở pháp lý gốc của tài sản trùng lắp” nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên sẽ không được ưu tiên thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản bị phát mãi. Còn Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định sẽ được hưởng quyền ưu tiên phát mãi tài sản thế chấp vì đã “xuất trình tồn bộ các giấy tờ gốc của tài sản”.

Tác giả không thống nhất với kết quả giải quyết của Toà án ở nội dung do Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên “không cầm, nắm giữ cơ sở pháp lý gốc của tài sản trùng lắp” nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên sẽ không được ưu tiên thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản bị phát mãi. Vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, về giá trị pháp lý của hợp đồng thế chấp số 04/HĐBĐTV

Về nguyên tắc, một hợp đồng được coi là hợp pháp nếu thoả mãn những điều kiện về năng lực chủ thể, tính tự nguyện, về nội dung và mục đích, về hình thức và hợp đồng thế chấp cũng phải đáp ứng các điều kiện này. Vì vậy, xét các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng thế chấp số 04/HĐBĐTV, tác giả nhận thấy:

Về năng lực tham gia của các chủ thể khi giao kết hợp đồng: dựa vào thông

tin trong vụ việc này, có đủ cơ sở để khẳng định các bên có đủ năng lực chủ thể khi tham gia ký kết hợp đồng. Hợp đồng thế chấp số 04/HĐBĐTV đây là hợp đồng thế chấp có liên quan đến người thứ ba. Ngân hàng phát triển Việt Nam – chi nhánh tỉnh Phú Yên là bên được bảo đảm, Công ty Phương Lan là bên bảo đảm, và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định là bên có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Về nội dung và mục đích của hợp đồng: Pháp luật dân sự không cấm một tài

sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, Công ty TNHH Phương Lan đã dùng tài sản của mình để bảo đảm cho hai nghĩa vụ điều này không vi phạm pháp luật tại khoản 1 Điều 324 BLDS năm 2005 (Nội dung tương ứng với khoản 1 Điều 296 BLDS năm 2015) “Một tài sản có thể được dùng để bảo đảm thực hiện

nhiều nghĩa vụ dân sự…”. Do đó, hợp đồng trên là hồn tồn hợp pháp, không trái

pháp luật và đạo đức xã hội.

Về tính tự nguyện của các chủ thể khi giao kết hợp đồng: Công ty TNHH Phương Lan đã ký hợp đồng tín dụng cho vay đầu tư phát triển số 3 ngày 26/4/2004 và phụ lục điều chỉnh hợp đồng số 01 ngày 12/11/2004, và tiếp đó ngày 11/4/2006 hai bên đã ký kết phụ lục hợp đồng thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay số 01/2006. Như vậy, các bên đã ký kết với nhau nhiều hợp đồng trong quá trình làm ăn, điều này cho thấy giữa các bên có sự tin tưởng nhau, việc tham gia ký hợp đồng đã thể hiện ý chí đồng ý của Cơng ty TNHH Phương Lan và đồng thời cũng như các chủ thể khác có liên quan một cách tự nguyện.

Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng thế chấp số 04/HĐBĐTV được đăng ký

giao dịch bảo đảm tại Trung tâm đăng ký giao dịch tài sản Đà Nẵng. Tài sản thế chấp của Công ty Phương Lan xét thấy là toàn bộ động sản thuộc trường hợp luật không bắt buộc đăng ký. Việc Ngân hàng phát triển Việt Nam – chi nhánh tỉnh Phú Yên đăng ký thế chấp đối với hợp đồng thế chấp trên là tự nguyện yêu cầu Trung tâm Đăng ký giao dịch tài sản đăng ký. Do đó, việc đăng ký này đã phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba (Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định) đồng thời đây là điều kiện để xác định thứ tự ưu tiên thành toán khi xảy ra tranh chấp.

Thứ hai, về hiệu lực của hợp đồng thế chấp số 04/HĐBĐTV, hợp đồng được

giao kết hợp pháp, nên hiệu lực của hợp đồng phát sinh từ khi Công ty Phương Lan và Ngân hàng phát triển Việt Nam – chi nhánh tỉnh Phú Yên giao kết. Và đối với trường hợp đăng ký thế chấp sẽ làm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba, cụ thể là Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Định.

Thứ ba, xét thấy tài sản mà Công ty Phương Lan thế chấp cho Ngân hàng phát

triển Việt Nam – chi nhánh tỉnh Phú Yên để bảo đảm tiền vay, đồng thời cũng dùng tài sản này để thế chấp cho Ngân hàng đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh tỉnh Bình Định đây là trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm nghĩa vụ hai nơi. Ở đây, xét thấy có sự xung đột giữa hai quyền lợi đều đáng được bảo vệ theo pháp luật.

Vậy thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản thế chấp giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều 325 Bộ luật dân sự năm 2005 (Nội dung tương ứng với điểm a khoản 1 Điều 308 BLDS năm 2015) như sau: “Trong trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng ký thì việc xác định thứ tự

ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm được xác định theo thứ tự đăng ký”.

dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm”. Do đó, tác giả khơng thống nhất với lập luận của Toà án: “Do Ngân hàng

Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên “không cầm, nắm giữ cơ sở pháp lý gốc của tài sản trùng lắp” nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên sẽ không được ưu tiên thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản bị phát mãi. Còn Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định sẽ được hưởng quyền ưu tiên phát mãi tài sản thế chấp vì đã “xuất trình tồn bộ các giấy tờ gốc của tài sản”. Việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên và Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định khi xử lý tài sản thế chấp sẽ căn cứ vào thời điểm đăng ký thế chấp chứ không căn cứ vào việc “cầm, giữ” giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu đối với tài sản thế chấp.

Về thời điểm đăng ký thế chấp tài sản đã được nêu trên. Có thể thấy, hợp đồng thế chấp động sản của Công ty TNHH Phương Lan với Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên đã được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Đà Nẵng với thời điểm đăng ký được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký là lúc 13 giờ 56 phút, ngày 14/4/2006. Cịn hợp đồng thế chấp động sản của Cơng ty TNHH Phương Lan với Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định được đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản tại thành phố Đà Nẵng với thời điểm đăng ký được ghi nhận trên Giấy chứng nhận đăng ký là lúc 15 giờ 21 phút, ngày 04/6/2007. Do đó, căn cứ theo quy định của pháp luật dựa vào thời điểm đăng ký Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên sẽ có quyền được ưu tiên thanh toán trước so với Ngân hàng Đầu tư - Phát triển Việt Nam chi nhánh Bình Định khi xử lý tài sản thế chấp là động sản. Hay nói cách khác, Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên sẽ được ưu tiên thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp khi tài sản bị phát mãi. Vì vậy, tác giả không thống nhất với hướng giải quyết của Toà án cho rằng Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên “không cầm, nắm giữ cơ sở pháp lý gốc của tài sản trùng lắp” nên Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Phú Yên sẽ không được ưu tiên thụ hưởng giá trị tài sản trùng lắp trong trường hợp tài sản bị phát mãi32.

32

Hướng giải quyết trên được áp dụng theo BLDS năm 2005 nhưng nếu trong hoàn cảnh tương tự cần áp dụng BLDS năm 2015 thì hướng xử lý vẫn tương tự vì BLDS năm 2015 vẫn ưu tiên thanh toán dựa vào thứ tự đăng ký khi các biên pháp bảo đảm đều được đăng ký

Như vậy, hướng giải quyết trên của Tồ án là khơng đúng với quy định của pháp luật.

Từ việc phân tích vụ việc trên có thể thấy được sự quan trọng của việc đăng ký thế chấp tài sản trong trường hợp một tài sản được dung để bảo đảm nhiều nghĩa vụ. Vì vậy, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:

Một là, cần sớm ban hành luật đăng ký giao dịch bảo đảm. Tình trạng pháp lý

của tài sản thế chấp càng được cơng khai, minh bạch hố càng góp phần an tồn trong các giao dịch thế chấp nói riêng hay các giao dịch bảo đảm nói chung. Để tăng cường tính minh bạch pháp lý của tài sản thì việc đăng ký là hết sức quan trọng. Cần nghiên cứu pháp luật nước ngồi về vấn đề này từ đó học hỏi những kinh nghiệm làm luật của các nước về vấn đề đăng ký, từ đó sớm ban hành luật đăng ký giao dịch bảo đảm thống nhất cho tất cả các loại tài sài sản, tránh tình trạng phân tán trong nhiều văn bản luật như hiện nay. Như Luật đất đai, Luật Hàng hải,…

Hai là, để hạn chế rủi ro khi cho vay có tài sản bảo đảm thì một trong những

việc bắt buộc mà bên nhận thế chấp cần thực hiện là tra cứu thông tin về giao dịch bảo đảm trước khi ký kết hợp đồng thế chấp. Chính vì việc khơng tra cứu thơng tin trước khi ký kết hợp đồng bảo đảm là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho bên nhận thế chấp. Việc tra cứu thơng tin trước khi ký kết hợp đồng có ý nghĩa rất lớn đối với bên nhận thế chấp. Ví dụ như: xác định được tài sản đang được dùng để bảo đảm cho những khoản vay nào; xác định được thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các chủ nợ có bảo đảm; … Từ đó, là cơ sở đảm bảo để cho bên nhận thế chấp quyết định giao kết hợp đồng thế chấp hay khơng. Mặt khác, việc tìm hiểu thơng tin về tài sản bảo đảm là cơ hội để bảo vệ quyền và lợi ích cho chính bên nhận thế chấp.

Ba là, cần xây dựng pháp luật cụ thể trong trường hợp các giao dịch bảo đảm

không thực hiện đăng ký. Trong trường hợp này, theo tác giả thì khơng bên nào

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)