Về các trường hợp đăng ký thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 58)

7. Bố cục đề tài

2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về đăng ký thế chấp tài sản

2.1.3. Về các trường hợp đăng ký thế chấp tài sản

Nội dung ở Chương 1 tác giả đã có những phân tích về các trường hợp đăng ký thế chấp bắt buộc và đăng ký thế chấp theo yêu cầu theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 102/2017/NĐ – CP. Tuy nhiên, trong thực tiễn một số chủ thể cịn có sự nhầm lẫn. Do đó, tác giả đưa ra vụ án cụ thể như sau:

Vụ việc số 5: Ngày 02/10/2013, bà Trần Thị Hoàng Y và Ngân hàng Thương

mại cổ phần Đ – Chi nhánh Q có ký Hợp đồng dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ số 81/TC140/2013, với hạn mức tín dụng do Ngân hàng cấp cho bà Y là 800.000.000 đồng. Thời hạn là 12 tháng; lãi suất 1.35%/năm, lãi suất quá hạn bằng 1,5 lần lãi suất thấu chi trong hạn. Từ khi bà Y sử dụng tiền thấu chi đến nay, đã khơng thanh tốn cho Ngân hàng thêm bất kỳ khoản tiền gốc và lãi nào. Do bà Y vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên khi hết hạn hợp đồng, Ngân hàng đã chuyển toàn bộ số nợ vay

cịn thiếu sang q hạn. Vì vậy, Ngân hàng khởi kiện yêu đề nghị Tòa án xem xét giải quyết với yêu cầu: Buộc bà Trần Thị Hoàng Y phải trả cho Ngân hàng số tiền cịn nợ tạm tính đến ngày 24/7/2018 là 1.663.151.537 đồng.

Bản án sơ thẩm số 340/2018/DS – ST ngày 24/7/2018 chấp nhận yêu cầu của Ngân hàng thương mại cổ phần Đ.

Ngày 07/8/2018, Bà Y kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm với những lý do sau:

 Bà Y cho rằng việc đăng ký giao dịch bảo đảm là nghĩa vụ của bên nhận thế chấp. Ngân hàng Đ thừa biết cơ quan có thẩm quyền khơng cho đăng ký giao dịch bảo đảm khi vay vốn, nên Ngân hàng cố tình khơng thực hiện.

 Cổ phiếu của Ngân hàng Đ do Cơng ty chứng khốn của Ngân hàng Đ quản lý nên mọi giao dịch liên quan đến việc chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu của tất cả các cổ đông đều phải qua Cơng ty chứng khốn, một công ty con 100% vốn của Ngân hàng Đ. Từ đó Ngân hàng dễ dàng ngăn chặn mọi giao dịch chuyển nhượng khi khách hàng đang vay vốn có thế chấp cổ phiếu tại Ngân hàng mà không cần phải đăng ký giao dịch bảo đảm. Vì vậy, bà Y kháng cáo u cầu Tồ án cấp phúc thẩm xem xét giải quyết các yêu cầu sau:

 Bà Y đề nghị tuyên bố Hợp đồng thấu chi tài khoản thẻ số 81/TC140/2013 là vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật.

 Bà Y chỉ đồng ý trả số nợ gốc còn lại bằng việc cấn trừ 100.000 cổ phiếu của bà Y tại Ngân hàng Đ.

Kết quả giải quyết của Tồ án cấp phúc thẩm:

 Tun bố khơng chấp nhận kháng cáo của bị đơn bà Trần Thị Hoàng Y.

 Buộc bị đơn bà Trần Thị Hoàng Y phải trả cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đ số tiền còn nợ đến ngày 24/7/2018 tổng cộng là 1.663.151.537 đồng, trong đó tiền nợ gốc là 799.986.490 đồng, tiền lãi trong hạn là 112.037.745 đồng, lãi quá hạn là 751.127.302 đồng30.

Đối với kết quả giải quyết của Tịa án cấp phúc thẩm tác giả có một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, tính hợp pháp của hợp đồng hợp đồng thấu chi tài khoản thẻ số

81/TC140/2013

Về nguyên tắc, một hợp đồng được coi là hợp pháp nếu thoả mãn những điều kiện về năng lực chủ thể, tính tự nguyện, về nội dung và mục đích, về hình thức. Vì vậy, xét các điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng thấu chi tài khoản thẻ số 81/TC140/2013 tác giả nhận thấy:

30

Bản án số: 1040/2018/DS-ST ngày 16/11/2018 cuả TAND thành phố Hồ Chí Minh về

Về năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng: Với hợp đồng thấu chi tài khoản

thẻ số 81/TC140/2013 Ngân hàng thương mại Cổ phần Đ là bên có quyền, bà Trần Thị Hoàng Y là bên có nghĩa vụ trong hợp đồng vay. Dựa vào thông tin trong vụ việc này, các bên hồn tồn có đủ năng lực chủ thể khi giao kết hợp đồng.

Về nội dung và mục đích của hợp đồng: Hợp đồng 81/TC140/2013 là bà Y tự

nguyện ký kết với ngân hàng Đ thông qua giấy đề nghị cấp hạn mức thấu chi ngày 02/10/2013 của bà Y. Bà Y vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên Ngân hàng yêu cầu khởi kiện buộc bà Y phải thực hiện nghĩa vụ. Trong quá trình giải quyết vụ án, khơng có tranh chấp về việc bà Y bị bắt buộc ký kết hợp đồng với Ngân hàng. Vì vậy, nội dung và mục đích của hợp đồng trên là hồn tồn hợp pháp, khơng trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Về tính tự nguyện của các chủ thể khi giao kết hợp đồng: bà Y tham gia ký kết

hợp đồng với Ngân hàng trên cơ sở hồn tồn tự nguyện. Vì trong nội dung vụ án kể cả trong nội dung kháng cáo bị đơn khơng đề cập đến việc bản thân mình bị ép buộc ký kết hợp đồng. Ngoài ra, tại phiên toà phúc thẩm đại diện theo uỷ quyền của bà Y cũng thừa nhận: ngày 02/10/2018, bà Y đã “ký hợp đồng” dịch vụ thấu chi tài khoản thẻ số 81/TC140/2013. Ý chí của một người được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và chữ ký của các bên là một trong những hình thức thể hiện ý chí đó là đồng ý một cách tự nguyện. Do đó, hợp đồng trên được ký kết hoàn toàn tự nguyện giữa các bên.

Về hình thức của hợp đồng: Hợp đồng thấu chi tài khoản thẻ số

81/TC140/2013 được tham gia ký kết bởi hai bên, tự nguyện xác lập. Hợp đồng trên là sự ràng buộc giữa Ngân hàng và bà Y. Do đó, hợp đồng trên có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết giữa hai bên.

Hai là, về tài sản thế chấp

Tại Điều 3 hợp đồng số 81/TC140/2013 ngày 02/10/2013 thể hiện hình thức bảo đảm thấu chi là tín chấp và thế chấp trong đó có đánh vào ơ thế chấp/cầm cố 100.000 cổ phiếu Đ. Việc này cho thấy khi ký kết hợp đồng hai bên có ghi nhận thế chấp/cầm cố 100.000 cổ phiếu làm tài sản bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Ngân hàng và đại diện bị đơn là ơng Nguyễn Chí N xác nhận các bên không thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm tại cơ quan có thẩm quyền.

Theo Cơng văn số 313/2018/CV-DAS ngày 04/5/2018, của cơng ty TNHHMTV Chứng khốn Ngân hàng Đ cung cấp, thì bà Y là cổ đơng đang sở hữu 100.000 cổ phiếu Đ Bank đã được cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần nhưng chưa đến nhận. Hơn nữa, tại phiên toà phúc thẩm đại diện của bị đơn cũng xác nhận, bà Y không giao Giấy chứng nhận sở hữu 100.000 cổ phần cho Ngân hàng giữ. Theo quy định tại khoản 1 Điều 350 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp các

bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ về tài sản thế chấp thì khi chấm dứt thế chấp phải hoàn trả cho bên thế chấp giấy tờ về tài sản thế chấp”. Trong vụ việc

này, bà Y không giao giấy chứng nhận sở hữu 100.000 cổ phần cho Ngân hàng giữ. Vì vậy quyền sở hữu 100.000 cổ phiếu vẫn thuộc tài sản của bà Y, tác giả thống nhất với nhận định của Toà án cấp phúc thẩm: “Quyền sở hữu 100.000 cổ phiếu vẫn thuộc bà Y, nên không thể xác định bà Y ký hợp đồng số 81/TC140/2013 ngày 02/10/2013 để vay thấu chi 800.000.000 đồng được bảo đảm bằng biện pháp thế chấp, cầm cố 100.000 cổ phiếu”.

Về đối tượng thế chấp là 100.000 cổ phiếu. Pháp luật quy định cổ phiếu thuộc đối tượng đăng ký tại Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản, và theo khoản 1 Điều 3 Nghị định số 83/2010/NĐ – CP quy định các trường hợp bắt buộc đăng ký thì “cổ phiếu khơng thuộc trường hợp bắt buộc phải đăng ký”, vì vậy việc thực hiện đăng ký hay không đăng ký cũng khơng làm ảnh hưởng đến hợp đồng. Ngồi ra, pháp luật không có quy định nào bắt buộc việc đăng ký giao dịch bảo đảm đối với cổ phiếu chỉ là nghĩa vụ của bên nhận thế chấp. Do đó, bà Y cho rằng việc đăng ký là nghĩa vụ của Ngân hàng là khơng có cơ sở. Như vậy, Toà án giải quyết vụ án trên là phù hợp với quy định của pháp luật.

Pháp luật đã có những quy định cụ thể, rõ ràng về các trường hợp bắt buộc phải thực hiện việc đăng ký thế chấp tài sản. Do đó, theo tác giả một trong những vướng mắc của sự nhầm lẫn khơng đáng có là do người dân - chủ thể khi tham gia giao dịch bảo đảm chưa hiểu rõ về những quy định pháp luật. Vì vậy, cần đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm nói chung và đăng ký thế chấp nói riêng, qua đó giúp người dân - chủ thể hiểu rõ các quy định pháp luật, thực hiện đúng các quy định pháp luật khi tham gia giao dịch thế chấp.

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)