Chủ thể tham gia trong quan hệ đăng ký thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 33)

7. Bố cục đề tài

1.6.4. Chủ thể tham gia trong quan hệ đăng ký thế chấp tài sản

Theo quy định của pháp luật thì chủ thể tham gia trong quan hệ đăng ký thế chấp tài sản là bên yêu cầu đăng ký (bên đăng ký) và cơ quan có thẩm quyền đăng ký (bên nhận đăng ký).

 Bên yêu cầu đăng ký.

Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP quy định người yêu cầu đăng ký thế chấp tài sản bao gồm: “Bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; bên bán tài

sản, bên mua tài sản trong trường hợp chuyển nhượng, mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu (sau đây gọi chung là bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm); Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay tài sản nhưng không thực hiện việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc người đại diện hợp pháp của các chủ thể này. Trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm, thì bên bảo đảm mới, bên nhận bảo đảm mới là người yêu cầu đăng ký”. Phần lớn, trong thực tế theo sự thoả

thuận giữa các bên giao kết hợp đồng thế chấp thì người yêu cầu đăng ký thường là bên nhận thế chấp ở đây có thể hiểu bên nhận thế chấp là bên có quyền trong giao kết hợp đồng. Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 323 BLDS năm 2015 còn quy định quyền của bên nhận thế chấp “Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật”. Pháp luật quy định các bên tự do thoả thuận bên nào thực hiện đăng ký thế

chấp. Tuy nhiên, trường hợp thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm thì khơng được tư do thoả thuận, mà người thay đổi đó phải là người thực hiện đăng ký.

Đối với người yêu cầu đăng ký thế chấp tài sản có Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán. Chủ thể này được quy định tại Điều 69 Luật phá sản năm 2014 như sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán cho người khác vay

tài sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký giao dịch bảo đảm nhưng chưa đăng ký thì doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện ngay việc đăng ký; trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản phải thực hiện việc đăng ký giao dịch bảo đảm” với

quy định trên thì chỉ những biện pháp bảo đảm luật bắt buộc phải đăng ký như: thế chấp quyền sử dụng đất, thế chấp tàu biển,…thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản mới thực hiện việc đăng ký thế chấp.

Ngồi ra, pháp luật cịn quy định người yêu cầu đăng ký có thể là người đại diện theo pháp luật (ở đây là người được uỷ quyền). Hiển nhiên, người được uỷ quyền sẽ phải đáp ứng đầy đủ điều kiện theo pháp luật quy định về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự, ngoài ra người được uỷ quyền sẽ chỉ được thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi được uỷ quyền.

 Bên có thẩm quyền đăng ký thế chấp tài sản.

Pháp luật Việt Nam quy định các chủ thể là bên có thẩm quyền đăng ký thế chấp tài sản tại điều 9 Nghị định số 102/2010/NĐ-CP như sau: “Cục Hàng không

Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay; Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam) thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu biển; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai) thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký)”. Từ điều luật trên có thể thấy, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thế chấp

tài sản phụ thuộc vào tài sản bảo đảm là gì.

Đối với Cục Hàng không Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải:

Nếu tài sản thế chấp là tàu bay thì Cục Hàng khơng Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc đăng ký thế chấp tàu bay. Hoạt động đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay được thực hiện theo quy định của Luật hàng không dân dụng Việt Nam và Nghị định số 102/2017/NĐ-CP. Theo quy định hiện hành, Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan duy nhất có thẩm quyền đăng ký thế chấp tài sản là tàu bay. Cục Hàng không Việt Nam hiện áp dụng nguyên tắc đăng ký xác minh. Theo đó, việc đăng ký được thực hiện trên cơ sở thẩm tra, đối chiếu những thông tin trong hồ sơ đăng ký của khách hàng với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam về chủ sở hữu, về tình trạng pháp lý - kỹ thuật của tàu bay được dùng làm tài sản thế chấp để quyết định việc đăng ký. Nếu đủ điều kiện thì việc thế chấp sẽ được đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng bạ tàu bay Việt Nam. Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cục Hàng không Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do.

Theo quy định hiện hành, đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu bay không chỉ có hiệu lực đối kháng với bên thứ ba, mà cịn là điều kiện bắt buộc để giao dịch có hiệu lực pháp luật. Điều này hoàn toàn phù hợp với thơng lệ quốc tế vì ngành hàng

khơng dân dụng, không chỉ chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc gia, mà còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật quốc tế và địi hỏi tính an tồn rất cao cả về kỹ thuật và pháp lý18. Xuất phát từ những đặc thù đó, quy trình đăng ký thế chấp bằng tàu bay hiện được thực hiện chặt chẽ về trình tự, thủ tục đăng ký. Việc đăng ký không chỉ nhằm xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các nghĩa vụ được bảo đảm và nhằm cơng khai hố tình trạng pháp lý của tài sản, mà còn là điều kiện làm phát sinh giá trị pháp lý của biện pháp giao dịch bảo đảm.

Đối với Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải theo phân cấp của Cục Hàng hải Việt Nam trực thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam):

Hoạt động đăng ký thế chấp bằng tàu biển tại các cơ quan đăng ký tàu biển được thực hiện theo quy định của Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015 và Nghị định số 102/2017/NĐ-CP. Theo quy định hiện hành, quy trình đăng ký giao dịch bảo đảm bằng tàu biển được thực hiện theo nguyên tắc đăng ký xác minh.

Trên cơ sở hồ sơ yêu cầu đăng ký, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra, đối chiếu với các thông tin được lưu trữ liên quan đến tình trạng thực tế - pháp lý của tàu biển. Cụ thể, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam kiểm tra, xác minh các thông tin trong hồ sơ với các thông tin được lưu giữ trong Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quyết định việc đăng ký. Nếu đủ điều kiện thì việc thế chấp sẽ được đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam sẽ ghi nội dung đăng ký vào Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam (Trong trường hợp từ chối đăng ký, Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu đăng ký trong đó nêu rõ lý do). Như vậy, cũng như việc đăng ký thế chấp bằng tàu bay, đăng ký thế chấp bằng tàu biển đòi hỏi cán bộ đăng ký phải đảm bảo tính an tồn pháp lý rất cao cho các giao dịch.

Đối với Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường (sau đây gọi chung là Văn phòng đăng ký đất đai):

Hoạt động đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất; tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013; Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Về nguyên tắc, việc đăng ký thế chấp được thực hiện theo nguyên tắc đăng ký xác minh. Với quy định của Luật Đất đai năm 2013; Nghị định số 102/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan, thì việc đăng ký khơng chỉ có ý nghĩa xác

18

Trang thông tin trường đại học kiểm sát Hà Nội, “Hoạt động của hệ thống cơ quan đăng

ký giao dịch bảo đảm tại Việt Nam và một số giải pháp hoàn thiện”,

định thứ tự ưu tiên thanh tốn và cơng khai hố tình trạng pháp lý của tài sản bảo đảm, mà còn là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của hợp đồng thế chấp. Theo quy định hiện hành, trên cơ sở hợp đồng đã được cơng chứng hoặc chứng thực thì người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đăng ký, trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì người tiếp nhận từ chối đăng ký và hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất phải kiểm tra, xác minh, đối chiếu những thông tin trong hồ sơ đăng ký với hồ sơ địa chính. Sau đó, Văn phịng đăng ký đất đai ghi nội dung đăng ký vào Sổ địa chính; Giấy chứng nhận; chứng nhận nội dung đăng ký vào phiếu yêu cầu đăng ký.

Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp (sau đây gọi chung là Trung tâm Đăng ký):

Trên cơ sở quy định tại Nghị định số 102/2017/NĐ-CP. Bộ Tư pháp đã ban hành Thơng tư số 08/2018/TT-BTP. Theo đó các cá nhân, pháp nhân có quyền lựa chọn một trong các Trung tâm Đăng ký để thực hiện việc đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm, hợp đồng theo quy định pháp luật. Trung tâm Đăng ký thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cá nhân, pháp nhân trong phạm vi cả nước, khơng phân biệt theo địa giới hành chính nơi Trung tâm đặt trụ sở. Hiện nay, có ba trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thực hiện việc đăng ký thế chấp tài sản19

.

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)