Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về thế chấp tài sản

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 41)

7. Bố cục đề tài

1.7. Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về thế chấp tài sản

1.7.1. Thời kỳ từ cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước ngày BLDS năm 1995 được thông qua 1995 được thông qua

Sau khi cách mạng tháng Tám thành cơng tình hình tài chính - tiền tệ của chính quyền cách mạng gặp rất nhiều khó khăn: Kho bạc chỉ còn hơn 1,25 triệu đồng Đơng Dương, trong đó một nửa là tiền rách; Ngân hàng Đông Dương vẫn nằm trong tay tư bản thực dân và ln tìm cách phá hoại ta về tài chính, tiền tệ; các nguồn thu ngân sách quá ít ỏi so với nhu cầu chi tiêu của chính quyền, … Trước tình hình đó, Chính quyền Việt Nam dân chủ cộng hoà đã nỗ lực từng bước xây dựng nền tài chính tiền tệ độc lập. Thực hiện chủ trương21 chính sách mới về kinh tế - tài chính của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2 năm 1951), ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15-SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, với những nhiệm vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ; quản lý Kho bạc Nhà nước; huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất, lưu thơng hàng hóa; quản lý hoạt động kim dung bằng biện pháp hành chính; quản lý ngoại hối và đấu tranh tiền tệ với địch.

20

Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 102/2017/NĐ-CP 21

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951) đề ra chủ trương, chính sách mới về kinh tế-tài chính, trong đó chỉ rõ: Chính sách tài chính phải kết hợp chặt chẽ với chính sách kinh tế; thành lập Ngân hàng Quốc gia, phát hành đồng bạc mới để ổn định tiền tệ, cải tiến chế độ tín dụng

Sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ngày 6/5/1951 là bước ngoặt lịch sử trong quá trình phát triển hệ thống tiền tệ - ngân hàng Việt Nam. Hoạt động của Ngân hàng Quốc gia trong thời kỳ này đã góp phần rất quan trọng củng cố hệ thống tiền tệ độc lập, tự chủ của đất nước, phát triển sản xuất, lưu thơng hàng hóa, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh.

Sự ra đời và phát triển của các hoạt động Ngân hàng đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên, trước những hoạt động đó địi hỏi cần phải có những quy định của pháp luật điều chỉnh để duy trì sự ổn định và phát triển của Ngân hàng cũng như nền kinh tế. Do đó, những quy định của pháp luật về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nói chung và biện pháp thế chấp tài sản nói riêng lần lượt được ban hành. Cụ thể như sau:

Quyết định số 156/NH-QĐ ngày 18/11/1989 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành bản quy định về việc thế chấp tài sản để vay vốn Ngân hàng. Quyết định này có quy định thế chấp hoặc bảo lãnh vay vốn ngân hàng có thể bằng bất động sản hoặc động sản như tiền gửi, vàng bạc, các vật dụng sinh hoạt, …

Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 25/9/1989 Pháp lệnh này quy định có ba biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong đó có biện pháp thế chấp tài sản, cầm cố và bảo lãnh tài sản;

Nghị định số 17-HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế, đã quy định: Thế chấp tài sản là việc dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác và không giao cho bên nhận thế chấp;

Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 30/6/1990 cũng quy định về biện pháp thế chấp tàu biển tại khoản 1 Điều 29.

Pháp lệnh hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991 Pháp lệnh này có hiệu lực cùng với Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989, quy định 4 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc và bảo lãnh. Pháp lệnh này đã quy định, thế chấp tài sản là việc dùng bất động sản và không giao cho bên nhận thế chấp. Ở pháp lệnh này biện pháp thế chấp tài sản có điểm khác so với biện pháp thế chấp ở Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế và Nghị định số 17-HĐBT năm 1990 đó là biện pháp thế chấp chỉ dùng bất động sản, mà khơng cịn dùng động sản như trước đây;

Quyết định số 04-NH/QĐ ngày 08/01/1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế, biện pháp thế chấp cũng được nhắc đến trong quyết định này. Sau đó, quyết định này được thay thế bởi Quyết định số 198-QĐ/NH1 ngày 16/ 9/1994 của Thống đốc

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ban hành các thể lệ tín dụng ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế;

Luật đất đai ban hành năm 1993 cho phép thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn Ngân hàng, thế chấp quyền sử dụng đất được quy định chi tiết tại Nghị định số số 18/CP ngày 13/02/1995 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành pháp lệnh về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất.

1.7.2. Thời kỳ từ năm 1995 đến khi Bộ luật dân sự năm 2015 được ban hành

 Quốc hội khố IX đã thơng qua ban hành BLDS năm 1995 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/1996. Đây là BLDS đầu tiên của nước ta, Bộ luật này đã thay thế Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991, quy định 7 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi phạm. Trong đó việc thế chấp tài sản vẫn chỉ dùng bất động sản, giống với Pháp lệnh Hợp đồng dân sự năm 1991.

Sau đó, để cụ thể hố các quy định của BLDS năm 1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm;

Nghị định số 08/2000/NĐ-CP ngày 10/3/2000 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm;

Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Sau đó, quyết định này được thay thế bởi Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ngày 03/2/2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

 Tiếp đó BLDS năm 2005 được Quốc hội khố XI thơng qua ngày 14/6/2005 bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006. Bộ luật này thay thế BLDS năm 1995, quy định 7 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ dân sự là cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Nội dung của thế chấp tài sản cũng có sự khác biệt hồn tồn với tất cả các quy định trước đó, đặc biệt là đối tượng thế chấp có thể là bất động sản hoặc động sản. Để cụ thể hoá các quy định của BLDS năm 2005 các văn bản dưới luật đã được ban hành như:

Thông tư liên tịch số 05/2005/TTLT-BTP-BTNMT ngày 16/6/2005 của Bộ tư pháp và Bộ tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;

Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, sau đó Nghị đinh này được thay thế bởi Nghị định số 11/2012/NĐ – CP ngày 22/12/2012;

Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảo đảm thay thế cho Nghị định số 08/2000 NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/3/2000 và các Thông tư hướng dẫn về thủ tục thế chấp, đăng ký, thu phí cơng chứng, …

 Cho đến nay, trên tinh thần nối tiếp những thành công của việc xây dựng pháp luật về thế chấp tài sản BLDS năm 2015 được Quốc hội khố XIII thơng qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017 cũng đã có những thay đổi cơ bản về các biện pháp bảo đảm nói chung và biện pháp thế chấp nói riêng. BLDS năm 2015 đã có quy định về hiệu lực của thế chấp tài sản tại Điều 319.

Sau đó, Bộ Tư pháp đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số mới về đăng ký biện pháp bảo đảm Nghị định số 102/2017 NĐ-CP ngày 01/9/2017 thay thế cho Nghị định số 83/2010/NĐ-CP ngày 23/7/2010 Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 15/10/2017 để khắc phục những vướng mắc, tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho công tác đăng ký biện pháp bảo đảm.

Như vậy, từ những văn bản pháp luật đã được ban hành được nêu trên qua các thời kỳ cho đến nay, thì BLDS 2015 là Bộ luật hiện hành đã có những quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết nhất. Qua đó có thể thấy, pháp luật nước ta ln có sự thay đổi về các văn bản pháp luật liên quan đến thế chấp tài sản để phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong phạm vi chương này, tác giả nghiên cứu một cách khái quát thế chấp tài sản về mặt lý luận, phân tích làm rõ nội hàm khái niệm, đặc điểm và so sánh biện pháp thế chấp tài sản với một số biện pháp thế chấp khác, nghiên cứu về tài sản thế chấp, hình thức và hiệu lực của thế chấp tài sản. Về nội dung đăng ký thế chấp tài sản tác giả phân tích làm rõ các quy định pháp luật như: Phân nhóm các trường hợp bắt buộc đăng ký và không bắt buộc đăng ký đồng thời qua đó so sánh với pháp luật nước ngoài để thấy những điểm tương đồng và khác biệt để có cơ sở hồn thiện hệ thống pháp về đăng ký thế chấp tài sản ở nước ta; Giá trị pháp lý của việc thực hiện đăng ký thế chấp tài sản; Các chủ thể tham gia trong quan hệ đăng ký thế chấp, từ đó tác giả làm rõ quyền, nghĩa vụ, nhiệm vụ và trách nhiệm của các chủ thể trong quan hệ đăng ký thế chấp. Bên cạnh đó, từ cơ sở pháp luật cũ và pháp luật mới tác giả phân tích so sánh để thấy sự thay đổi của pháp luật quy định về thế chấp cũng như đăng ký thế chấp qua các thời kỳ.

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THẾ CHẤP TÀI SẢN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đăng ký thế chấp tài sản lý luận và thực tiễn (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)