- Về phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức: Có tinhthần u nước sâu sắc,
1.2.1. Quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp cơ sở
1.2.1. Quan niệm về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thốngchính trị cấp cơ sở chính trị cấp cơ sở
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý thì từ "xây dựng" có ba nghĩa chính: 1. Làm nên, gây dựng nên; 2. Tạo ra cái giá trị tinh thần có nội dung nào đó; 3. Thái độ, ý kiến có tinh thần đóng góp, làm tốt hơn, thái độ xây dựng [77, tr. 1856].
Như vậy, theo nghĩa chung nhất của từ "xây dựng" thì xây dựng đội ngũ CBCC của HTCT cấp cơ sở là những hoạt động tạo nên, làm nên, tạo ra đội ngũ CBCC của HTCT cấp cơ sở theo những yêu cầu của từng giai đoạn nhất định.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong quá trình lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân thế giới, khi luận bàn về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ đã chỉ rõ: phải đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục, rèn luyện, giám sát, thậm chí phải bãi miễn cán bộ thì mới có được đội ngũ cán bộ tốt. Đó là những hoạt động đặc biệt quan trọng của Đảng, cả trong lãnh đạo đấu tranh giành chính quyền và khi trở thành đảng cầm quyền, xây dựng chế độ xã hội mới. Khi nói về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, V.I. Lênin nhấn mạnh:
Tìm cho ra và thử thách hết sức nhẫn nại, hết sức thận trọng, những người thực sự có tài tổ chức, những người có bộ óc sáng suốt và có bản lĩnh, tháo vát trong thực tiễn, những người trung thành với chủ nghĩa xã hội, vừa có năng lực lặng lẽ (bất chấp sự hỗn loạn ồn ào) tổ chức công tác cho vững chắc và nhịp nhàng của khối người to lớn trong phạm vi tổ chức Xơ Viết. Chỉ có những người như thế chúng ta mới đề bạt lên những chức vụ lãnh đạo, quản lý [44, tr. 26].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm tới công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Người đã chỉ ra những việc chủ yếu phải thực hiện nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ tốt, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, như: huấn luyện cán bộ; lựa chọn cán bộ; cách đối với cán bộ; thương yêu cán bộ; phê bình cán bộ... Trong đó, Người coi trọng việc huấn luyện cán bộ, coi đó là "cơng việc gốc của Đảng".
Trong lịch sử cách mạng nước ta kể từ khi có Đảng, Đảng ta thường xuyên coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ CBCC. Đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về cán bộ và cơng tác cán bộ ngày càng được bổ sung, hoàn chỉnh, phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ cách mạng. Thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Đại hội lần thứ VI của Đảng đã xác định: "Đổi mới cán bộ lãnh đạo các cấp là mắt xích quan trọng nhất mà Đảng phải nắm chắc để thúc đẩy những cơng cuộc cải cách có ý nghĩa cách mạng" [15, tr. 132]. Trong các văn kiện của Đảng, Đảng ta đã đề cập nhiều đến quan điểm, nguyên tắc, nội dung, nhiệm vụ, trách nhiệm của Đảng và các tổ chức khác trong HTCT trong công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Trong chiến lược cán bộ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đã xác định 5 quan điểm chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ; qui chế và những nội dung cơ bản của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ như: rèn luyện; tuyển chọn; nâng cao phẩm chất, kiến thức, năng lực của cán bộ; giáo dục; bồi dưỡng; qui hoạch; đào tạo; bố trí; sử dụng cán bộ; phát hiện; kiểm tra, giám sát; quản lý; đánh giá cán bộ; bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ; nhân dân tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ, giám sát cán bộ; thực hiện chính sách cán bộ...
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã rất coi trọng sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là CBCC, trong đó có đội ngũ CBCC của HTCT ở cấp cơ sở, đã chỉ ra những mục tiêu, yêu cầu, những qui trình để tạo ra đội ngũ cán bộ có đủ khả năng hồn thành thắng lợi yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng nước ta.
Từ những điểm trình bày nêu trên, cho thấy quan niệm về xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở là hoạt động của các Đảng ủy cơ sở, Huyện ủy, Tỉnh ủy;
chức thành viên của HTCT cấp huyện và cơ sở tham gia vào các khâu: Xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá, lựa chọn cán bộ; xây dựng qui hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ; quản lý, kiểm tra cán bộ; thực hiện chính sách đối với cán bộ đương chức và cán bộ dự nguồn các chức danh chủ chốt của HTCT cấp cơ sở; tạo điều kiện cho cán bộ tự học tập, tự rèn luyện... nhằm tạo ra đội ngũ CBCC cấp cơ sở có chất lượng tốt, có đức, có tài, đủ sức lãnh đạo hồn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ sở.
Từ quan niệm này, để thực hiện có hiệu quả việc xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở, cần thống nhất nhận thức trên những điểm chủ yếu như sau:
- Chủ thể xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở với tư cách là người lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ CBCC cấp cơ sở bao gồm: Thường vụ cấp Tỉnh uỷ, Thường vụ cấp Huyện ủy và Đảng ủy các cơ sở. Trong đó, chủ thể trực tiếp là Thường vụ cấp Huyện ủy và Đảng ủy các cơ sở.
- Nội dung xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở bao gồm tất cả các khâu của cơng tác cán bộ. Đó là: cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá, lựa chọn cán bộ; xây dựng qui hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ; quản lý, kiểm tra cán bộ; thực hiện chính sách đối với cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh CBCC của HTCT cấp cơ sở; tạo điều kiện cho cán bộ tự học tập, tự rèn luyện...
- Muốn xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở đạt kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, phải nắm vững những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về cơng tác cán bộ trong điều kiện Đảng cầm quyền. Đồng thời phải quán triệt sâu sắc những quan điểm đổi mới của Đảng về công tác tổ chức cán bộ, thể hiện tập trung ở các nghị quyết: Nghị quyết Trung ương 3, Trung ương 6 (lần 2), Trung ương 7 khóa VIII; những kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX kiểm điểm việc thực hiện ba nghị quyết (Trung ương 3 khóa VII; Trung ương 3, Trung ương 7 khóa VIII) và các qui định, hướng dẫn của Trung ương về cán bộ và công tác cán bộ.
Từ cách đặt vấn đề đó, q trình xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở cần thống nhất một số quan điểm sau:
Một là: Xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở phải xuất phát từ yêu cầu,
nhiệm xây dựng địa phương phát triển tồn diện, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, văn minh.
Trong quá trình CNH, HĐH và đơ thị hóa các địa phương, những biến đổi trong các lĩnh vực của đời sống xã hội sẽ tác động trực tiếp đến đội ngũ cán bộ và công tác xây dựng đội ngũ CBCC của HTCT cấp cơ sở. Thực tế phát triển địa phương hiện nay đòi hỏi đội ngũ CBCC của HTCT cấp cơ sở phải có nhận thức đúng đắn về những u cầu của tình hình mới để khơng ngừng nâng cao kiến thức, năng lực, trình độ chun mơn, nghiệp vụ; khả năng lãnh đạo, quản lý, điều hành, tập hợp, vận động đoàn kết nhân dân; đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Như vậy, q trình CNH, HĐH, đơ thị hóa cơ sở; thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là môi trường thực tiễn để rèn luyện đội ngũ cán bộ trưởng thành và phát triển.
Hai là: Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền
thống yêu nước và đại đoàn kết dân tộc.
Để đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH, đơ thị hóa và những mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của cơ sở, cần phải thu hút, đoàn kết, tập hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng nhân tài. Quan tâm đổi mới, trẻ hóa đội ngũ cán bộ. Trên cơ sở tiêu chuẩn và có sự chuẩn bị chu đáo thơng qua cơng tác qui hoạch cán bộ, kết hợp yêu cầu phục vụ, đảm bảo hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Ba là: Xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở phải gắn liền với việc xây
dựng bộ máy tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các đồn thể nhân dân ở cơ sở vững mạnh.
Bộ máy tổ chức và đội ngũ cán bộ có quan hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau, tác động lẫn nhau. Bộ máy tổ chức qui định chất lượng cán bộ, đặt ra yêu cầu tiêu chuẩn cho từng chức danh cán bộ trong bộ máy, qui định số lượng và cơ cấu cán bộ phù hợp để bộ máy hoạt động có hiệu quả. Nghị định 121/2003/NĐ-CP của Chính phủ đã xác định: "Xây dựng đội ngũ cán bộ phải tiến hành đồng thời với việc đổi
mới và củng cố tổ chức Đảng, bộ máy Nhà nước, các đồn thể nhân dân... đổi mới cơ chế chính sách, phương thức, lề lối làm việc" [16, tr. 94-95].
Bốn là: Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của quần
chúng ở cơ sở để nâng cao dân trí, để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng CBCC của HTCT cơ sở.
Muốn lựa chọn, đánh giá đúng CBCC HTCT cấp cơ sở, phải thông qua hoạt động thực tiễn, phong trào cách mạng ở cơ sở. Đây là môi trường sinh động nhất để cán bộ bộc lộ khả năng, để cán bộ rèn luyện, nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và năng lực công tác, nhất là năng lực tổ chức thực hiện và vận động quần chúng nhân dân tại cơ sở.
Năm là: Quán triệt quan điểm Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và
quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của tổ chức và người đứng đầu của tổ chức trong HTCT ở cơ sở đối với việc xây dựng đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở.
Cán bộ và công tác cán bộ quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng. Hoạt động của đội ngũ CBCC HTCT cấp cơ sở quyết định hiệu quả hoạt động của HTCT cơ sở bao gồm đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở cơ sở và mọi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phương. Phải có cơ chế để khuyến khích, động viên nhân dân giới thiệu với Đảng những cán bộ tốt, đảm bảo tiêu chuẩn, được nhân dân tín nhiệm, đồng thời có cơ chế để nhân dân đóng góp ý kiến xây dựng, giám sát đội ngũ CBCC HTCT.
1.2.2. Tiêu chí đánh giá cơng tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt củahệ thống chính trị cấp cơ sở