Phạm tội trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 27 - 29)

THÀNH NIÊN PHẠM TỘ

2.1.3. Phạm tội trong trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng

Phịng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo lệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Mục đích của phịng vệ chính đáng là khống chế, đẩy lùi sự tấn công của người đang xâm hại các lợi ích hợp pháp, ngăn ngừa những thiệt hại có thể xảy ra nên phịng vệ chính đáng khơng phải là tội phạm. Được coi là phịng vệ chính đáng khi đáp ứng các điều kiện sau: Có hành vi đang xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của người phịng vệ hoặc của người khác; hành vi xâm hại phải là hành vi trái pháp luật và nguy hiểm đáng kể; hành vi xâm hại phải đang hiện hữu, tức đã bắt đầu, đang xảy ra, chưa chấm dứt hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc; hành vi phịng vệ phải gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm hại chứ khơng phải cho một người nào khác; hành vi phòng vệ gây thiệt hại cho người xâm hại là cần thiết.

Trong trường hợp phịng vệ chính đáng, người phịng vệ có thể có nhiều cách phịng vệ với mức độ khác nhau, có cách gây thiệt hại ít cho người bị tấn cơng, có khi gây thiệt hại nhiều cho người bị tấn công. Việc lựa chọn cách nào là tùy thuộc vào khả năng đánh giá và tâm lý của người phòng vệ lúc phòng vệ, miễn sao cách chống trả đó khơng phải là “rõ ràng q mức cần thiết”. Tức là hành vi phịng vệ cũng phải có mức độ. Vì chỉ ở mức độ cần thiết mới được coi là chính đáng. Nhưng nếu sự phòng vệ là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, gây ra những thiệt hại khơng cần thiết thì hành vi đó là trái pháp luật, chủ thể phòng vệ phải chịu những hậu quả bất lợi.

lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, khơng phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Đây là trường hợp do đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại nên hành vi chống trả của người phạm tội rõ ràng là quá mức cần thiết, khơng tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Việc đánh giá hành vi chống trả có quá mức cần thiết hay khơng phải căn cứ vào tính chất và mức độ của hành vi xâm phạm không gian, địa điểm nơi xảy ra tội phạm và các yếu tố có liên quan. Người phịng vệ đã dùng những phương tiện và phương pháp gây ra thiệt hại lớn hơn cho người xâm hại mà tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại chưa đòi hỏi phải dùng các phương tiện và phương pháp đó.

Chế định vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng bao gồm những yếu tố cơ bản sau:

- Trước hết người có hành vi vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng phải là người vì bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác. Các lợi ích này có thể là lợi ích vật chất hoặc phi vật chất như: Tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản v.v…

- Về phía người bị hại phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên. Nếu hành vi xâm phạm đó chưa bắt đầu và đã kết thúc thì khơng thuộc trường hợp phịng vệ chính đáng.

- Thiệt hại mà người bị hại gây nên do hành vi xâm phạm có thể nhiều loại nhưng thiệt hại mà người phạm tội gây ra chỉ có thể là tính mạng hoặc sức khỏe.

Xuất phát từ động cơ của người phạm tơi là bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mặc khác họ khơng có ý thức phạm tội và khơng có đủ điều kiện khách quan, chủ quan để bình tĩnh, sáng suốt lựa chọn chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, cũng như đánh giá đúng tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công đặc biệt trong những trường hợp bị tấn công bắt ngờ. Do đó, tình tiết vượt quá giới hạn

phịng vệ chính đáng là tình tiết giảm nhẹ đặc biệt. Mức độ trách nhiệm hình sự được giam nhẹ nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ vượt q giới hạn phịng vệ và các tình tiết giảm nhẹ khác. So với các tình tiết giảm nhẹ khác thì tình tiết vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng được giảm nhẹ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)