THÀNH NIÊN PHẠM TỘ
2.1.13. Người phạm tội tự thú
Theo Thông tư liên ngành số 05 ngày 02/6/1990 của Bộ nội vụ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng dẫn thi hành chính sách đối với người phạm tội ra tự thú thì khái niệm “tự thú” tại Mục 1 Phần I (Nguyên tắc chung) của Thông tư này quy định: Những người đã thực hiện hành vi phạm tội nhưng chưa bị phát hiện hoặc đã bị phát hiện, bị giam giữ, bị phạt tù nhưng trốn khỏi nơi giam giữ, trốn tránh thi hành án hoặc đang bị truy nã mà ra tự thú đều được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước. Đồng thời, thông tư này quy định cụ thể đối với người phạm tội ra tự thú như sau:
Người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa bị phát giác, không kể phạm tội gì, thuộc trường hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà ra tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả tội phạm thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định tại đoạn 2 khoản I Điều 48 Bộ Luật hình sự hoặc được giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại Điều 38 Bộ luật hình sự; nếu cùng với việc tự thú cịn lập cơng lớn, vận động được nhiều người khác đã phạm tội ra tự thú thì có thể được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Hiện nay, Thông tư này chưa bị thay thế hay bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, mặc dù Bộ luật hình sự năm 1985 đã bị thay thế bằng Bộ luật hình sự năm 1999. Vì vậy nó vẫn được áp dụng trong việc giải quyết các vụ án hình sự. Khi vận dụng Thông tư này, cần dẫn chiếu sang các điều khoản tương ứng của BLHS. Đó là khoản 3 Điều 8 (Phân loại tội phạm), khoản 2 Điều 25 (Miễn trách nhiệm hình sự), Điều 46 (Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự).
Như vậy, khái niệm “Tự thú” được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả đầu thú và áp dụng cho mọi loại tội phạm, không kể là tội danh nào, ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Thơng tư này khơng có hướng dẫn trường hợp nào thì áp dụng khoản 1, trường hợp nào thì áp dụng khoản 2 Điều 38 Bộ luật hình sự năm 1985 (nay là khoản 1, 2 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999).
Tuy nhiên, sau khi có Bộ luật hình sự năm 1999, trong Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của Tòa án nhân dân tối cao giải đáp, hướng dẫn các vấn đề nghiệp vụ, tại Mục 7 Phần I đã phân biệt tự thú và đầu thú để áp dụng các điểm 0 thuộc khoản 1 hay khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự. Theo đó: Người phạm tội tự thú là người tự mình nhận tội và khai ra hành vi phạm tội của mình trong khi chưa ai phát hiện mình phạm tội. Đây là trường hợp tội phạm chưa bị phát hiện nhưng người thực hiện tội phạm đó đã tự đến cơ quan có thẩm quyền (Cơng an, Viện kiểm sát, Thanh tra…) khai báo hành vi phạm tội của mình. Cũng được coi là tự thú trong trường hợp một người bị bắt, bị phát hiện về một hành vi phạm tội cụ thể, nhưng trong quá trình điều tra tự mình nhận tội và khai ra những hành vi phạm tội khác của mình mà chưa bị phát hiện.[18]
Trong trường hợp trước, khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự (Khoản 2 Điều 25 Bộ luật hình sự). Như vậy, người phạm tội tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện, đó là:
- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú
- Sau khi đã tự thú, khai rõ sự việc, tức là khai rõ hành vi phạm tội của mình và đồng phạm (nếu có), góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm.
Nếu thiếu một trong những điều kiện trên đây hoặc do tính chất mức độ phạm tội của người tự thú chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự thì được coi là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.
Nếu người phạm tội tự mình nhận tội mà khai ra hành vi phạm tội của mình trong khi chưa ai phát hiện được mình phạm tội thì áp dụng tình tiết giảm nhẹ
“Tự thú” quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 đối với người phạm tội.
Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào thời gian, mức độ của hành vi tự thú và những điều kiện về tự thú của người phạm tội, nếu việc tự thú giúp cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh tội phạm, phát hiện, tội phạm thì mức độ giảm nhẹ nhiều hơn, thậm chí được miễn hình phạt.