Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 29 - 30)

THÀNH NIÊN PHẠM TỘ

2.1.4. Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết

Theo Khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự, thì tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, lợi ích chính đáng của mình mà khơng cịn có cách nào khác là phải có hành động gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa, “Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết” là trường hợp một người đứng trước sự đe dọa lợi ích được pháp luật bảo vệ, đồng thời vì muốn bảo vệ lợi ích này mà khơng cịn cách nào khác là gây thiệt hại cho lợi ích khác cũng được pháp luật bảo vệ. Vượt qua yêu cầu của tình thế cấp thiết được coi là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, vì hành vi đó được thực hiện là vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà khơng cịn cách nào khác là phải gây ra thiệt hại lớn hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất và cường độ của nguy cơ phải đối phó và mức độ chênh lệch giữa thiệt hại thực tế do hành vi vượt quá tình thế cấp thiết mà người phạm tội đã gây ra cho người thứ ba và thiệt hại cần ngăn ngừa. Mức thiệt hại càng lớn thì mức giảm nhẹ càng ít, mức thiệt hại càng nhỏ thì mức giảm nhẹ càng nhiều. Nếu gây thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa thì được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và khơng phải là tội phạm (Điều 16 Bộ luật hình sự). Do vậy, để được coi là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết và không phải chịu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện : Phải có một nguy cơ thực tế đe dọa gây ra thiệt hại ngay tức khắc, nếu khơng có sự tác động nhằm ngăn chặn thì thiệt hại tất yếu sẽ xảy ra; sự nguy hiểm đang đe dọa phải là sự nguy hiểm thực tế; việc gây ra thiệt hại để tránh một thiệt hại khác là sự lựa chọn duy nhất và thiệt hại gây ra nhỏ hơn thiệt hại muốn tránh. Nhưng nếu việc gây thiệt hại vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết,

thì sẽ là hành vi nguy hiểm và người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của mình.[17]

Thiệt hại gây ra trong tình thế cấp thiết thường là tài sản và người bị gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết lại khơng phải là đối với người có hành vi gây ra sự nguy hiểm, đe dọa gây ra thiệt hại cho xã hội mà là người khác (người thứ ba). Về nguyên tắc Luật hình sự nước ta khơng thừa nhận việc gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe để bảo vệ tài sản; thiệt hại này chỉ được chấp nhận là tình thế cấp thiết trong trường hợp cá biệt (ví dụ : để cứu tính mạng của nhiều người nên buộc phải gây thiệt hại đến tính mạng cho một người hoặc một số người).

Khác với trường hợp vượt q giới hạn phịng vệ chính đáng, Bộ luật hình sự khơng quy định trường hợp nào vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết là tình tiết định tội hoặc định khung hình phạt mà chỉ là tình tiết giảm nhẹ khi quyết định hình phạt.

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)