Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 32 - 33)

THÀNH NIÊN PHẠM TỘ

2.1.7. Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn

“Chưa gây thiệt hại” là hậu quả vật chất do hành vi phạm tội chưa xảy ra. Ví dụ trộm cắp nhưng chưa lấy được tài sản.

“Gây thiệt hại khơng lớn” là đã có thiệt hại xảy ra do hành vi phạm tội nhưng thiệt hại đó khơng nghiêm trọng so với mức bình thường. Ví dụ giết người nhưng nạn nhân chỉ bị thương.

Tình tiết “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn” là những trường hợp người phạm tội đã thực hiện tội phạm nhưng chưa gây ra hậu quả cho xã hội hoặc tuy hậu quả đã xảy ra nhưng khơng lớn vì được hạn chế do những ngun nhân có thể xuất phát từ trong hoặc ngồi ý muốn của người phạm tội như: Hành vi phạm tội bị phát hiện kịp thời nên không xảy ra hậu quả do đã có sự ngăn

chặn từ phía những người khác, người bị hại đã được trả ngay lại tài sản của họ. Chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại khơng lớn nằm ngồi ý thức chủ quan của bị cáo. Ở tình tiết giảm nhẹ này hồn tồn khơng có yếu tố tác động của người phạm tội, bị cáo hồn tồn khơng có hành động ngăn chặn để làm cho thiệt hại không xảy ra hoặc xảy ra không lớn. Điều này khác với tình tiết “Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại” là khi người phạm tội chủ động ngăn chặn nên thiệt hại chưa xảy ra hoặc đã xảy ra nhưng thiệt hại khơng lớn thì thuộc trường hợp “người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm”. Hai tình tiết giảm nhẹ này giống nhau ở chỗ thiệt hại của tội phạm không xảy ra hoặc xảy ra không lớn, nhưng khác nhau ở nguyên nhân dẫn đến việc thiệt hại của tội phạm không xảy ra hoặc xảy ra không lớn. Cơ sở giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết “Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại khơng lớn” chính là sự hạn chế về mức độ thiệt hại do tội phạm gây ra nên luật hình sự coi trường hợp này là trường hợp được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, sự hạn chế về thiệt hại lại do nguyên nhân khách quan nên giá trị giảm nhẹ của tình tiết này cũng chỉ ở mức độ nhất định và thấp hơn so với tình tiết “Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm”. Đó chính là cơ sở phân biệt giữa các tình tiết được quy định tại điểm a và điểm g Khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự và tạo ra sự khác biệt về giá trị giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của hai tình tiết này.

Mức giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của tình tiết này phụ thuộc hồn tồn vào mức thiệt hại mà người phạm tội đã gây ra cho người bị hại trong phạm vi cấu thành một tội phạm cụ thể.

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)