Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 30 - 31)

THÀNH NIÊN PHẠM TỘ

2.1.5. Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra

pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra

Trạng thái tinh thần bị kích động là tình trạng tâm lý của con người bị giảm sút và khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình, đặc biệt là tính tự chủ và kiềm chế do sự tác động của ngoại cảnh.

Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra là trường hợp người phạm tội thực hiện tội phạm trong tình trạng khơng hồn tồn chú động mà bị hạn chế trng việc điều khiển hành vi của mình.

Tính trái pháp luật của hành vi của người bị hại hoặc của người khác là lý do của việc thực hiện tội phạm. Hành vi trái pháp luật của những người đó có thể là tội phạm, hoặc là hành vi vi phạm pháp luật khác như pháp luật hành chính, pháp luật hình sự, pháp luật hơn nhân gia đình, pháp luật dân sự… Thơng thường người bị hại có hành vi trái pháp luật làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội hoặc của người thân thích của người phạm tội. Trường hợp người bị hại khơng có hành vi trái pháp luật, thì lúc vụ án xảy ra phải có hành vi trái pháp luật

của người khác đối với người phạm tội làm cho họ bị kích động về tinh thần. Hành vi trái pháp luật của người thứ ba có thể là nghiêm trọng và cũng có thể là hành vi trái pháp luật thơng thường. Người thứ ba, thường là những người có mối quan hệ thân thích với người bị hại. Vì thực tế nếu khơng phải là người thân thích với người bị hại thì cũng khơng có lý do gì để người phạm tội phải bị kích động bởi hành vi trái pháp luật đó. Hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người thứ ba có thể chỉ là một hành động cụ thể xảy ra liền trước khi tội phạm xảy ra, nhưng cũng có trường hợp là chuỗi những hành động diễn ra trong một thời gian dài, liên tiếp tác động đến tinh thần người phạm tội làm cho họ bị đè nén, bức xúc về tâm lý.

Mức độ giảm nhẹ của tình tiết này phụ thuộc vào tính chất của hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc của người khác. Người phạm tội do hành vi trái pháp luật của chính người bị hại đối với mình sẽ được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự nhiều hơn là phạm tội do hành vi trái pháp luật của người khác đối với mình hoặc của người bị hại đối với người thân thích của mình. Hành vi trái pháp luật của người bị hại càng nguy hiểm thì mức độ giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội càng nhiều. Nếu hành vi trái pháp luật lại gây ra cho người khác khơng có liên quan gì đến người phạm tội, thì người phạm tội khơng được hưởng tình tiết giảm nhẹ này.

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)