Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 53 - 54)

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3.1. Thực tiễn áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội tại Thành phố Đà Nẵng người chưa thành niên phạm tội tại Thành phố Đà Nẵng

3.1.1. Tình hình người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Đà Nẵng

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH TP. Đà Nẵng, địa phương hiện có 217.664 trẻ em dưới 16 tuổi, chiếm 21,6% dân số. Trong đó, có 2.704 trẻ em có hồn cảnh đặc biệt, bao gồm trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ khuyết tật, trẻ em vi phạm pháp luật...

Được biết đến là một thành phố trẻ có tốc độ đơ thị hóa nhanh, đời sống người dân từng bước được nâng cao, thế nhưng cùng với sự phát triển, Đà Nẵng cũng đang phải đối mặt với mặt trái của sự phát triển đó là các vấn đề về tệ nạn xã hội, đặc biệt đối với giới trẻ, trong đó đáng lo ngại là tình trạng người chưa thành niên vi phạm pháp luật gia tăng.

Thông tin tại hội nghị, hội thảo về cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được tổ chức gần đây tại TP. Đà Nẵng cho thấy: năm 2011, địa phương có 229 vụ việc người chưa thành niên vi phạm pháp luật với 408 đối tượng; năm 2012 có 209 vụ với 283 đối tượng; năm 2013 là 183 vụ với 260 đối tượng; năm 2014 con số này là 122 vụ với 157 đối tượng thì năm 2015, Đà Nẵng tăng mạnh số lượng các vụ người chưa thành niên vi phạm pháp luật với 155 vụ, 236 đối tượng (tăng 33 vụ; 79 đối tượng so với cùng kỳ 2014). Hành vi của các em chủ yếu là: trộm cắp tài sản, gây rối, cố ý gây thương tích, sử dụng trái phép chất ma túy…[1]

Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tâm - sinh lý và trình độ nhận thức. Vì vậy họ thường sốc nổi, khả năng tự kiềm chế có hạn,

thiếu bản lĩnh tự lập, thiếu kinh nghiệm sống. Đồng thời họ cũng là người hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, dễ bị dụ dỗ, kích động, muốn được khẳng định mình… Những đặc điểm trên khiến cho người chưa thành niên dễ có nguy cơ thực hiện tội phạm nếu họ sống trong một môi trường xã hội không lành mạnh, tỷ lệ vi phạm pháp luật, tỷ lệ tội phạm cao. Bên cạnh đó, người chưa thành niên cũng là người dễ uốn nắn, cải tạo, thích nghi với cuộc sống nên việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên thường dễ hơn so với người đã thành niên, hiệu quả của hình phạt đạt được cao hơn. Việc giáo dục, cải tạo người chưa thành niên cần có sự kết hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó gia đình là chủ thể chính trong việc hình thành nhân cách và giáo dục các chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lối sống cho người chưa thành niên từ khi họ sinh ra đến khi trưởng thành. Nhà trường vã xã hội cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để việc giáo dục người chưa thành niên đạt hiệu quả cao nhất.

Với tốc độ phát triển đơ thị hóa, nhập cư thì thành phố Đà Nẵng đang tìm ẩn với sự phát triển của tội phạm với độ tuổi trẻ hóa. Đây cũng là bài tốn được đặt ra cho các cơ quan, ban, ngành. Tịa án với cơng tác xét xử là trung tâm cũng không ngoại lệ. Trong xét xử việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ, định khung hình phạt hợp lý có ý nghĩa lớn lao trong cơng tác tuyên truyền, giáo dục đồng thời răn đe, ngăn ngừa tội phạm ở người chưa thành niên.

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)