Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 69 - 71)

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.2. Nguyên nhân của những vi phạm, sai lầm trong quá trình áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

Từ những phân tích, đánh giá về thực trạng áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trong quá trình giải quyết vụ án cho thấy cịn nhiều khó khăn vướng mắc, và những tồn tại, bất cập, thậm chí là vi phạm khi vận dụng một hoặc một số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cụ thể. Chúng đều xuất phát từ những

nguyên nhân sau:

- Sự chưa hoàn thiện của pháp luật quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự làm cho người áp dụng pháp luật trở nên lúng túng, chưa hiểu hết được đầy đủ nội dung, điều kiện áp dụng của một số tình tiết giảm nhẹ cụ thể nên vận dụng sai dẫn đến quyết định mức hình phạt cho người phạm tội khơng chính xác.

- Các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật ban hành chưa kịp thời, chưa đầy đủ. Tại khoản 1 Điều 46 BLHS quy định 18 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là những căn cứ quyết định hình phạt, thể hiện nội dung quan trọng trong chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta nhưng Nghị quyết 01/2000/NQ- HĐTP ngày 4/8/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng chỉ hướng dẫn, giải thích một số tình tiết giảm nhẹ như: thế nào là “Đã lập cơng chuộc tội”, “Người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc trong công tác”, và nêu một số tình tiết giảm nhẹ nào được coi là các tình tiết giảm nhẹ khác theo khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự. Cịn tại Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 cũng chỉ hướng dẫn tình tiết “Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả”. Hầu như các tình tiết giảm nhẹ khác thì khơng được hướng dẫn cụ thể, dẫn đến có những nhận thức khác nhau và hậu quả là các Tòa án áp dụng pháp luật chưa thống nhất.

- Việc tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ không thường xuyên và chất lượng còn hạn chế. Thời gian tập huấn rất ngắn, chỉ từ 3-5 ngày. Mỗi lần tập huấn mỗi Tòa địa phương chỉ cử đi được vài người, số lượng người tập huấn rất hạn chế. Ngay đối với các quy định của Luật hình sự về các tình tiết giảm nhẹ hầu như các điều tra viên không được tập huấn nên khi điều tra, thu thập chứng cứ chỉ tập trung làm rõ bị can, bị cáo có phạm tội hay khơng, ln tìm các chứng cứ buộc tội bị can, rất ít khi chú ý đến việc thu thập chứng cứ chứng minh người phạm tội có những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

- Mặc khác, chế độ tiền lương và chính sách đãi ngộ với cán bộ ngành Tòa án chưa tương xứng với nhiệm vụ và chức trách được giao nên dẫn đến tình trạng một số cán bộ thiếu nhiệt tình trong công tác, không nhiệt huyết đối với công việc dẫn

đén án tồn đọng, kéo dài, nếu làm thì làm qua loa dẫn đến nhiều vụ án bị hủy, cải sửa nghiêm trọng, hiệu quả công việc thấp, chất lượng công việc khơng cao.

Ngồi các nguyên nhân khách quan như đã nêu trên dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất của các Thẩm phán thì vấn đề chính vẫn là nâng cao nhận thức pháp luật để có nhận thức đúng và áp dụng hiệu quả các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 46 BLHS.

Một phần của tài liệu Các-tình-tiết-giảm-nhẹ-trách-nhiệm-hình-sự-đối-với-người-chưa-thành-niên-phạm-tội-theo-pháp-luật-hình-sự-Việt-Nam-từ-thực-tiển-thành-phố-Đà-Nẵng-thacsytv (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)