Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài (Trang 49 - 71)

8. Bố cục của khóa luận

2.4. Nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật

2.4.1. Nghệ thuật tả

Theo Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê chủ biên, Nxb Đà Nẵng, trang 882), thì tả là cách “diễn đạt bằng ngôn ngữ cho người khác có thể hình dung ra được một cách rõ nét”.

Cũng như các biện pháp nghệ thuật thể hiện đối tượng khác (như: kể, đối thoại, độc thoại, tạo xung đột kịch tính...), tả là một hoạt động sáng tạo của nhà văn. Đó là cách nhà văn khéo kết nối các danh từ và các loại tính từ, khéo kết nối các kiểu câu, làm cho đối tượng hiện lên ở mặt cụ thể, cảm tính, tác động, khơi gợi vào trí tưởng tượng của bạn đọc, khiến bạn đọc có thể hình dung đối tượng một cách sinh động từ nhiều khía cạnh, nhiều giác quan về ngoại hình, môi trường sống, hành động, tâm lí... Biện pháp tả không chỉ giúp

cho người đọc hình dung ra vẻ bề ngoài của đối tượng mà còn hé mở cả những điều thầm kín sâu xa, cái bản chất bên trong của nhân vật. Đây cũng chính là một trong những yếu tố phản ánh phong cách, cá tính sáng tạo của nhà văn.

2.4.1.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình của nhân vật

Tả ngoại hình có một vai trò rất quan trọng để nhà văn khắc hoạ nhân vật. Thông qua ngoại hình, nhà văn vừa có thể cá biệt hoá nhân vật, khu biệt với các nhân vật khác, vừa giúp cho nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động. Qua đó, nhân vật hiện lên vừa mang những dấu ấn riêng của cá nhân hoặc những đặc điểm chung của một loại người, lớp người trong xã hội.

Tả ngoại hình nhân vật là cách mà Franz Kafka thường xuyên sử dụng và khá thành công khi xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án”. Hầu hết các nhân vật đều được nhà văn miêu tả sơ qua về ngoại hình. Người đọc ấn tượng đầu tiên, có lẽ là những nhân vật khác thường về ngoại hình (như đã nói ở phần trên). Đa số các nhân vật mà Jôzep K. gặp trên hành trình đi tìm hiểu về vụ án của mình cũng đều được nhà văn phác họa đôi nét về ngoại hình: đó là những người dân nghèo và những viên chức của ngành toà án.

Trên đường đi tìm nơi triệu tập của toà, ở những khu chung cư ổ chuột tại ngoại ô thành phố, Jôzep K. bắt gặp những người lao động nghèo khổ. Điều đó được thể hiện ngay ở trang phục bề ngoài: đó là “những người đàn ông mặc áo lót đứng tựa cửa sổ”, “một phụ nữ tóc bù xù”, “người đàn ông đi chân đất ngồi đọc báo”, “một cô bé mảnh khảnh, mặc áo chẽn”...[5, 108]. Những dòng miêu tả ngắn gọn về ngoại hình ấy như những nét vẽ của một bức tranh về thế giới nghèo nàn, lam lũ, thế giới của những người dân lao động nghèo khổ. Miêu tả diện mạo, hình thức bên ngoài ấy, nhà văn giúp chúng ta phần nào hình dung ra đời sống sinh hoạt của họ. Ẩn sau đó, người đọc còn cảm nhận được thái độ xót xa, đầy thương cảm của nhà văn.

Đối lập với thế giới của những người bình dân, những viên chức toà án được nhà văn miêu tả với ngoại hình khác hẳn. Qua ngôn ngữ miêu tả, nhà văn đã lột tả khá thành công về bản chất, đặc trưng của tầng lớp bên trên này. Ngay từ chương một, nhà văn đã miêu tả chân dung kẻ đến bắt Jôzep K. rất tỉ mỉ : “Hắn người mảnh khảnh nhưng chắc nịch, mặc chiếc áo len bó sát lấy người, có thắt lưng và đủ thứ, nào li áo, nào túi áo, nào khoá, nào khuy khiến cho bộ trang phục có vẻ như đặc biệt thực dụng lắm song chẳng hiểu tất cả những thứ ấy dùng để làm gì”[5, 75]. Nhà văn cũng dành nhiều chi tiết để miêu tả viên dự thẩm : “một người đàn ông béo lùn”, “cặp lông mày bình thường không ai để ý nhưng trong lúc giận dữ, trông nó có vẻ dựng đứng lên, đen sì và dễ sợ”[4, 114]. Có thể nói, đây là một chân dung không lấy gì làm đẹp đẽ nhưng lại ẩn chứa đầy sức mạnh của quyền uy. Thêm vào đó, như chưa đủ để nói lên hết bản chất của quan toà, Franz Kafka còn miêu tả chi tiết hơn về một viên dự thẩm nữa. Đó chính là viên dự thẩm trong bức tranh treo ở nhà luật sư Hun: “tranh vẽ một người mặc áo quan toà ngồi trên cái ngai cao mạ vàng lộng lẫy toả khắp bức tranh. Điều kì lạ của bức chân dung ấy là thái độ của vị pháp quan: quan không ngồi trầm tĩnh, uy nghi mà cách tay trái tì nạnh vào lưng ghế và tay ghế, còn cánh tay phải không tì vào đâu cả... chỉ có bàn tay vịn vào tay ghế, nên quan toà đương tức tối sắp bật dậy để nói một điều quyết định, cũng có thể là đọc lời phán quyết ghê gớm”. Song, trên thực tế, như cô hầu Leni đã khẳng định: “ông quan toà thật người bé tí xíu. Song ông vẫn muốn thể hiện là người cao lớn mênh mông, bởi vì ông hợm hĩnh”[5, 179]. Như vậy, sự đối lập giữa con người thật với chân dung trong tranh vẽ của viên dự thẩm và nhận xét của Leni đã nói lên bản chất thật bên trong của hắn và thái độ của nhà văn khi thể hiện nhân vật này.

Trong phiên họp của toà, mọi người tham dự “phần đông đều mặc đồ đen với những chiếc áo lễ phục rơđanhgốt dài buông thõng quanh thân thể”.

Jôzep K. quan sát thấy những cặp mắt “nhỏ ti hí đưa đi đưa lại trong khoảng tranh tối tranh sáng, má sệ xuống như bọn say rượu”. Trong số đó, những người ngồi ở dãy đầu “là những ông già, nhiều người râu bạc trắng”. Hai tên cảnh sát đến bắt Jôzep K. đi tới bãi đá cũng rất ấn tượng: “trông họ xanh nhợt và béo, mặc áo rơđanhgốt, đội mũ cao thành như vít chặt vào xương sọ” [5, 294]. Như vậy, những viên chức pháp luật đều có ngoại hình đẫy đà quá mức, đều mặc một thứ đồng phục chỉnh tề (áo rơđanhgốt), đều “đeo chung một kiểu huy hiệu”. Ở họ, người đọc thấy toát ra một sự nhàn nhã, giàu có, sang trọng và sức mạnh ghê gớm của quyền uy.

Thông qua việc miêu tả ngoại hình, thế giới nhân vật trong tiểu thuyết

Vụ án” của Franz Kafka hiện lên khá cụ thể và sinh động. Từ đây, người đọc có thể hình dung rất rõ về nhân vật và được nhà văn hé mở cánh cửa để khám phá phần nào tâm lí, phẩm chất xã hội của nhân vật. Rõ ràng, ở đây, nhà văn không chỉ miêu tả ngoại hình một cách đơn thuần, mà qua đó, ta thấy được thái độ thương cảm, đồng cảm, trân trọng hay lạnh lùng, căm ghét, ghê tởm đối với các nhân vật.

2.4.1.2. Nghệ thuật tả không gian nhân vật xuất hiện

Nếu như, các nhà văn trước Franz Kafka, nhất là các nhà tiểu thuyết hiện thực, luôn cố gắng miêu tả không gian lịch sử cụ thể để làm rõ đặc điểm, sự vận động của nhân vật, mối quan hệ giữa nhân vật với môi trường hoàn cảnh, thì đến “Vụ án”, ta bắt gặp một không gian hoàn toàn ngược lại. Có thể nói, Franz Kafka đã xây dựng trong “Vụ án” một thế giới nghệ thuật mang màu sắc huyền thoại với không gian nghệ thuật mang tính phi lịch sử cụ thể. Ở đây, có mười ba địa điểm được nhắc đến: có nhà trọ, ngân hàng, nhà thờ, phòng luật sư, toà án,... nhưng chỉ duy nhất có một địa danh có tên là phố Xanh Juyn. Các địa danh không tên ấy tạo nên cảm giác mơ hồ về không gian. Người đọc khó có thể tìm thấy một không gian xác định về mặt địa lí. Các địa

điểm được nói đến mang tính ước lệ, không xác định như trong truyện cổ tích, thần thoại. Có nhà nghiên cứu cho rằng: tính chất mê cung, bí hiểm của thế giới hiện đại được nhấn mạnh đến đỉnh điểm trong sự miêu tả không gian lịch sử ấy. Không gian ở đây không đảm bảo cho con người được sống mà nó dẫn con người đến sự huỷ hoại.

Nếu như ở tiểu thuyết “Nước Mĩ” của Franz Kafka, người đọc bắt gặp không gian khoáng đạt, rộng lớn của những hải cảng, những sân khấu ngoài trời hoành tráng, thì đến “Vụ án”, không gian bị cắt hết những thoáng đãng, hài hoà, chỉ còn lại những không gian hết sức bức bí, ám ảnh con người. Đó là những không gian khép kín, chật chội, bẩn thỉu, thiếu sinh khí, là không gian mang tính chất “hộp đen” với vẻ đóng kín, ngưng trệ, giam hãm con người. Mọi không gian mà Jôzep K. đặt chân tới đều ít nhiều mang không khí u ám, thảm hại, từ căn nhà trọ tới những đường phố tối tăm tới toà án đều vô cùng ngột ngạt, khó chịu.

Không gian đầu tiên người đọc bắt gặp trong “Vụ án” (cái hộp đen đầu tiên) là nhà trọ của bà Grubach với phòng khách “bừa bộn những đồ đạc, đăng ten, đồ sứ” và nhiều phòng nhỏ khác.

Không gian thứ hai là phố Xanh Juyn (nơi có địa chỉ toà nhà mà Jôzep K. được toà hẹn gặp). Hai bên phố là những dãy nhà cao xam xám với một kiểu giống nhau, những khối nhà tồi tàn cho người nghèo thuê. Phía trong,

nhìn qua cửa sổ”, Jôzep K. thấy “những căn phòng nhỏ, có một cửa sổ, dùng làm bếp và phòng ngủ”. Tầng gác thứ năm chính là nơi toà họp, là “căn phòng có hai cửa sổ, quanh phòng có một ban công gần sát trần, người đứng chen chúc, ai cũng phải lom khom, đầu và lưng đụng vào trần nhà”[5, 111]. Khu lưu trữ hồ sơ ở tầng nóc của một ngôi nhà cho thuê tồi tàn. Có lẽ, khủng khiếp nhất là các văn phòng pháp lí: “nằm trên tầng áp mái của chung cư”, suốt ngày

luật sư cũng không kém phần tồi tàn : ở “gác hai của tầng nóc” và chỉ “được chiếu sáng bởi một chiếc cửa tò vò bé tí trên mái”, “sàn nhà bục ra một lỗ, mục nát”. Có thể nói, không gian này không hề phù hợp, không ăn nhập với hệ thống tổ chức toà án.

Không gian tiếp theo là nhà luật sư Hun ở gần ngoại ô- nơi có các văn phòng tư pháp. Đó là một ngôi nhà có phòng khách hết sức tối tăm (khi Jôzep K. đến, cô hầu Leni phải cầm nến soi). Nhưng điều khác thường là phòng bếp lại “rộng thênh thang và đầy đủ dụng cụ bóng nhoáng, chỉ riêng cái lò cũng đã lớn gấp ba lần cái lò nấu bếp thông thường”[5, 238].

Ngôi nhà của hoạ sĩ Titôreli được đặt tại “một xó xỉnh còn tồi tàn hơn cái xó của toà, với các ngôi nhà tối tăm hơn và các đường phố đầy một thứ nước bùn làm đen cả tuyết đương tan”. Hoạ sĩ ở trên tầng nóc không khí vô cùng nóng bức, “chẳng có sân thông gió, chỉ thỉnh thoảng ở tầng tít trên cao có trổ những cửa tò vò bé tí xíu”[5, 209]. Bầu không khí ấy khiến cho Jôzep K. hết sức khó chịu, nặng nề, hầu như không thở được.

Như vậy, có thể khẳng định: trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka, không gian hộp đen choán ngợp từ đầu đến cuối tác phẩm. Nhân vật chính Jôzep K. như chỉ di động từ hộp đen này sang hộp đen khác. Dường như bao nhiêu sinh khí của nhân vật đều bị gặm nhấm, vắt kiệt dần cho đến khi trút hơi thở cuối cùng.

Đặc điểm dễ nhận thấy nhất ở không gian trong “Vụ án” của Franz Kafka là “sự bừa bộn”. Chúng ta nhận thấy ở đây chủ yếu là “sự bừa bộn bởi đồ đạc” (như căn phòng của hoạ sĩ Titôreli: giường ngủ kê trước cửa ra vào,

giữa giường là đống chăn gối, phòng lỉnh kỉnh giá vẽ..., hay phòng khách của bà Grubach...). Bên cạnh đó, còn là sự “bừa bộn bởi con người” (chữ dùng của PGS. TS. Lê Huy Bắc). Phòng xử án mà Jôzep K. tới “đầy ắp những con người- hình nhân”. Trong sự bừa bộn đó, bầu không khí ngột ngạt luôn ngự

trị. Nếu ai đó không thuộc về thế giới ấy thì hẳn sẽ rất khổ sở hay thậm chí chẳng thể nào chịu đựng được. Và ngược lại, những người sống trong bầu không khí ấy lại cảm thấy nó rất dễ chịu. Họ không thể nào hít thở được bầu không khí bình thường như mọi người. Sự gặp gỡ giữa Jôzep K. và một nhân viên của toà trong khu chung cư- nơi đặt phòng xử án- đã cho chúng ta thấy rõ điều này.

Bên cạnh đó, “bóng tối” cũng là một trong những nét đặc thù của không gian Franz Kafka được thể hiện trong tác phẩm “Vụ án”. Căn phòng của Grêgo Samsa trong “Hoá thân” hay cái hang của chuột chũi trong “Hang ổ”... đều hàm chứa bóng tối đen này. Bước chân vào phòng xử án, Jôzep K. thấy

hơi người bốc lên mờ tối”. Nhà của luật sư Hun có phòng khách chìm trong bóng tối, có người khách đến trước là ông trưởng phòng mà Jôzep K. không nhận ra. Hay không gian của nhà thờ: “nhìn vào trong nhà thờ lờ mờ không

rõ”, “vì tối quá, nhìn gian bên nhà thờ chỗ gần nhất cũng không thấy rõ các chi tiết”... “Màu sắc của những khung kính màu to lớn hắt xuống không đủ sức làm tiêu tan bóng tối của các bức tường”[5, 283]. Ở đây, bóng tối là một

hình ảnh ẩn dụ trong cách xử lí nghệ thuật của Franz Kafka. Đấy là nơi nhấn chìm con người vào cõi hoang mang không biết lối nào để đi hoặc thoát ra. Và đấy còn là nơi mà kẻ thù của họ có được chỗ ẩn nấp thuận lợi để xông ra xâu xé họ. Bóng tối, ngoài ra còn là biểu tượng bóng tối cuộc đời của các nhân vật. Số phận họ không chỉ đặt vào bóng tối mà bản thân cũng đã là bóng tối. Họ mang cái bóng tối bản thể hoà vào bóng tối của cõi đời bên ngoài. Cái bi đát, tăm tối vì thế càng bi đát, tăm tối hơn.

Không gian trong tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka còn có tính chất lắp ghép. Nhà văn để cho các không gian xếp cạnh nhau thành một hệ thống vừa quen vừa lạ, đầy mâu thuẫn, phi lí, lộn xộn, theo một trình tự tuỳ ý, không có một sự tương thích giữa hiện thực bên ngoài với bản chất bên trong (ví dụ:

giữa văn phòng pháp lí với toà chung cư bẩn thỉu dành cho những người dân nghèo thuê, căn phòng chứa đồ cũ của ngân hàng với nơi thi hành án...). Đó như là không gian của những giấc mơ.

Như vậy, trong tiểu thuyết “Vụ án”, người đọc có thể nhận thấy có sự kết hợp hài hoà giữa cái thực và cái ảo, tạo nên một không gian ảo mộng, mơ hồ như nỗi hoang mang của con người trong một xã hội bất thường, đầy biến động như những cơn ác mộng!

2.4.2. Nghệ thuật kể

2.4.2.1. Sự di động trong điểm nhìn trần thuật

Trong tác phẩm văn học, điểm nhìn trần thuật có thể được đặt ở tác giả (người kể chuyện ngôi thứ ba) hay nhân vật kể chuyện (ngôi thứ nhất). Mỗi người kể chuyện (mỗi điểm nhìn) đều tạo ra cho người đọc sự hấp dẫn riêng. Nếu ở người kể chuyện ngôi thứ ba, người đọc sẽ thấy được sự khách quan, quan sát ở mọi góc cạnh của một người đứng ngoài cuộc theo dõi mọi diễn biến của câu chuyện. Còn với người kể chuyện ngôi thứ nhất, vì là người trực tiếp tham gia vào câu chuyện nên tạo ra sự chân thật, sinh động cho tác phẩm. “Di động điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật chính là một đổi mới

mà người khai sinh là Kafka; nó là một cách để “khách quan hoá” hiện tượng. Song điểm nhìn của nhân vật Kafka do chỉ tập trung vào một ám ảnh, lại có một ý nghĩa chủ quan đặc biệt. Bên cạnh đó, một số chi tiết nhìn qua con mắt của nhân vật chính lại có hướng ngược lại, khách quan hoá. Dường như có một ai đó đứng ngoài nỗi ám ảnh để kể lại và nhìn nhận sự việc một cách xa lạ: điều này khiến cái bi đát của tình thế có một màu sắc kệch cỡm, dệt nên sắc thái “uy mua đen” ở lối kể chuyện”[7, 39]. Trong tiểu thuyết “Vụ án”,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài (Trang 49 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w