Nghệ thuật đối thoại

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài (Trang 60 - 63)

8. Bố cục của khóa luận

2.4.3.Nghệ thuật đối thoại

Đối thoại là biện pháp nghệ thuật được sử dụng rất phổ biến khi xây dựng nhân vật. Đây được xem như một công cụ trực tiếp giúp nhà văn và bạn đọc khám phá chiều sâu tâm lí nhân vật. Đến với tác phẩm “Vụ án”, có thể nói rằng, đối thoại là biện pháp nghệ thuật được Franz Kafka sử dụng khá thành công để khắc họa nhân vật chính- Jôzep K.

Trên hành trình đi tìm hiểu vụ án của mình, Jôzep K. luôn luôn tìm lời giải đáp ở tất cả những nhân vật mà anh gặp. Anh luôn cố gắng tạo lập các mối quan hệ, hi vọng sẽ sớm tìm được sự giúp đỡ để thoát khỏi cái án vô lí và bất ngờ xảy đến này. Điểm nổi bật trong nghệ thuật đối thoại của “Vụ án” là nó được sử dụng với tần suất cao, diễn ra triền miên. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng trong “Vụ án” có tới 448 lời thoại là đối thoại. Song dù có nhiều

cuộc nói chuyện, được giảng giải rất kĩ lưỡng về hoạt động của toà án thì Jôzep K. cũng không bao giờ tìm được nhân tố hoá giải cho nỗi cô đơn của mình cũng như không thể nào thoát khỏi vụ án.

Khi cảm thấy cô đơn, con người thường có nhu cầu được giao lưu, đối thoại với mọi người xung quanh. Bởi vậy, đối thoại cũng là cách mà nhân vật nỗ lực chống lại sự lãng quên của cộng đồng với chính mình. Hơn nữa, đó cũng là một niềm an ủi và là lối thoát cuối cùng trong sự bất lực của con người trước số phận. Đối thoại trong “Vụ án” thường rất dài, tiêu biểu như cuộc đối thoại giữa Jôzep K. với viên đội hay với linh mục:

“ - Con đừng hiểu lầm, - linh mục nói. - Hiểu lầm về cái gì? - K. hỏi.

- Chính là con hiểu lầm về tổ chức tư pháp. Trước khi có Luật Pháp, trong sách đã nói đến sự sai lầm ấy rồi: Một người lính gác đứng trước cửa Pháp Luật; bữa kia có một người đến gặp và xin phép được vào. Nhưng lính canh bảo là gã không thể cho y vào lúc này được. Người đó nghĩ ngợi và hỏi mai mốt có vào được không. “Có thể được, lính canh nói, nhưng bây giờ thì không”... Trong những năm dài chờ đợi, người đó hầu như lúc nào cũng cũng để mắt đến tên lính gác. Y quên bẵng những tên khác vì cho rằng tên đầu tiên này là kẻ duy nhất đã ngăn cản y bước vào Pháp Luật. Và trong những năm đầu, y nguyền rủa ầm ĩ số phận độc địa; về sau, khi đã già, y chỉ còn cằn nhằn, y trở nên lẫn cẫn, và vì đã tìm hiểu tên lính gác ròng rã nhiều năm đến mức biết rõ từng con rận trên cổ áo lông của hắn, y van xin cả những con rận giúp đỡ để làm cho tên lính gác xiêu lòng. Cuối cùng, mắt kém, y không biết chung quanh có phải là đêm tối thật không hay mắt y trông nhầm ra thế. Nhưng bây giờ, y nhận thấy trong bóng tối, có ánh sáng lóe lên qua các lần cửa của Pháp Luật. Y không còn sống được bao lâu nữa. Trước khi chết, tất cả những kí ức dồn về trong óc y, làm cho y nhớ đến có điểm băn khoăn mà

chưa hỏi được ai bây giờ. Vì thân thể cứng đờ, không nhấc mình lên được, y ra hiệu cho tên lính gác lại gần. Lính gác bắt buộc phải cúi xuống rất thấp vì sự khác nhau giữa tầm vóc của hai người đã thay đổi ghê gớm. “Ông còn muốn biết điều gì nữa, gã hỏi, ông thật là tham lam vô độ”. “Nếu tất cả mọi người đều muốn tìm hiểu Pháp Luật, người đó nói, tại sao từ bấy đến nay, ngoài tôi ra, chẳng có ai đến xin ông cho vào?” Tên lính gác nhìn thấy người đó đã đến giờ tận số, gã liền gào vào tai để cố thấu đến tận tấm màng nhĩ đã chết của y: “Ngoài ông ra chẳng ai có quyền vào đây, vì lối vào này làm ra chỉ để cho ông mà thôi, bây giờ tôi đi đóng lại đây”[5, 286].

Độ dài của đoạn đối thoại kéo dài cả trang giấy. Với độ dài ấy, Franz Kafka tạo cho người đọc cảm giác như đang theo dõi những dòng độc thoại nội tâm vậy.

Thông qua các cuộc đối thoại của Jôzep K.; đặc biệt là với họa sĩ Titôreli, linh mục, luật sư, nhà văn đã phơi bày trước mắt bạn đọc hiện thực xã hội chịu sự thống trị nặng nề của hệ thống pháp luật mục ruỗng, bất công, thối nát. Đó là một hệ thống khổng lồ, như lời của họa sĩ Titôreli: “Ông anh ngạc nhiên vì

chuyện gì?” họa sĩ cũng ngơ ngác hỏi- Đó là các văn phòng tư pháp. Ông anh không biết là ở đây cũng có ư? Hầu hết tầng nóc nhà nào cũng có các văn phòng ấy, tại sao ở đây lại không? Chính xưởng vẽ của tôi nằm trong khu vực của tòa, nhưng tòa để cho tôi sử dụng”[5, 233]. Để cho nhân vật Jôzep K. phát

biểu những hoài nghi, khúc mắc về hệ thống ấy: “Thế là tôi được tự do ư?”,

“Lần tha thứ hai chạy chọt có khó khăn hơn lần tha thứ nhất không?”[5, 228] cũng chính là lời lên án, là tiếng chuông cảnh tỉnh cho xã hội của nhà văn. Như vây, càng đối thoại, Jôzep K. lại càng thấy mình lạc lõng, xa lạ với thế giới. Vì thế, quá trình anh tìm hiểu vụ án cũng là quá trình anh bị tách khỏi đồng loại, cuối cùng phải chết trong nỗi tủi cực “Như một con chó - K. nói”[5,

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài (Trang 60 - 63)