Phân loại thế giới nhân vật

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài (Trang 38 - 71)

8. Bố cục của khóa luận

2.3. Phân loại thế giới nhân vật

Tìm hiểu về tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka, người đọc cảm nhận trong thế giới ấy có sự phân chia thành: những người dân thường thấp cổ bé họng, một hệ thống đông đúc những người thuộc về toà án, và nổi bật là nhân

vật chính Jôzep K., một con người tỉnh táo, nhận ra sự phi lí của pháp luật, là người duy nhất không bị tha hoá nhưng luôn cô đơn, lạc lõng.

2.3.1. Nhân vật chính Jôzep K.

Nhân vật chính trong tiểu thuyết “Vụ án” là Jôzep K.. Có thể nói nhân vật này gây ấn tượng với bạn đọc bắt đầu ngay từ tên gọi. Thông thường, mỗi nhân vật đều được nhà văn đặt cho một cái tên để cá thể hoá, khu biệt với các nhân vật khác. Hơn thế nữa, nhân vật là sản phẩm tinh thần của nhà văn, bao giờ đặt tên cho nhân vật, nhà văn cũng hướng tới một ý đồ nghệ thuật nào đó. Ở đây, cái tên nhân vật chính viết tắt, mơ hồ, phiếm chỉ, là một người nhưng cũng có thể là bất kì ai (giống như những cái tên trong truyện cổ tích thường chung chung như: chàng mồ côi, nàng công chúa, cô gái... ). Mặt khác, cái tên viết tắt chỉ như một kí hiệu để nhận diện, như một sự bắt đầu mà không hề xác định của nhân vật này dường như còn hàm chứa một sự trơ trọi, “một sự bất

thường, sự què quặt, khuyết thiếu, chưa trọn vẹn... gợi lên thân phận mỏng manh bi đát của con người hiện đại”. Dường như “cái tên đó còn chuyển tải thông điệp rằng sự mong manh, dễ lẫn vào nhau của con người hiện đại là lớn hơn bao giờ hết. Họ tựa như những con rối cứ lao mình vào những mục tiêu vô định hoặc khó xác định hoặc nếu có xác định thì cũng chẳng thể nào tới đích” [2, 153]. Trong các sáng tác của mình, F. Kafka thường lấy tên mình đặt

cho các nhân vật. Ở trường hợp Grêgo Samsa trong “Hoá thân” hay người đạc điền K. trong “Lâu đài” cũng vậy, chữ K. trong tên nhân vật ở đây cũng có thể là Kafka. Bi kịch của nhân vật Jôzep K. cũng mang tính biểu tượng chung cho thân phận con người.

Nếu như với tiểu thuyết truyền thống, diện mạo, cá tính của nhân vật là điểm tựa, là cái mốc để bạn đọc dễ nhận diện tâm lí, tính cách của nhân vật, thì đến tiểu thuyết “Vụ án” của Franz Kafka, chúng ta lại bắt gặp cách xây dựng nhân vật hoàn toàn khác. Mặc dù là nhân vật trung tâm của tác phẩm nhưng

Jôzep K. không được nhà văn miêu tả ngoại hình cụ thể. Jôzep K. hiện lên là một hình người không rõ bề ngoài, không có diện mạo. Ta chỉ có thể hình dung được về nhân vật này qua trang phục: anh mặc “một chiếc áo jaket may

bó sát lấy người đã từng làm cho bạn bè quen biết của anh phải trầm trồ, với chiếc áo sơ mi sạch... đóng bộ rất cẩn thận”[5, 84] khi anh nói chuyện với

viên đội. Jôzep K. xuất hiện không rõ lai lịch, không có quá khứ, tất cả những gì chúng ta biết về nhân vật này chỉ như những mảnh vụ cắt rời. Người đọc chỉ biết rằng ở thời điểm hiện tại, anh là một nhân viên ở một ngân hàng. Có thể nói, Jôzep K. tồn tại lặng lẽ không cần đến một tiểu sử. Ngoài ông chú (họ) Anbe K. và một cô em họ (chỉ được nghe nói đến, không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm) thì anh không hề có gia đình, bạn bè, người thân. Suốt mười chương của tiểu thuyết “Vụ án”, chỉ có hai lần nhà văn nhắc đến cái tên cô hầu bàn đêm ở tiệm rượu Enxa- có thể là người yêu của Jôzep K., nhưng mối quan hệ này có vẻ cũng không làm cho anh cảm thấy ấm áp hơn... Bằng cách ấy, nhà văn đã tẩy trắng nhân vật, xoá mờ đường viền lịch sử khiến cho độc giả không thể nhận diện nhân vật một cách đầy đủ hay chi tiết, cụ thể. Ở đây, ông chú (họ), cô em họ Ecna hay Enxa có mặt chỉ như những người xa lạ. Có lẽ vì thế mà Jôzep K. luôn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Như vậy, ngay từ khi mới xuất hiện, Jôzep K. đã cô đơn như là một dấu hiệu của bi kịch máy hoá, sự triệt tiêu tận gốc đời sống cá nhân của con người như nỗi buồn tiền định của con người.

Trong tác phẩm, nhà văn có nhắc đến nghề nghiệp của Jôzep K. là nhân viên đại diện của một ngân hàng lớn. Tuy nhiên, dường như việc đó không để lại một dấu ấn lịch sử- cụ thể gì ở nhân vật. Có lẽ, nếu Jôzep K. có được Franz Kafka gán cho một nghề nghiệp khác cũng vậy thôi. Như vậy, môi trường nghề nghiệp rõ ràng không được chú ý tới nếu quan niệm như một hoàn cảnh, cái nền của tính cách. Hơn thế nữa, nhà văn rất ít miêu tả nhân vật ở nơi làm

việc mà hầu hết bút lực, ông dành để miêu tả nhân vật khi đứng ở ngoài công việc của mình. Người đọc gặp Jôzep K. trước tiên ở khoảnh khắc anh bất ngờ bị kết tội. Có hai người đến thông báo với Jôzep K. là “Ông bị bắt”. Và cũng như nhân vật, người đọc không hề biết là anh bị bắt vì tội gì. Những kẻ tự xưng là người của toà kia không thèm xem giấy tờ tuỳ thân mà Jôzep K. đưa ra để chứng minh mình là người vô tội. Người ta kết tội anh vì cấp trên bảo thế. Nhưng cấp trên ấy cụ thể là ai thì Jôzep K. chỉ nhận được câu trả lời cứ máy móc lặp lại một số từ, câu như được lập trình sẵn từ trước, mà đại thể có thể tóm gọn như: “Tôi không biết, đi mà hỏi cấp trên ấy!”. Chính họ cũng không biết cấp trên ấy là ai và cấp trên cuối cùng hiện đang ở đâu, vì đằng sau cấp trên ấy còn nhiều cấp trên khác và tất cả bọn họ cũng đều chỉ là người thừa hành mà thôi. Thực tế này, theo PGS. TS Lê Huy Bắc chính là “ẩn dụ cho tệ quan liêu. Đấng tối cao, người có thể đưa ra lời phán xử cuối cùng là hiện thân của bộ mặt quan liêu, tàn nhẫn”.

Cái án tác động vào nếp nhận thức của Jôzep K.. Vì xưa nay, mọi người đều tin rằng nếu sống lương thiện, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, có giấy tờ đầy đủ thì anh là một công dân bình thường; nhưng đằng này, dẫu có tất cả các yếu tố đó, Jôzep K. vẫn là tội phạm bởi vì người ta cho rằng anh là tội phạm. Cũng kể từ khi bị kết án, những diễn biến phức tạp trong đời sống của Jôzep K. bắt đầu. Thoạt nhiên, anh nghĩ rằng đây là một trò đùa của đồng nghiệp trong ngày sinh nhật lần thứ ba mươi của mình, rồi mình bị kết tội nhầm hoặc vu khống... Song mọi giả thiết đưa ra đều lần lượt bị bác bỏ. Anh phản kháng lại việc bị kết tội bằng cách đi tìm nguyên nhân thực sự của cái án mà anh phải chịu.

Trên hành trình đi tìm hiểu vụ án của mình, Jôzep K. luôn cô đơn, như một người bị tách ra khỏi cộng đồng, lạc loài trong xã hội. Anh như bước chân vào một thế giới hoàn toàn xa lạ và luôn gặp phải những việc ngoài dự kiến

của mình. Ở chương hai, Jôzep K. được báo “bằng điện thoại” rằng “đến chủ

nhật tuần sau, người ta sẽ tiến hành một cuộc thẩm vấn nho nhỏ về vụ việc của anh”. Điều khác thường ở đây là địa điểm, thời gian cụ thể, chính xác

không được nêu rõ. “Người ta cho anh biết số nhà nơi anh phải tới: đó là một

toà nhà xa xôi tại một ngoại ô”, nhưng không nói rõ phải đến phòng nào và

cũng không hẹn rõ vào giờ nào. Việc này khiến Jôzep K. rất bực mình. Anh thấy người ta “đối xử với anh cẩu thả một cách lạ lùng”. Bất thường nữa là toà lại triệu tập vào một ngày cuối tuần (là ngày nghỉ nhưng lại ngầm chứa ý tưởng là Chúa triệu tập, vì đó là ngày Chúa nhật). Jôzep K. tìm đến một chung cư bẩn thỉu nằm ở ngoại ô thành phố. Anh muốn hỏi thăm địa điểm của toà nhưng không thể hỏi trực tiếp mà phải bịa ra một bác thợ mộc Lanx nào đó. Leo mãi đến tầng áp mái, có một phụ nữ mở cửa cho anh, đẩy anh vào và tuyên bố như một đặc ân dành cho Jôzep K.: “ Anh vào xong là em phải đóng cửa lại, không ai có quyền vào nữa”[5, 111]. Và căn phòng ấy chính là nơi toà

đang xét xử. Jôzep K. nhận được lời giải thích là trát gọi bị nhầm. (Điều này như một minh chứng hùng hồn cho thói hành xử quan liêu, tuỳ tiện).

“Tuần lễ sau”, mặc dù không thấy toà gọi nhưng Jôzep K. vẫn đến toà án. Tại đây, anh được tận mắt thấy sách luật là những cuốn nhàu nát, vô cùng thô tục. Trong quá trình tìm hiểu về vụ án, Jôzep K. luôn cố gắng tìm lời giải đáp, sự giúp đỡ ở tất cả những người có thế lực mà anh gặp, mong sớm thoát khỏi cái án vô lí này. Vì vậy mà anh đã tới tìm luật sư Hun, nhờ hoạ sĩ Titôreli- những người có quan hệ mật thiết với toà án, nhưng xem ra, tất cả đều không đem lại điều gì khả quan. Càng được giảng giải về hoạt động của hệ thống pháp luật, Jôzep K. càng thấy luật pháp rất khó hiểu, đầy phi lí và lập ra “không thể dành cho ai cả”. Có lẽ vì thế mà anh vừa cố gắng đấu tranh đòi được miễn cái tội mà mình không có, lại vừa buông xuôi. Bởi như họa sĩ Titôreli nói: cái án của anh không được tha bổng hoàn toàn mà chỉ có tạm tha

hay hoãn xử mà thôi. Vì thế mà có thâm niên chạy tội như thương gia Blốc, được bào chữa bởi người tự xưng là cánh hẩu của toà như luật sư Hun, đã nhiều năm mà vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Ở chương chín, có tên “Ở nhà thờ lớn”, Jôzep K. được gia trách nhiệm hướng dẫn một ông khách người Italia (là khách hàng quan trọng của ngân hàng) đi thăm một số công trình kiến trúc. Song, vì ông khách bận nên anh chỉ đưa đến một địa điểm duy nhất là nhà thờ lớn. Tại đây, Jôzep K. đã được gặp vị linh mục đồng thời là cha tuyên uý của các nhà lao, biết rất rõ tình hình vụ án của anh. Ông ta đã kể cho anh nghe câu chuyện đúc kết toàn bộ tinh thần của cuốn tiểu thuyết. Câu chuyện này chính là phần “Trước cửa pháp luật”, vốn là một truyện ngắn độc lập được Franz Kafka cho in vào năm 1919, được đan xen vào, góp phần thể hiện thêm sự phi lí của hệ thống luật pháp- hành pháp (toà án) của thể chế chính trị đương thời. Đó là câu chuyện về một người từ miệt quê muốn xin gặp pháp luật. Người lính canh nói rằng không thể cho vào lúc này được. Người nông dân kiên nhẫn chờ đợi, nhẫn nại hối lộ anh ta. Người lính canh nhận và bảo sở dĩ làm vậy là để cho người nông dân ấy yên tâm. Vì theo anh ta đằng sau cánh cửa này còn nhiều cánh cửa khác, cứ mỗi cánh cửa ấy lại có một người gác lực lưỡng, dữ tợn hơn. Do vậy, người dân quê ấy cứ đợi mãi, cho đến khi tuổi già đến. Khi thần chết đang đợi sẵn thì tên lính canh kia mới cúi xuống, trả lời vào đôi tai gần như điếc đặc của người đó về câu hỏi phều phào: tại sao trong suốt bao nhiêu năm mà không thấy ai đến cửa pháp luật này ngoài mình, rằng: “Ngoài ông ra chẳng có ai có quyền vào

đây, vì lối vào này làm ra chỉ để cho ông mà thôi, bây giờ tôi đi đóng lại đây” [5, 286]. Hình ảnh người nông dân chờ trước cửa pháp luật kia phải chăng chính là hình ảnh đúc kết về Jôzep K. khi anh đi tìm hiểu về vụ án của mình? Câu nói của chị thợ giặt “Anh bước vào xong là em phải đóng cửa, không ai

cửa pháp luật với người nông dân trước khi qua đời. Có lẽ, pháp luật ở đây, giống như Jôzep K. kết luận ở chương ba: “lề lối của ngành tư pháp chúng ta

không những đòi hỏi người vô tội bị kết án mà họ còn không được biết đến pháp luật”. Như vậy, ngay từ đầu, pháp luật đã tỏ ra là một nhân vật phi lí, vô

hình và bất khả tri.

Trong quá trình đi tìm hiểu vụ án, Jôzep K. luôn ở trong tình trạng cô đơn, bất lực. Không một ai đủ sức giúp anh thoát khỏi vụ án. Nguyên nhân của “sự trơ trọi khốn cùng này” là do sự “khác người” (chữ dùng của Lê Huy Bắc) của anh. Trong lúc mọi người thản nhiên, riêng anh lo lắng băn khoăn, mọi người đi đứng, làm việc bình thường, Jôzep K. cảm thấy ngột ngạt, khó thở. Cả xã hội sống bình yên hoặc điềm nhiên chấp nhận hiện tượng phi lí, phi nhân bản ấy thì Jôzep K. lại luôn cố đi tìm hiểu, cắt nghĩa nó. Nét đối lập này diễn tả sự bất lực, cô đơn của con người vẫn giữ được lương tri, nhận thức. Mọi người tha hoá, riêng Jôzep K. vẫn tỉnh táo cho nên anh phải trăn trở, khổ đau. Anh đã đi ngược lại tập thể nên cô đơn, lạc loài là một tất yếu.

Cuối cùng, nhân vật Jôzep K. đã chấp nhận tai ương ập đến như một thứ định mệnh. Ban đầu, anh còn phản ứng quyết liệt (cự lại hai viên thanh tra, đòi gặp cấp trên của chúng, mắng lại toà). Nhưng càng về sau, anh lại càng ít phản ứng, thậm chí còn tự giác tuân theo (không cần có giấy gọi vẫn đến toà). Đặc biệt nhất là buổi tối cuối cùng, Jôzep K. còn ăn mặc chỉnh tề, ngồi chờ sẵn hai tên đao phủ đưa mình đi. Trước khi chết, anh còn tiếc vì mình không đủ sức giành giật lấy con dao để tự kết liễu. Qua đó, tác phẩm xây dựng được những hình ảnh có tính chất biểu tượng về một thế giới đầy lo âu, biến động, con người cảm thấy cô đơn, bất lực trước sức mạnh vô hình nhưng khủng khiếp của các bộ máy kinh tế, luật pháp, cảnh sát.

Nhân vật Jôzep K. cũng là một minh chứng cho sự phi lí của cuộc đời: Phi lí đầu tiên: là người vô tội, bỗng nhiên anh bị kết tội.

Phi lí thứ hai: người vô tội phải tự đi tìm hiểu về tội lỗi của mình.

Phi lí thứ ba: người vô tội tìm cách bào chữa cho tội lỗi mà mình không có.

Phi lí cuối cùng: người vô tội lại chờ sẵn hình phạt người ta mang tới cho mình.

Qua một chuỗi các chi tiết, hành động phi lí xảy ra với Jôzep K., tác giả đã xây dựng nên một thế giới mà ở đó mọi giá trị bị đảo lộn. Nó hé mở một sự thật: con người đang sống trong một thiết chế xã hội quyền uy, mà ở đó con người không thể thoát ra, không thể cưỡng lại nổi. Luật pháp lẽ ra phải đứng ra bảo vệ quyền lợi của con người, nhưng khi đi tìm hiểu vụ án của mình, Jôzep K. nhận ra tổ chức tư pháp cuối cùng “sẽ khám phá ra một tội trạng ở chỗ xưa nay chưa từng có bao giờ cả”[5, 217]. Như vậy, pháp luật đã trở

thành một cơ chế cứng nhắc, hù doạ con người. Thông qua nhân vật chính Jôzep K., tác phẩm “Vụ án” không chỉ đề cập đến sự phi lí của cái án mà anh bị buộc phải mang mà còn “đề cập đến nhiều cái phi lí khác như: pháp luật,

nạn hối lộ, thói quan liêu, cửa quyền, vô trách nhiệm của cả một hệ thống- thống trị. Qua đó, Franz Kafka đề cập đến những vấn đề liên quan đến thân phận con người và nỗi nhọc nhằn họ phải gánh chịu, những giới hạn họ không thể vượt qua trong thời kĩ trị nói riêng và trên cả cõi nhân gian này”[3,

45].

2.3.2. Những nhân vật còn lại2.3.2.1. Những người dân thường 2.3.2.1. Những người dân thường

Tìm hiểu về nhân vật trong tiểu thuyết “Vụ án”, chúng ta bắt gặp hình

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp văn học nước ngoài (Trang 38 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w