Thực trạng hoạt động huy động vốn tại VPBank-PGD Bà Chiểu

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 42 - 90)

2.3.1 Quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm tại VPBank – PGD Bà Chiểu

HÌNH 2.3: QUY TRÌNH TIỀN GỬI TIẾT KIỆM VPBANK – PGD BÀ CHIỂU

Với quy trình xử lý giao dịch này và sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi – Corebanking T24 của Thụy Sỹ, quá trình giao dịch của nhân viên đối với khách hàng diễn ra nhanh hơn. VPBank – PGD Bà Chiểu hoạt động không nghỉ trưa nên khách hàng có thể linh động được thời gian giao dịch mọi lúc. Tuy nhiên, nếu số lượng kiểm soát viên ít thì giai đoạn này mất khá nhiều thời gian. Vì các GDV có một quyền hạn mức nhất định, nên vượt quá hạn mức trên các GDV chuyển việc xử lý sang kiểm soát viên.

Nhu cầu giao dịch của khách hàng

Kết thúc giao dịch

Khách hàng viết chứng từ ( giấy gửi tiền tiết kiệm, giấy thông kê loại tiền)

Giao dịch viên

Kiểm soát viên

Xử lý giao dịch

Ngoài quyền kiểm soát của giao dịch viên

Thuộc quyền kiểm soát của giao dịch viên

2.3.2 Tình hình huy động vốn của VPBank - PGD Bà Chiểu

Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại… song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động – nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của NH VPBank. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu hết các ngành nghề kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này - đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ. Ý thức được điều đó, Ngân hàng VPB - PGD Bà Chiểu đã chú trọng việc ổn định nguồn vốn, coi đây là nguồn động lực thúc đẩy sức mạnh tạo đà cho các mục tiêu chiến lược.

BẢNG 2.1: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN Đơn vị tính: Triệu đồng 6 tháng đầu năm 2009 6 tháng đầu năm 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tỷ lệ đạt (%) Chênh lệch ( ± ) Dân cư 68.255 84,8 72.615 82 106,4 4.360 1. Theo thành phần kinh tế Tổ chức kinh tế 12.195 15,2 15.894 18 130,3 3.699 VNĐ 64.590 80,3 69.580 78,6 107,7 4.990 2. Theo loại tiền USD ( qui đổi VNĐ) 15.860 19,7 18.929 21,4 119,4 3.069 Không kỳ hạn 23.540 29,3 18.690 21,1 (79,4) (4.850) Kỳ hạn < 12 tháng 40.013 49,7 44.501 50,3 111,2 4.488 3. Theo kỳ hạn Kỳ hạn trên 12 tháng 16.897 21 25.318 28,6 149,8 8.421 Tổng 80.450 100 88.509 100 110 8.059

(Nguồn “Báo cáo tài chính VPBank - PGD Bà Chiểu)

Chúng ta đã biết trong những năm qua đặc biệt là năm 2008 thị trường ngân hàng đã trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất. Nguyên nhân của hiện tượng này: Năm 2008, ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ làm cho tình hình lạm phát trong nước tăng cao, thu nhập của người dân giảm, cộng với việc chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất huy động, điều này làm người gửi tiền, rút tiền từ ngân hàng này gửi vào ngân hàng khác có lãi suất cao hơn... tất cả điều này làm cho nguồn vốn huy động của VPBank nói chung, VPBank – PGD Bà Chiểu nói riêng giảm một cách đáng kể. Đầu năm 2009 – thời kỳ hậu khủng hoảng, nền kinh tế dần dần ổn định tình hình huy động vốn tăng lên đáng kể. Đến năm 2010 nền kinh tế đã ổn định, tổng nguồn vốn huy

88.509 triệu đồng tăng 8,7% so với 6 tháng đầu năm 2009 (ngày 30/06/2009). Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng VPBank nói chung PGD Bà Chiểu nói riêng đã cố gắng trong việc giới thiệu hình ảnh cũng như đề ra các biện pháp kịp thời, đúng đắn, nhạy bén, linh hoạt về lãi suất đồng thời áp dụng chương trình quảng cáo, khuyến mãi “ gửi tiền trúng vàng giàu sang thịnh vượng” rất hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. PGD Bà Chiểu đã tạo được lòng tin cho khách hàng.

Xét trên cơ cấu các loại tiền gửi, vốn huy động tại VPBank – PGD Bà Chiểu có những đặc điểm sau: Đvt: 106 VNĐ 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 6 tháng/2009 6 tháng/2010

Tiền gửi VNĐ Tiền gửi USD

HÌNH 2.4: BIỂU ĐỒ HUY ĐỘNG VỐN THEO LOẠI TIỀN GỬI

Căn cứ theo loại tiền: cơ cấu loại tiền gửi của PGD có xu hướng chuyển biến tích cực. Nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn hơn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, chiếm trên 78% so với tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động đều tăng trong 6 tháng đầu năm 2010 và là nguồn vốn chủ yếu để mở rộng đầu tư, cho vay.

- Tiền gửi bằng VNĐ: 6 tháng đầu năm 2010 đạt 69.580 triệu đồng tăng 7,7% so với 6 tháng đầu năm 2009

- Tiền gửi USD: 6 tháng đầu năm 2010 đạt 18.929 triệu đồng tăng 19,4% so với 6 tháng đầu năm 2009

Đvt: 106 VNĐ 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 6 tháng/2009 6 tháng/2010

Dân cư Tổ chức kinh tế

HÌNH 2.5: BIỂU ĐỒ HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ Căn cứ theo thành phần kinh tế: Dựa vào hình 2.5 ta thấy nguồn vốn huy động của VPBank – Bà Chiểu được huy động chủ yếu từ dân cư chiếm trên 80% so với tổng nguồn vốn huy động và có xu hướng tăng dần, huy động vốn từ tổ chức kinh tế chiếm tỉ lệ nhỏ

- Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư: 6 tháng đầu năm 2010 đạt 72.615 triệu đồng tăng 6,4% so với cùng kỳ trước.

- Tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế: 6 tháng đầu năm 2010 có xu hướng tăng, đạt 15.894 triệu đồng chiếm 18% trên tổng tiền gửi, tăng 30,3% so với 6 tháng đầu năm 2009

Đvt: 106 VNĐ 0 5.000 10.000 15.000 20.000 25.000 30.000 35.000 40.000 45.000 6 tháng/2009 6 tháng/2010 Không kỳ hạn Kỳ hạn < 12 tháng Kỳ hạn > 12 tháng

HÌNH 2.6: BIỂU ĐỒ HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN

Căn cứ theo kỳ hạn: Trong tiền gửi khách hàng, tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng cao trên 47% trong tổng nguồn vốn huy động tại PGD Bà Chiểu và có xu hướng tăng cụ thể: 6 tháng đầu năm 2010 đạt 44.501 triệu đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ trước. Tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm dần trong 6 tháng đầu năm 2010, nguồn vốn này đạt 18.690 triệu đồng, chỉ chiếm 21,1% trong tổng tiền gửi giảm 20,6% so với cùng kỳ trước, còn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng tăng đạt 25.318 triệu đồng chiếm 28,6% trong tổng tiền gửi, tăng 49,8% so với 6 tháng đầu năm 2009. Tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng tăng lên, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho PGD Bà Chiểu, NH có thể duy trì lượng vốn huy động lâu hơn để phục vụ mục tiêu cho vay, đầu tư khác. Ở các năm trước, tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn có xu hướng giảm dần là do môi trường pháp lý về kinh tế chưa thật ổn định, cơ chế chính sách thường xuyên thay đổi làm cho người dân vẫn chưa thực sự an tâm khi gửi tiền vào NH. Hơn nữa, các năm trước giá vàng tăng nhanh, sàn giao dịch vàng xuất hiện rất nhiều và thu hút rất nhiều nhà đầu tư, các cá nhân. Do đó, để nâng cao tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn nhằm duy trì nguồn vốn ổn định phục vụ đầu tư là một nhiệm vụ khó khăn, PGD cần chú trọng hơn nữa.

2.4 Đánh giá hoạt động cho vay tại VPBank – PGD Bà Chiểu 2.4.1 Quy trình cho vay của VPBank – PGD Bà Chiểu 2.4.1 Quy trình cho vay của VPBank – PGD Bà Chiểu 2.4.1 Quy trình cho vay của VPBank – PGD Bà Chiểu

HÌNH 2.7: QUY TRÌNH CHO VAY CỦA VPBANK – PGD BÀ CHIỂU 2.4.1.1 Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn

Nhân viên tín dụng gặp gỡ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với khách hàng Nhân viên tín dụng trao đổi với khách hàng để nắm được các thông tin cơ bản của khách hàng như: Lĩnh vực hoạt động, sản xuất kinh doanh, tư cách pháp lý, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua, nội dung phương án kinh doanh, trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác quan hệ gia đình, nhu cầu vay vốn (số tiền, lãi suất, thời hạn…), dự kiến phương án bảo đảm tín dụng và các thông tin khác liên quan đến khách hàng.

Sau đó nhân viên tín dụng thông báo cho khách hàng các thông tin: Lãi suất cho vay, điều kiện cho vay, các sản phẩm ngân hàng đang có.

Thông báo cho khách hàng biết

Giải ngân

Theo dõi nợ vay và thực hiện thu nợ

Tất toán hồ sơ vay và lưu trữ hồ sơ tín dụng

Hoàn tất hồ sơ

Ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng

Tư vấn và hướng dẫn khách hàng về hình thức và hồ sơ xin vay

Tiếp nhận hồ sơ vay

Điều tra thông tin về khách hàng và phương án vay Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn Làm tờ trình Trình ban/ hội đồng tín dụng Không duyệt Duyệt

Nếu điều kiện của khách hàng phù hợp với điều kiện của VPBank thì nhân viên tín dụng chuyển cho khách hàng danh mục hồ sơ để khách hàng hoàn thiện. Nếu không phù hợp phải báo ngay cho khách hàng để khách hàng chủ động tìm phương án khác.

2.4.1.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Nhân viên tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ: về số lượng, về tính hợp lệ, hợp pháp, thực hiện đối chiếu với bản gốc (Bản sao CMND, hộ khẩu, đơn xin vay, phương án vay, xác định tình trạng nhà, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân …)

Nhân viên tín dụng tiếp nhận hồ sơ, lập 2 bản giấy biên nhận giao 1 bảng cho khách hàng và 1 bản NVTD giữ.

NVTD giao hồ sơ định giá tài sản bảo đảm cho phòng thẩm định tài sản.

2.4.1.3 Thẩm định khách hàng

Hỏi thông tin từ CIC khách hàng cần vay vốn bao gồm khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ (Qua mạng Internet, nghiên cứu hồ sơ, tham khảo thông tin từ các nguồn khác)

Thẩm định về tư cách của người đi vay: trình độ học vấn, hiểu biết pháp luật, nhận thức về trách nhiệm và tính hợp tác, kinh nghiệm thương trường, uy tín, dư luận nơi cư trú cũng như nơi công tác, tuổi tác và vi trí xã hội người vay.

Thẩm định về năng lực tài chính: khả năng tài chính của khách hàng, đến tận nơi để tìm hiểu thực trạng của khách hàng, đánh giá hoạt động giao dịch của khách hàng.

Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đánh giá khả năng tài chính phục vụ phương án của khách hàng.

Thẩm định tài sản đảm bảo (nắm thông tin khái quát về tài sản, hẹn thời gian để tiến hành thẩm định, đề nghị khách hàng bổ sung hồ sơ liên quan đến tài sản (nếu cần), đối chiếu bản chính của hồ sơ tài sản). Đánh giá tính pháp lý của hồ sơ tài sản và phân loại tài sản, đánh giá quyền sở hữu, hiện trạng, giá trị và tính chuyển nhượng của TSBĐ.

2.4.1.4 Tập hợp hồ sơ trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc PGD

Nhân viên tín dụng lập tờ trình thẩm định (mẫu tờ trình thẩm định): giới thiệu khách hàng, ghi rõ ngày nhận hồ sơ lần đầu và ngày nhận đầy đủ hồ sơ, nhu cầu

vay, những đề nghị của khách hàng, đánh giá về phương án vay vốn, phương án trả nợ và tài sản đảm bảo của khách hàng, kết luận và đề xuất của cán bộ tín dụng chuyển cho Trưởng phòng tín dụng ký.

NVTD nhận lại báo cáo thẩm định, biên bản thẩm định giá từ phòng thẩm định tài sản bảo đảm, tập hợp hồ sơ trình Giám đốc duyệt (giai đoạn này thực hiện 2-5 ngày ngay từ khi nhận được tài sản bảo đảm).

Ngay sau khi Giám đốc duyệt hồ sơ NVTD báo ngay cho khách hàng về việc có cho vay hay không.

2.4.1.5 Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

Sau khi nhận được Nghị quyết NVTD lập giấy đề nghị hoàn thiện hồ sơ gồm: bản sao nghị quyết, 04 bản chính biên bản định giá tài sản bảo đảm (TSBĐ), bản sao giấy chứng nhận sở hữu TSBĐ và một bản sao CMND, hộ khẩu của chủ sở hữu TSBĐ, giấy đăng ký kết hôn.

NVTD lập và trình Trưởng phòng và Giám đốc ký duyệt hồ sơ. Ký hợp đồng tín dụng với khách hàng ( mẫu hợp đồng tín dụng).

2.4.1.6 Thực hiện quyết định cấp tín dụng

Hoàn tất chứng từ để giải ngân: căn cứ vào HĐTD và phương thức cho vay, NVTD yêu cầu khách hàng hoàn thiện hồ sơ chứng từ theo quy định để thực hiện việc giải ngân.

Kiểm tra điều kiện nội dung giải ngân: số tiền giải ngân, thời hạn giải ngân và kiểm tra lại những điều kiện, điều khoản trong HĐTD có phù hợp với mục đích sử dụng vốn vay, ngành nghề kinh doanh của khách hàng.

NVTD chuyển 1 bản chính HĐTD cho bộ phận giao dịch để thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Để có thể tiến hành giải ngân hồ sơ tín dụng cần phải được tập hợp đầy đủ, bao gồm: Giấy nhận nợ, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp tài sản đã công chứng, công văn ngăn chặn gởi UBND phường, giấy đăng ký giao dịch đảm bảo, biên nhận hồ sơ tài sản đảm bảo, phiếu nhập kho, nghị quyết của Ban/hội đồng tín dụng, tờ trình thẩm định khách hàng, phiếu xếp hạng tín dụng, danh mục kiểm tra chứng từ

2.4.1.7 Kiểm tra và xử lý nợ vay

Nhân viên tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Kiểm tra tình trạng tài sản bảo đảm. Thông báo và đôn đốc trả nợ lãi và vốn gốc khi đến hạn. Cụ thể như sau:

Kiểm tra trước giải ngân:

Theo quyết định số 427-2002/QĐ-HĐQT ngày 13 tháng 05 năm 2002 của HĐQT VPBank, việc kiểm tra, giám sát trong quá trình thẩm định gồm những nội dung sau:

- Năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, đảm bảo khách hàng vay vốn có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự.

- Mục đích sử dụng vốn vay

- Lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng từ trước đến nay. - Tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng.

- Tính khả thi và xác thực của dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống

- Khả năng trả nợ, nguồn trả nợ của khách hàng.

- TSĐB: Kiểm tra về chủ sở hữu tài sản, thẩm quyền quyết định việc thế chấp, cầm cố tài sản, tình trạng thực tế tài sản bảo đảm, giá trị tài sản, khả năng chuyển nhượng trên thị trường của tài sản...

- Các thông tin khác có liên quan đến khách hàng như: Uy tín, nhân thân, nơi làm việc, địa vị xã hội, đối tác, đối thủ cạnh tranh,..của khách hàng.

- Và các vấn đề khác theo quy định.

Kiểm tra trong quá trình giải ngân:

Tùy trường hợp cụ thể, để kiểm tra, giám sát chặc chẽ việc sử dụng vốn vay của khách hàng VPBank giải ngân khoản vay theo các phương thức sau theo thứ tự ưu tiên:

- Giải ngân bằng chuyển khoản đưới hình thức ủy nhiệm chi do bên vay ký phát cho người thụ hưởng.

- Giải ngân bằng tiền mặt cho bên vay để bên vay trả ngay cho người thụ hưởng với sự chứng kiến của nhân viên A/O.

- Giải ngân bằng chuyển khoản vào tài khoản của bên vay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 42 - 90)