Nhà nước cần có những biện pháp hữu hiệu trong chính sách quản lý kinh tế vĩ mô, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn, phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật nhằm tạo hành lang pháp lý vững chắc cho NHTM hoạt động thuận lợi.
Duy trì nền kinh tế ổn định, vững chắc, khuyến khích hình thành và phát triển các thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán tạo tiền đề thúc đẩy cải tiến và từng bước hội nhập vào nền tài chính thế giới
Tăng cường khả năng tài chính cho tất cả các doanh nghiệp trong các thành phần kinh tế bằng cách cấp vốn lưu động bổ sung cho các doanh nghiệp nhà nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chấn chỉnh việc chấp hành chế độ kế toán và quản lý tài chính ở các doanh nghiệp. Tổ chức kiểm tra buộc các doanh nghiệp tiến hành hạch toán đúng theo pháp lệnh hạch toán kế toán và thống kê, đảm bảo số liệu chính xác, trung thực và kịp thời. Nhằm giúp cho các ngân hàng có được các thông tin tài chính để phân tích tín dụng được chính xác.
Nhà nước phải tôn trọng quyền độc lập tự chủ trong kinh doanh của ngân hàng, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng giữa các NHTM.
Cho phép các NH tự bán các TSĐB để xử lý nợ quá hạn mà không phải qua trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản khi có sự thỏa thuận giữa NH và bên bảo đảm trong việc xử lý nợ quá hạn.Nhà nước cần đưa ra các cơ chế chính sách rõ ràng, cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt chi phí xử lý nợ giữa ngân hàng và các doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Hệ thống ngân hàng là một phần của hệ thống tài chính nhằm huy động tối đa nguồn tiết kiệm trong dân cư và phân bổ nguồn này sao cho hiệu quả nhất. Với vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, ngân hàng đã đóng góp một phần hết sức quan trọng vào sự phát triển của đất nước. Trong đó hoạt động tín dụng mang lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động của ngân hàng. Muốn tồn tại và đứng vững trên thị trường, ngân hàng cần phải đảm bảo được hoạt động của mình vừa an toàn vừa hiệu quả. Nâng cao chất lượng tín dụng không chỉ là mong muốn của riêng VPBank – PGD Bà Chiểu mà còn là của các NHTM Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Tất nhiên bất kỳ ngân hàng nào cũng có thế mạnh, ưu nhược điểm riêng của nó. Điều quan trọng ở đây là các biện pháp ngân hàng đưa ra và áp dụng liệu có tạo ra được một danh mục tín dụng an toàn hay không, chất lượng tín dụng có được nâng cao hay không và nguyên nhân gây ra là gì. Vì vậy, nâng cao hoạt động tín dụng phải là một trong những mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Bên cạnh đó cũng rất cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành có liên quan để tạo ra một hành lang vững chắc cho ngân hàng phát huy có hiệu quả.
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động tín dụng tại ngân hàng VPBank – PGD Bà Chiểu em thấy được thực trạng hoạt động cũng như điểm mạnh, điểm yếu trong trong chính sách của VPBank, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp phù hợp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại VPBank – PGD Bà Chiểu nói riêng và Ngân Hàng TMCP Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam nói chung.
Với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của cô TS. Phạm Thị Nga, em mong rằng đề tài của mình sẽ góp một phần nhỏ vào sự phát triển hoạt động kinh doanh tại VPBank nói riêng và ngành Ngân Hàng nói chung. Tuy nhiên, vì lượng kiến thức có hạn và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên bài khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự thông cảm, đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô và những người quan tâm tới khóa luận để em có thể học thêm được những kiến thức và kinh nghiệm quý báu, góp phần hoàn thiện khóa luận này.
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. TS. Nguyễn Minh Kiều ( Năm 2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản thông kê TP Hà Nội
2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn ( Năm 2008), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, nhà xuất bản ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh
3. PGS.TS. Trần Ngọc Thơ (Năm 2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
4. David Blacke (Năm 2007), Phân tích hoạt động tài chính, Nhà xuất bản TP Hồ Chí Minh
5. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 18/2010/TT-NHNN 6. TS. Nguyễn Văn Tiến (Năm 2008), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản thông kê Hà Nội 7. Trang web: http://vneconomy.vn
8. Trang web: www.vpb.com.vn
9. Trang web: www.google.com.vn
10.Trang web: www.sbv.gov.vn
11.“ Báo cáo thường niên ” VPBank (2007- 2009)
12.Cẩm nang tín dụng 2009 của Ngân hàng TMCP các doanh nghiệp Ngoài Quốc Doanh
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU... 1
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG.... 3
1.1 Ngân hàng thương mại... 3
1.1.1 Khái niệm... 3
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của NHTM trong nền kinh tế thị trường... 3
1.1.3 Các loại hình tín dụng ngân hàng... 3
1.1.3.1Phân loại theo thời hạn... 4
1.1.3.2Phân loại theo hình thức cho vay... 4
1.1.3.3 Phân loại tín dụng theo tài sản đảm bảo... 4
1.2Vai trò tín dụng của NHTM trong nền kinh tế thị trường... 5
1.2.1 Tín dụng... 5
1.2.2 Vai trò tín dụng... 5
1.2.2.1 Vai trò của tín dụng đối với doanh nghiệp... 5
1.2.2.2 Vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế... 5
1.2.2.3 Vai trò của tín dụng đối với hoạt động của NHTM... 6
1.2.3 Nguyên tắc tín dụng... 7
1.2.3.1 Hoàn trả gốc và lãi theo đúng thời hạn đã cam kết... 7
1.2.3.2 Nguyên tắc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả... 7
1.2.3.3 Nguyên tắc đảm bảo tiền vay phải theo quy định của chính phủ... 7
1.3 Các cơ sở pháp lý hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP Việt Nam... 7
1.3.1 Cơ sở pháp lý... 7
1.3.2 Nội dung nghiệp vụ tín dụng... 8
1.3.2.1 Mục đích cho vay... 8
1.3.2.2 Đối tượng cho vay... 8
1.3.2.3 Điều kiện cho vay... 8
1.3.2.4 Nguồn vốn... 9
1.3.2.5 Thời hạn cho vay... 10
1.3.2.6 Lãi suất cho vay... 10
1.3.2.7 Hạn mức tín dụng... 10
1.3.2.8 Thẩm định dự án... 10
1.4 Chất lượng tín dụng... 12
1.4.1 Quan niệm về chất lượng tín dụng... 12
1.4.2 Chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng... 12
1.4.2.1 Chỉ tiêu về huy động vốn... 12
1.4.2.2 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động... 13
1.4.2.3 Chỉ tiêu hoạt động... 13
1.4.2.4 Mức tăng doanh số cho vay:... 13
1.4.2.5Dư nợ tín dụng:... 13
1.4.2.6 Vòng quay vốn tín dụng:... 13
1.4.2.7Hiệu quả sử dụng vốn vay:... 14
1.4.2.11 Nhóm chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ có vấn đề... 15
1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng... 15
1.4.3.1 Các nhân tố bên ngoài... 15
1.4.3.2Các nhân tố từ phía khách hàng... 16
1.4.3.3 Các nhân tố từ phía ngân hàng... 17
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD BÀ CHIỂU NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK... 19
2.1 Khái quát chung về ngân hàng VPbank... 19
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank... 19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank... 22
2.2 Giới thiệu sơ lược VPBank – PGD Bà Chiểu... 24
2.2.1 Khái quát về VPBank - PGD Bà Chiểu... 24
2.2.3 Chính sách và quy chế cho vay tại vpbank – PGD Bà Chiểu... 28
2.3 Thực trạng hoạt động huy động vốn tại VPBank-PGD Bà Chiểu... 32
2.3.1 Quy trình giao dịch tiền gửi tiết kiệm tại VPBank – PGD Bà Chiểu... 32
2.3.2 Tình hình huy động vốn của VPBank - PGD Bà Chiểu... 33
2.4 Đánh giá hoạt động cho vay tại VPBank – PGD Bà Chiểu... 38
2.4.1 Quy trình cho vay của VPBank – PGD Bà Chiểu... 38
2.4.1.1 Tiếp xúc khách hàng và hướng dẫn lập hồ sơ vay vốn... 38
2.4.1.2 Tiếp nhận hồ sơ vay vốn... 39
2.4.1.3 Thẩm định khách hàng... 39
2.4.1.4 Tập hợp hồ sơ trình trưởng phòng tín dụng và giám đốc PGD... 39
2.4.1.5 Hoàn thiện hồ sơ tín dụng... 40
2.4.1.6 Thực hiện quyết định cấp tín dụng... 40
2.4.1.7 Kiểm tra và xử lý nợ vay... 41
2.4.1.8Tất toán hợp đồng tín dụng và lưu trữ hồ sơ... 44
2.4.1.9 Nhận xét quy trình cho vay... 44
2.4.2 Đánh giá tình hình dư nợ của VPBank – PGD Bà Chiểu... 45
2.4.2.1 Xét về kết cấu dư nợ theo thời hạn cho vay... 46
2.4.2.2 Xét kết cấu dư nợ theo thành phần ngành kinh tế... 48
2.4.3Doanh số cho vay và doanh số thu nợ của VPBank – PGD Bà Chiểu... 50
2.4.3.1 Doanh số cho vay của VPBank – PGD Bà Chiểu... 50
2.4.3.2 Doanh số thu hồi nợ của VPBank – PGD Bà Chiểu... 52
2.4.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của VPBank- PGD Bà Chiểu... 53
2.4.4.1 Chỉ tiêu nợ quá hạn... 53
2.4.4.2 Chỉ tiêu về dư nợ trên vốn huy động... 54
2.4.4.3 Chỉ tiêu sinh lời từ hoạt động tín dụng... 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PHÒNG GIAO DỊCH BÀ CHIỂU NGÂN HÀNG TMCP CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH VPBANK... 57
3.1 Một số kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng tại VPBank - PGD Bà Chiểu... 57
3.1.2 Những mặt tồn tại, nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên... 59
3.2 Định hướng phát triển của VPBank - PGD Bà Chiểu trong thời gian tới... 64
3.3 Một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tín dụng tại VPBank – PGD Bà Chiểu... 64
3.3.1 Tăng cường công tác huy động vốn... 64
3.3.2 Nâng cao chất lượng tín dụng... 65
3.3.3 Cải tiến, đa dạng hoá cơ cấu, loại hình cho vay... 67
3.3.4 Đảm bảo tính cạnh tranh về giá... 68
3.3.5 Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ tín dụng... 69
3.3.6 Tăng cường công tác thẩm định, kiểm tra nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.. 71
3.3.7 Tăng cường kiểm tra tín dụng... 71
3.3.8 Ngăn ngừa và xử lý những khoản nợ quá hạn. ... 72
3.3.9 Xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp... 72
3.4 Một số kiến nghị với các cơ quan nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại VPBank – PGD Bà Chiểu... 73
3.4.1 Kiến nghị đối với NH VPBank... 73
3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước ... 74
3.4.3 Kiến nghị với Chính phủ và các bộ ngành có liên quan... 75
KẾT LUẬN... 76