Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 29 - 32)

Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Các Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12/08/1993 và giấy phép số 1535/QĐ-UB do ủy ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội cấp ngày 04/09/1993. Kể từ ngày 10/09/1993, ngân hàng chính thức đi vào hoạt động.

Ngày 27/7/2010, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định số 1815/QĐ-NHNN, chấp thuận đổi tên Ngân hàng Thương mại Cổ phần Các doanh nghiệp Ngoài quốc doanh thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, tên tiếng Việt viết tắt thay đổi là “Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng”, tên đầy đủ tiếng Anh là “Vietnam Prosperity Joint - Stock Commercial Bank”, và tên viết tắt tiếng Anh giữ nguyên “VPBank”. Ngày 12/08/2010 VPBank chính thức sử dụng thương hiệu mới.

Địa chỉ liên lạc

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, điện thoại: 043.9288869 Fax: 043.9288867, Website: www.vpb.com.vn, Email: customercare@vpb.com.vn

Các chức năng hoạt động chủ yếu của VPBank gồm:

Huy động vốn ngắn hạn từ các tổ chức kinh tế và dân cư…, cho vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đối với tổ chức kinh tế và dân cư từ khả năng nguồn vốn của ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và chứng từ có giá khác, hùn vốn, liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành, thực hiện dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, huy động nguồn vốn từ nước ngoài, thanh toán quốc tế và thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến thanh toán quốc tế, thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức, đặc biệt chuyển tiền nhanh Western Union. Cung cấp các dịch vụ giao dịch giữa các khách hàng và dịch vụ ngân hàng khác theo quy định của NHNN Việt Nam.

Quy mô vốn :

Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VNĐ. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Đến tháng 8/2006, vốn điều lệ của VPBank đạt 500 tỷ đồng. Tiếp theo, đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của VPBank tăng lên trên 1.000 tỷ đồng. Tháng 7/2007 vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên 1.500 tỷ đồng, cuối năm 2007 vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng. Trong năm 2008, VPBank nhận được sự chấp thuận của NHNN cho phép bán 15% vốn cổ phần cho cổ đông chiến lược nước ngoài là Ngân hàng OCBC - một Ngân hàng lớn nhất Singapore, theo đó vốn điều lệ sẽ được nâng lên 2.117.474 triệu đồng.

Ngày 3/8/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có công văn số 5762/NHNN- TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc thay đổi mức vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng. Theo đó, Thống đốc chấp thuận việc VPBank được tăng vốn điều lệ từ 2.117.474.330.000 đồng lên 4.000.000.000.000 đồng theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông VPBank thông qua ngày 16/3/2010. Việc tăng vốn này sẽ được tiến hành thành 2 đợt. Dự kiến, đợt 1 tăng thêm 339,07364 tỷ đồng từ quỹ dự trữ bổ sung và chia cổ tức bằng cổ phiếu, đợt 2 sẽ tăng thêm 1.543,45203 tỷ đồng.

Cổ đông chiến lược

- OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation: Tỷ lệ nắm giữ cổ phần: 14,88% - Dragon Capital: Tỷ lệ nắm giữ cổ phần: 8,31%

- NHTNCP Dầu khí toàn cầu: Tỷ lệ nắm giữ cổ phần : 7,42%

Định hướng phát triển: Trở thành Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Sứ mệnh phát triển: Là một ngân hàng thương mại đô thị đa năng hoạt động với phương châm: Lợi ích của khách hàng là trên hết, lợi ích của người lao động được quan tâm, lợi ích của cổ đông được chú trọng, đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.

Đối với khách hàng: Vpbank cam kết thỏa mãn tối đa lợi ích của khách hàng trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh. Phương châm chủ đạo của VPBank là: “Hành động vì ước mơ của bạn”

thần của toàn bộ cán bộ, nhân viên. Vpbank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Nhân viên thường xuyên chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ đảm bảo được phát triển cả quyền lợi chính trị và văn hóa.

Đối với cổ đông: Vpbank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu duy trì mức cổ tức cao hàng năm.

Đối với cộng đồng: Vpbank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước. Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ khó khăn của cộng đồng.

Tầm nhìn chiến lược: Vpbank phấn đấu trở thành Ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam

Mạng lưới hoạt động: Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VPBank luôn

chú ý đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động tại các thành phố lớn. Tính đến ngày 29/2/2008 mạng lưới VPB có 118 điểm giao dịch tại 34 tỉnh, thành trên cả nước. Và hiện nay VPBank đã có tổng số trên 135 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc:

- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch

- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.

- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.

- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.

- 550 đại lý chi trả của trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union

Nhân sự:

Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh Tông, số lượng cán bộ nhân viên chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng. Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là: 2.506 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có trình độ đại học và trên đại học.

Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân hàng, giúp VPBank sẵn sàng đương đầu được với cạnh tranh, nhất là trong giai đoạn Việt Nam đã chính thức hội nhập kinh tế thế giới. Chính vì vây, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm và nâng cao chất lượng công tác quản trị nhân sự. Với phương châm “Hoàn thiện trên từng bước tiến” VPBank không những hoàn thiện mình trong công tác chuyên môn mà còn không ngừng hoàn thiện nhân cách, tác phong của từng nhân viên để ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng luôn luôn đem đến cho khách hàng “ Sức sống mới”.

Công ty trực thuộc

-Công ty TNHH Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC) -Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công nghệ

- Sử dụng phần mềm ngân hàng lõi – Corebanking T24 của Temenos (Thụy Sĩ) giúp cho thời gian giao dịch với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật.

- Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV với 2 dòng sản phẩm thẻ cao cấp vpbank Mastercard platinum và thẻ quốc tế dành cho giới trẻ vpbank Mastercard MC2 phát hành cuối năm 2007 giúp bảo mật thông tin khách hàng, có thể làm giảm khả năng làm giả tới trên 70% so với thẻ từ. Trong 6/2008, VPBank chính thức phát hành thẻ thanh toán qua mạng VPBank Mastercard E- card, vpbank cũng đưa kênh dịch vụ truy vấn thông tin thẻ qua SMS Banking và Internet banking vào phục vụ khách hàng giúp khách hàng có thể truy vấn số dư tài khoản, truy vấn giao dịch và truy vấn thông tin về lãi suất, tỷ giá thông qua tin nhắn điện thoại mà không cần phải tới ngân hàng, cùng hệ thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của khách hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 29 - 32)