Nâng cao chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 75 - 77)

Trong hoạt động của ngân hàng thì chất lượng tín dụng là quan trọng nhất. Bởi vì, nếu chất lượng tín dụng không đảm bảo thì sự đa dạng và phát triển các loại hình tín dụng sẽ không có ý nghĩa khi không được khách hàng chấp nhận sử dụng. Dựa trên định hướng phát triển của VPBank, PGD cần phát huy thế mạnh của mình là cho vay tiêu dùng khách hàng cá nhân, không ngừng hoàn thiện hạn chế của mình đồng thời xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý và hiệu quả :

- Muốn hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng, thì PGD phải thực hiện đúng, đầy đủ các quy định và quy trình cho vay theo đúng văn bản chế độ tín dụng của ngành cũng như hướng dẫn của NH VPBank, các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phòng ngừa rủi ro tín dụng

- Phải nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin. Các thông tin phải được kiểm tra tính chính xác, kỹ càng trước khi phân tích. Muốn vậy thông tin phải được lấy từ nhiều nguồn khác nhau để so sánh đối chiếu. Nguồn thông tin có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng để có thể thu thập lượng thông tin nhiều, nhanh,

với tốc độ cao thì ngân hàng phải thu thập thông tin một cách thường xuyên. Đồng thời ngân hàng nên có một bộ phận chuyên thu thập thông tin để lượng thông tin được cập nhật hàng ngày ở tất cả các lĩnh vực. Sau đó mới tiến hành phân loại và lưu trữ, khi nào cần có thể dùng ngay.

- Nâng cao chất lượng thẩm định cho các cán bộ tín dụng, cần thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cho các cán bộ tín dụng

- Nên duy trì quy định một mức nợ xấu hợp lý trong một giới hạn nhất định đối với mỗi NVTD. Nếu quá giới hạn này, sẽ không được phân công hồ sơ nữa và phải có trách nhiệm phối hợp cùng phòng thu hồi nợ thu hồi các khoản nợ quá hạn trên. Như vậy, cũng có thể hạn chế được trường hợp lãnh đạo ép NVTD phải làm những hồ sơ mà đúng ra không thỏa mãn yêu cầu tín dụng an toàn, hoặc là bản thân NVTD cảm thấy khách hàng không đủ khả năng nhưng vẫn làm hồ sơ cho vay vì một số lợi ích riêng tư nào đó. Đây cũng là một cách kiểm soát tinh vi chất lượng tín dụng cũng như ngày một nâng cao chất lượng tín dụng cho toàn hệ thống. Ở đây cũng cho thấy rằng bản thân người quản lý công việc phải chịu trách nhiệm trước những công việc cũng như những lợi ích mà mình có.

- Đơn giản hóa thủ tục, tự động hóa thao tác thực hiện, NV phòng A/O hỗ trợ hết mình: giải đáp tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn thủ tục vay vốn để giảm thiểu thời gian giao dịch xuống mức thấp nhất. Đảm bảo tính chính xác, kịp thời của các giao dịch để tạo lòng tin nơi khách hàng. Xây dựng quy trình xử lý nghiệp vụ nhất quán, thông suốt giữa các phòng để rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng. Trang bị đầy đủ các cơ sở vật chất cần thiết, bố trí các quầy giao dịch hợp lý, mở rộng bãi đỗ xe để khách hàng cảm thấy thoải mái, thuận tiện khi đến giao dịch.

- Thực hiện mở sổ theo dõi nợ quá hạn phát sinh hàng ngày của từng món vay để báo cáo cho ban giám đốc, đề ra biện pháp chỉ đạo kịp thời và trên cơ sở đó chấm điểm thi đua hàng tháng cho các cán bộ tín dụng. Cách làm này có tác dụng nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Tăng cường quảng bá hình ảnh VPBank-PGD Bà Chiểu trong lòng khách hàng. Luôn luôn giữ mối quan hệ đối với những khách hàng thân thuộc, quan hệ lâu năm bằng cách gửi những tấm thiệp in slogan của VPBank chúc mừng đến khách hàng

thiết, thông qua họ ngân hàng có thể tiếp cận được những khách hàng tiềm ẩn do họ giới thiệu để sử dụng dịch vụ của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 75 - 77)