Những mặt tồn tại, nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 69 - 74)

Những mặt tồn tại

Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tại ngân hàng VPBank - PGD Bà Chiểu trong những năm qua ta nhận thấy mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nhưng vẫn bộc lộ một số yếu kém sau:

- Ngoài những nhược điểm trong quy trình cho vay thì việc huy động vốn còn thấp, chủ yếu là vốn ngắn hạn chiếm trên 47% trong tổng vốn huy động, thiếu vốn trung dài hạn, khó khăn trong việc huy động vốn bằng ngoại tệ. Vì đối tượng huy động vốn chủ yếu của ngân hàng là các cá nhân với hình thức mở tài khoản tiết kiệm nên hầu hết là vốn ngắn hạn với kỳ hạn là 8 tháng hoặc 12 tháng. Tâm lý của người dân vẫn còn thích để tiền ở nhà hay kinh doanh vàng, đầu tư bất động sản, chứng khoán hơn là gửi tiền vào ngân hàng mặc dù họ biết gửi tiền vào ngân hàng sẽ có lãi suất nhưng họ vẫn có tâm lý không an toàn, sợ đồng tiền gửi vào sẽ mất giá do lạm phát… Trong khi nhu cầu vốn vay trung và dài hạn cho các doanh nghiệp rất nhiều, ngân hàng lại chưa chú trọng, chủ yếu cho vay tiêu dùng để sửa chữa nhà cửa, mua sắm các thiết bị phục vụ đời sống gia đình, hộ kinh doanh sản xuất nhỏ lẻ.

Hơn nữa trong quá trình cạnh tranh để thu hút khách hàng thì ngân hàng phải giảm thiểu lãi suất cho vay, để huy động được nguồn vốn lại phải tăng lãi suất tiền gửi nên lợi nhuận còn lại của ngân hàng VPBank – PGD Bà Chiểu ít.

- Dư nợ tín dụng khá cao nhưng chỉ tập trung ở các doanh nghiệp tư nhân nhỏ và tập trung ở hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng (chiếm trên 50% trong tổng dư nợ). Đây là một hạn chế của ngân hàng. Với tình hình hiện nay, xu hướng mở rộng các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chủ trương của Chính phủ là cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, chính điều này sẽ làm giảm các doanh nghiệp nhà nước và tăng nhanh các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có qui mô lớn. Vì vậy PGD cần phải chú trọng hơn nữa vào lĩnh vực này vì nó sẽ là các khách hàng tiềm năng trong tương lai.

- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn có giảm nhưng còn hơi cao, doanh số cho vay giữa các ngành và thành phần kinh tế không đồng đều ngành thì quá cao ngành thì quá thấp: hoạt động phục vụ cá nhân và công cộng chiếm trên 50% tổng dư nợ. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của PGD

- NVTD quản lý khoản vay từ đầu đến cuối có thể sẽ xảy ra những sai sót về mặt hồ sơ, thủ tục, các vấn đề pháp lý, việc thẩm định khách hàng đôi khi bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan và tình cảm. Ngoài ra, điều này cũng có thể là điều kiện làm suy đồi đạo đức của NVTD như nhận hối lộ từ phía khách hàng,…Mặt khác, trong những thời điểm công việc nhiều, NVTD phải quản lý nhiều hồ sơ lại bị khách hàng, cán bộ cấp trên hối thúc thì việc xảy ra những thiếu xót trong khâu thẩm định, kiểm tra là khó tránh khỏi.

- Hệ thống thông tin phát triển chậm: Việc thu thập thông tin chưa chuyên nghiệp chủ yếu dựa vào trung tâm thông tin tín dụng của NHNN CIC cung cấp. Nguồn thông tin được lưu trữ tại PGD rất hạn chế chủ yếu lưu dưới dạng hợp đồng tín dụng đã thực hiện, do đó chỉ có tác dụng đối với các khách hàng đã từng quan hệ với PGD, còn khách hàng mới chưa thể khai thác được. Khả năng phân tích đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường còn thấp. Cán bộ chỉ có thể tiếp cận khách hàng do hồ sơ khách hàng gửi đến và đi thực tiễn xem hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, vì vậy khả năng nắm vững khách hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng hầu như không có, nếu khách hàng gian lận trong báo cáo tài chính và

- Khó khăn trong công tác thẩm định do hạn chế về mặt trình độ và khả năng tiếp cận thông tin.

- Đối với cán bộ tín dụng, ngân hàng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu phân tích tín dụng, cho vay và thu nợ. Đó là cả một quá trình từ khi quyết định cho vay đến khi thu hồi cả gốc lẫn lãi. Điều này đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm. Thực tế mỗi cán bộ đều bị xử phạt đối với khoản nợ không thu hồi được mà chưa có biện pháp khen thưởng khi họ làm tốt công việc của mình.

Ngoài những khó khăn trên NH VPBank – PGD Bà Chiểu còn gặp một số khó khăn liên quan tới NH, ngân hàng Nhà nước, Chính phủ và các ban ngành liên quan. Đó là các chủ trương chính sách của Nhà nước chưa thực sự ổn định và hệ thống văn bản pháp luật chưa đồng bộ.

Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất: Ngân hàng VPBank – PGD Bà Chiểu còn quá thận trọng đối với

khách hàng vay vốn. Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng cá nhân, cho vay tiêu dùng vì thời gian luân chuyển vốn sẽ nhanh hơn, an toàn hơn các doanh nghiệp sản xuất lớn. An toàn vốn là một điều rất quan trọng và các ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu đó. Nhưng ngân hàng cũng cần phải cân nhắc giữa sự thận trọng của mình và kết quả thu được. Vẫn biết cho vay đối với các doanh nghiệp trong thời gian dài hạn có rủi ro hơn các khoản cho vay ngắn hạn, nhưng không vì vậy mà ngân hàng không quan tâm tới. Bởi vì trong kinh doanh “lợi nhuận càng cao rủi ro càng cao”. Cái căn bản là tiến hành thẩm định dự án cho vay, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro để tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả đang cần nhu cầu vốn.

Thứ hai: từ phía cán bộ ngân hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng còn một số hạn chế thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chưa toàn diện. Khả năng phân tích kỹ thuật của dự án và phân tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế. Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp, dự đoán nhạy bén

của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không được đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này.

- Công tác phân tích tình hình tài chính của đơn vị vay vốn chưa được coi trọng. Phân tích tính khả thi của dự án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích đánh giá trên phương diện kinh tế tài chính của dự án, nhưng nguồn số liệu, cơ sở để phân tích chủ yếu được lấy từ các báo cáo của đơn vị vay vốn gửi tới với độ tin cậy không chính xác, chưa được xác nhận của cơ quan kiểm toán.

- Có nhiều khoản vay ngân hàng quá chú trọng vào TSĐB mà xem nhẹ một số yếu tố quan trọng nhất như khả năng trả nợ. Ví dụ: Khách hàng vẫn có khả năng trả lãi nhưng hoàn toàn không có khả năng trả nợ gốc khi đến hạn và việc cho vay chỉ dựa trên cơ sở là khách hàng cam kết bằng miệng bán nhà để trả nợ gốc, vì vậy khả năng nợ xấu xảy ra là rất cao.

- Một số NVTD không thực hiện nghiêm túc khâu kiểm tra trước và sau giải ngân dẫn đến bị khách hàng lợi dụng, gian dối, giả mạo giấy tờ,.. không phát hiện được các dấu hiệu rủi ro, dẫn đến tình trạng nợ quá hạn.

- NVTD không cập nhật được thông tin về TSĐB trong thời gian vay vốn, có những tài sản sau một thời gian thì nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch đồng thời khách hàng không còn khả năng trả nợ dẫn đến ngân hàng bị mất vốn.

- Ngoài ra, thông tin về khách hàng chủ yếu là lấy từ hồ sơ vay vốn và CIC nên chưa thật phong phú và đầy đủ. NVTD tuy có tinh thần trách nhiệm song trình độ chuyên môn, hiểu biết xã hội còn nhiều hạn chế nên đôi lúc dẫn đến sai sót, thiếu chuẩn xác trong công tác thẩm định, điều này tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Thứ ba: VPB nói chung, PGD Bà Chiểu nói riêng chưa coi trọng công tác Marrketing ngân hàng. Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu, chưa thường xuyên. Ngân hàng chưa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, đôi khi còn quá tin tưởng vào các khách hàng quen mà quên rằng nếu họ luôn được các ngân hàng khác chào mời thì ngân hàng có thể mất khách. Hiện nay trên thị trường các ngân hàng, công ty tài chính cạnh tranh nhau rất khốc liệt. Chính vì vậy, ngân hàng cần có những chính sách khuyến khích khách hàng thường xuyên.

Nguyên nhân khách quan

loạt các công ty này và bản thân của các công ty này nhiều khi không nghiêm túc trong hoạt động kinh doanh, đó là những công ty ma đi lừa tiền của chính các ngân hàng. Ngoài ra, các công ty tư nhân thường sử dụng chế độ hai sổ sách để qua mắt các cơ quan thuế và dễ dàng vay tiền từ phía ngân hàng để đầu tư sản xuất. Chính bản thân của khách hàng đã tự đánh mất lòng tin, tạo nên sự dè dặt trong quá trình cho vay.

- Khách hàng không đủ tài sản thế chấp hợp pháp. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh muốn đi vay phải có tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay, phòng ngừa rủi ro khi dự án sản xuất kinh doanh gặp khó khăn ngoài dự kiến, dẫn đến hoạt động kinh doanh không có hiệu quả. Hiện nay chủ yếu các doanh nghiệp thế chấp bằng tài sản cố định hoặc bất động sản nhưng việc xác định giá trị thực tế của các tài sản còn gặp nhiều khó khăn, độ chính xác thấp, các văn bản quy định có liên quan còn một số chồng chéo và mâu thuẫn.

- Không có các dự án khả thi: khi đi vay vốn ngân hàng, các doanh nghiệp phải có dự án khả thi được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đầy đủ, thẩm định và phân tích một cách chính xác. Nhưng thực tế một số doanh nghiệp không thể xây dựng dự án đầu tư dài hạn. Có những doanh nghiệp có ý tưởng làm ăn lớn nhưng không lập được kế hoạch dưới bảng biểu theo yêu cầu của ngân hàng. Cán bộ tín dụng nhiều khi phải giúp đỡ người vay, tính toán và lập phương án vay vốn trả nợ. Vì vậy nếu trình độ của các cán bộ tín dụng yếu thì chất lượng tín dụng sẽ không tốt.

Ngoài ra, ngân hàng còn gặp một số khó khăn do các yếu tố khách quan từ môi trường kinh tế: Do xu thế biến động của nền kinh tế cụ thể ảnh hưởng tình hình khủng hoảng kinh tế Mỹ, các quy định của NHNN và pháp luật gây ra như: Hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng tuy đã được cải thiện nhiều nhưng chưa đồng bộ, chưa phù hợp với môi trường cạnh tranh của cơ chế thị trường. Thủ tục và điều kiện cho vay quá rườm rà, phức tạp đã khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản cho vay vì khách hàng không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn. Các thủ tục liên quan đến vay vốn chưa đầy đủ. Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản chưa cấp kịp thời giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho

việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp ngân hàng khó khăn và phức tạp đôi khi bị ách tắc.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động tín dụng tại phòng giao dịch Bà Chiểu ngân hàng TMCP các doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank) (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)