Kết quả điều tra qua phiếu thăm dò

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 59 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.Kết quả điều tra qua phiếu thăm dò

3.2.1. Đối với giáo viên.

Thông qua phiếu thăm dò ý kiến giáo viên môn vật lý [phụ lục 1] tôi thực hiện lấy ý kiến 44 giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở địa bàn trong và ngoài huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp. Kết quả cho thấy như sau:

- Tự nhận xét của giáo viên về việc sử dụng thiết bị, dụng cụ cho bài thí nghiệm thực hành.

+ Có 10 giáo viên (chiếm 22,7%) cho là thông thạo.

+ Có 32 giáo viên (chiếm 72,7%) cho là tương đối thông thạo. + Có 2 giáo viên (chiếm 4,6%) cho là chưa được thông thạo.

- So sánh mức độ khó dễ của tiết dạy bài thí nghiệm thực hành với tiết dạy khác. + Có 12 giáo viên (chiếm 27,3%) cho là dễ hơn.

+ Có 32 giáo viên (chiếm 72,7%) cho là khó hơn.

- Đối với việc quản lý học sinh trong giờ thí nghiệm thực hành. + Có 2 giáo viên (chiếm 4,6%) cho là rất khó.

+ Có 28 giáo viên (chiếm 63,6%) cho là khó.

- Công việc đánh giá kết quả thí nghiệm thực hành của học sinh. + Có 2 giáo viên (chiếm 4,6%) cho là rất khó.

+ Có 38 giáo viên (chiếm 84,6%) cho là khó. + Có 4 giáo viên (chiếm 9,2%) cho là dễ.

- Vấn đề quan tâm đến quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành của học sinh trong giảng dạy.

+ Có 32 giáo viên (chiếm 72,7%) cho là có quan tâm. + Có 12 giáo viên (chiếm 27,3%) cho là chưa quan tâm. - Vấn đề số lượng học sinh cho mỗi nhóm khi thực hành. + Có 10 giáo viên (chiếm 22,7%) cho là 3 học sinh. + Có 30 giáo viên (chiếm 68,2%) cho là 4 học sinh. + Có 4 giáo viên (chiếm 9,1%) cho là 5 học sinh.

- Về việc thiết bị, dụng cụ thí nghiệm thực hành đáp ứng cho quá trình giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành.

+ Có 6 giáo viên (chiếm 13,6%) cho là tốt.

+ Có 38 giáo viên (chiếm 86,4%) cho là chưa tốt.

Qua khảo sát cho thấy đa số các giáo viên cho rằng số lượng học sinh cho mỗi nhóm thực hành tốt nhất là 4 học sinh. Như vậy theo số lượng học sinh ở mỗi lớp như hiện nay sẽ có đến 11 nhóm khi thực hành thí nghiệm. Điều này trái ngược với việc trang bị cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm, nhân viên quản lý phòng thí nghiệm của cấp trên phân phối cho các trường phổ thông. Đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và đánh giá ở các bài thí nghiệm thực hành.

Cũng qua khảo sát trên đa số giáo viên khi dạy bài thí nghiệm thực hành đều có quan tâm đến quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Điều này cho thấy giáo viên hiểu được vai trò của thí nghiệm thực hành và nhiệm vụ của giáo dục như mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra.

Để theo dõi tình hình học tập của các giờ thí nghiệm thực hành, tôi tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến học sinh [phụ lục 2] cho toàn khối lớp 10, số lượng 593 học sinh của trường tôi đang công tác. Kết quả cho thấy như sau:

- Các học sinh tự nhận xét về sự yêu thích giờ học thực hành. + Có 588 học sinh (chiếm 99,2%) cho là thích.

+ Có 5 học sinh (chiếm 0,8%) cho là không thích. - Giai đoạn khó khăn trong quá trình thực hành.

+ Có 52 học sinh (chiếm 8,8%) cho là giai đoạn lắp ráp thí nghiệm. + Có 215 học sinh (chiếm 36,3%) cho là giai đoạn đo đạc và lấy số liệu. + Có 181 học sinh (chiếm 30,5%) cho là giai đoạn sử lý kết quả.

+ Có 145 học sinh (chiếm 24,4%) cho là tất cả các giai đoạn trên.

- Vấn đề cần thiết sự hướng dẫn của giáo viên trước khi tiến hành thí nghiệm. + Có 546 học sinh (chiếm 92,1%) cho là cần.

+ Có 47 học sinh (chiếm 7,9%) cho là không cần. - Số lượng học sinh ở mỗi nhóm thực hành.

+ Có 297 học sinh (chiếm 50,1%) cho là 4 học sinh. + Có 170 học sinh (chiếm 28,7%) cho là 5 học sinh. + Có 126 học sinh (chiếm 21,2%) cho là 6 học sinh. - Nhận xét về chất lượng dụng cụ, thiết bị khi thực hành. + Có 489 học sinh (chiếm 82,5) cho là tốt.

+ Có 104 học sinh (chiếm 17,5%) cho là chưa tốt.

3.3. Tiến trình thực nghiệm sư phạm.3.3.1. Thiết kế giáo án. 3.3.1. Thiết kế giáo án.

Trước hết tôi soạn 2 giáo án thực nghiệm (như đã trình bày ở chương 2) và 2 giáo án tương ứng để dạy lớp đối chứng.

+Giáo án 1:Thực hành khảo sát chuyển động rơi tự do và xác định gia tốc rơi tự do Trong giáo án này tôi đặc biệt quan tâm đến giới thiệu tính năng hoạt động của từng dụng cụ và phân tích kỹ mục đích của tiến trình thí nghiệm. Qua thực nghiệm

tôi nhận thấy học sinh lớp thực nghiệm thực hiện ít sai sót hơn, ít có những thao tác thừa hơn lớp đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+Giáo án 2: Xác định hệ số ma sát

Trong giáo án này tôi quan tâm nhiều đến những thao tác lắp ráp thí nghiệm và tính thẩm mỹ, khéo léo của quá trình thí nghiệm của học sinh.

3.3.2. Phương pháp đánh giá.

Theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tôi thực hiện 2 bài kiểm tra đánh giá đối với học sinh.

Hình thức kiểm tra bao gồm kiểm tra kỹ năng khi thực hành thí nghiệm trên lớp [phụ lục 5] và kiểm tra trắc nghiệm tự luận thông qua bài viết [phụ lục 4].

Nội dung kiểm tra và thời lượng kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng hoàn toàn như nhau.

Các bài kiểm tra do tôi chấm theo thang điểm 10 và đáp án như ở phụ lục 6, sau đó xử lý bằng phương pháp thống kê toán học.

Dựa trên kết quả thu được, tôi lập bảng phân phối tần suất lũy tích, vẽ các đường đặc trưng phân phối và các đường lũy tích sau đó tiến hành tính các tham số thống kê đặc trưng.

3.4. Xử lý định lượng.

3.4.1. Xử lý số liệu thực nghiệm và kết quả thu được.

Để so sánh kết quả thu được từ các bài kiểm tra với hai đối tượng thực nghiệm và đối chứng, chúng tôi sử dụng các đại lượng X, S2, S và V trong đó:

- Trung bình cộng: X là tham số đặc trưng cho sự tập trung số liệu X= ∑ = n 1 i i i.x f N 1

xi : là điểm số (i = 0;1; . . . 10) ; fi : là tần số học sinh đạt điểm xi

N: là tổng số học sinh dự kiểm tra

- Phương sai S2 và độ lệch chuẩn S là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng. S càng nhỏ chứng tỏ số liệu phân tán ít.

S2= n 2 1 i i i.(x X) f 1 - N 1 ∑ − = ; S= S2 - Hệ số biến thiên V V= .100% X S

* Kết quả kiểm tra lần 1 thu được như sau: Bảng 3.2: Bảng phân phối số học sinh đạt điểm xi

Lớp Tổng Điểm xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 46 0 0 1 5 9 17 11 3 0 0

ĐC 46 0 0 3 9 12 14 7 1 0 0

- Xử lý các số liệu trên ta thu được kết quả:

Bảng 3.3: Bảng Điểm trung bình

Lớp Tổng số học sinh Điểm trung bình

TN 46 5,89

ĐC 46 5,35

Bảng 3.4: Bảng phân phối tần suất (số phần trăm học sinh đạt điểm xi)

Lớp Tổng Số % học sinh đạt điểm xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 46 0 0 2,2 10,9 19,6 37,0 23,9 6,4 0 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ĐC 46 0 0 6,5 19,6 26,1 30,4 15,2 2,2 0 0

Bảng 3.5: Bảng phân phối tần số lũy tích (số phần trăm hs đạt điểm xi trở xuống) Lớp Tổng Số % học sinh đạt điểm xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 46 0, 0 0, 0 2,2 13,1 32,7 69,7 93,6 100 100 100 ĐC 46 0, 0 0, 0 6,5 26,1 52,2 82,6 97,8 100 100 100

Bảng 3.6: Bảng tổng hợp tham số

Lớp Tổng số Các tham số

X S2 S V (%)

TN 46 5,89 2,9 1,7 28,9

ĐC 46 5,35 3,2 1,8 34,0

* Kết quả kiểm tra lần 2 thu được như sau: Bảng 3.7: Bảng phân phối số học sinh đạt điểm xi

Lớp Tổng Điểm xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 46 0 0 1 4 11 15 10 5 0 0

ĐC 46 0 0 2 8 13 14 8 1 0 0

- Xử lý các số liệu trên ta thu được kết quả:

Bảng 3.8: Bảng Điểm trung bình

Lớp Tổng số học sinh Điểm trung bình

TN 46 6,0

ĐC 46 5,46

Bảng 3.9: Bảng phân phối tần suất (số phần trăm học sinh đạt điểm xi)

Lớp Tổng Số % học sinh đạt điểm xi

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

TN 46 0 0 2,2 8,7 23,9 32,6 21,7 10,9 0 0

ĐC 46 0 0 4,3 17,4 28,3 30,4 17,4 2,2 0 0

Bảng 3.10: Bảng phân phối tần số lũy tích (số phần trăm hs đạt điểm xi trở xuống) Lớp Tổng Số % học sinh đạt điểm xi trở xuống

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN 46 0, 0 0, 0 2,2 10,9 34,8 67,4 89,1 100 100 100 ĐC 46 0, 0 0, 0 4,3 21,7 50,0 80,4 97,8 100 100 100 Bảng 3.11: Bảng tổng hợp tham số Lớp Tổng số Các tham số X S2 S V (%)

0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN TN 46 6,0 3,2 1,8 30,0 ĐC 46 5,46 3,0 1,7 31,1

3.4.2. Đồ thị các đường tần suất và lũy tích.

- Đồ thị đường tần suất của lần kiểm tra 1 (đồ thị 1)

Đồ thị 1

Nhận xét: Đường tần suất của lớp thực nghiệm nằm về bên phải so với đường tần suất của lớp đối chứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đồ thị đường lũy tích của lần kiểm tra 1 (đồ thị 2)

0 5 10 15 20 25 30 35 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐC TN

- Nhận xét: Đường lũy tích của lớp thực nghiệm thấp hơn và nằm về phía bên phải đường lũy tích của lớp đối chứng.

- Đồ thị đường tần suất của lần kiểm tra 2 (đồ thị 3)

Đồ thị 3

- Nhận xét: Đường tần suất của lớp thực nghiệm nằm về bên phải so với đường tần suất của lớp đối chứng.

- Đồ thị đường lũy tích của lần kiểm tra 2 (đồ thị 4)

- Nhận xét: Đường lũy tích của lớp thực nghiệm thấp hơn và nằm về phía bên phải đường lũy tích của lớp đối chứng.

3.4.3. Phân tích kết quả thực nghiệm.3.4.3.1. Đánh giá về mặt định tính. 3.4.3.1. Đánh giá về mặt định tính.

Trong quá trình giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành có chú trọng nhiều đến vấn đề rèn luyện kỹ năng, nhận thấy phát huy tính tích cực và tính sáng tạo của học sinh.

Sau khi học các bài thí nghiệm thực hành theo phương án đã đề ra ở chương 2, các học sinh cảm thấy phấn khởi yêu thích bộ môn vật lý hơn.

3.4.3.2. Đánh giá về mặt định lượng.

Dựa vào các thông số đã được tính toán và đồ thị các đường tần suất, lũy tích. Chúng tôi rút ra các kết luận sau:

- Điểm trung bình cộng của học sinh ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng.

- Hệ số biến thiên VTN <VĐC , chứng tỏ độ phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ kỹ năng thực hành của lớp thực nghiệm tốt hơn lớp đối chứng.

- Các đường tần suất của lớp thực nghiệm đều nằm bên phải so với các đường tần suất của lớp đối chứng. Các đường lũy tích của lớp thực nghiệm đều nằm bên phải và thấp hơn các đường lũy tích của lớp đối chứng. Điều này chứng tỏ chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Do đó kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

3.4.4. Kiểm định độ tin cậy của các kết quả thực nghiệm.

Vấn đề cần quan tâm là sự khác nhau giữa XTNXĐC có phải là do tất yếu từ việc áp dụng phương pháp dạy học của đề tài hay là sự ngẫu nhiên. Chúng tôi kiểm định độ tin cậy bằng thống kê toán học sau:

Thống kê toán học đưa ra đại lượng ngẫu nhiên t để đánh giá ý nghĩa của sự khác biệt này với t =( ). 2 2

TN ĐC ĐC TN S S n X X + −

Trong đó n là tổng số học sinh ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Kết quả lần kiểm tra 1 ta có: XTN=5,89 ; XĐC= 5,35 ; S2

TN=2,9 ; S2

DC=3,2 ; n=92

⇒ t1=2,1

- Kết quả lần kiểm tra 2 ta có:XTN=6,0 ; XĐC=5,46 ; S2

TN= 3,2 ; S2

DC=3,0 ; n=92

⇒ t2=2,1

Với ý nghĩa α=0,05 ta tìm được giá trị hàm Laplat Φ(t) = 0,45, từ đó ta có giới hạn tk = 1,65.

So sánh giá trị t1, t2 từ kết quả thực nghiệm với giá trị giới hạn tk ta thấy t1 > tk , t2 > tk . Vậy sự sai khác giữa XTNXĐC trong 2 lần kiểm tra là hoàn toàn có ý nghĩa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5. Kết luận chương 3.

Qua đợt thực nghiệm sư phạm chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Khi xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh theo phương án đề ra đã kích thích, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tích cực, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, vững chắc thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành.

Đồng thời qua hoạt động thực hành giáo viên kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai sót góp phần cung cấp, trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết khi ra trường.

Sự kiểm nghiệm thực tế đối với tiến trình dạy học đã soạn thảo cho thấy tính khả thi của đề tài. Như vậy giả thuyết khoa học của đề tài được khẳng định là đúng đắn, từ đó cho phép ta có thể áp dụng tiến trình dạy học này rộng rãi hơn.

KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và những kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Đề tài đã xây dựng được tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho họs sinh. Tiến trình này góp phần tham gia vào quá trình giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Chúng tôi cố gắng biên soạn một số giáo án của các bài thực hành theo tiến trình rèn luyện kỹ năng và cải tiến một số thí nghiệm thực hành nhằm góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông.

Qua thực nghiệm chúng tôi có một số kiến nghị sau đây để việc dạy học vật lý ở trường THPT ngày càng có hiệu quả hơn, đáp ứng được những đòi hỏi mới của ngành giáo dục:

- Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm để tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động học tập theo phương châm “Học đi đôi với hành” ngày càng tốt hơn. - Nên điều chỉnh để số lượng học sinh trong mỗi lớp từ 35 đến 40 em tạo điều kiện cho học sinh phát huy kỹ năng thực hành, đồng thời giáo viên tiện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thực hành của các nhóm được tốt hơn.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu của tác giả, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của nó chưa mang tính khái quát. Chúng tôi sẽ thử nghiệm trên diện rộng hơn nhằm hoàn chỉnh tiến trình dạy học để có thể áp dụng một cách đại trà. Vì thời gian và năng lực hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp nhiệt tình góp ý để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Duyên Bình: Vật lý 10 – NXB Giáo dục 2008.

2. Lương Duyên Bình: Sách giáo viên vật lý 10 – NXB Giáo dục 2006.

3. Lương Duyên Bình: Tài liệu bồi dưỡng GV môn vật lý 10 – NXB Giáo dục 2006. 4. Phạm Đình Cương: Thí nghiệm vật lý ở trường trung học phổ thông – NXB Giáo dục 2005.

5. Nguyễn Văn Cường: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháo dạy học ở

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 59 - 76)