Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 68 - 76)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5. Kết luận chương 3

Qua đợt thực nghiệm sư phạm chúng tôi có một số nhận xét sau đây:

Khi xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh theo phương án đề ra đã kích thích, lôi cuốn học sinh vào hoạt động tích cực, tạo điều kiện cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc, vững chắc thông qua quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành.

Đồng thời qua hoạt động thực hành giáo viên kịp thời uốn nắn, khắc phục những sai sót góp phần cung cấp, trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết khi ra trường.

Sự kiểm nghiệm thực tế đối với tiến trình dạy học đã soạn thảo cho thấy tính khả thi của đề tài. Như vậy giả thuyết khoa học của đề tài được khẳng định là đúng đắn, từ đó cho phép ta có thể áp dụng tiến trình dạy học này rộng rãi hơn.

KẾT LUẬN CỦA LUẬN VĂN

Dựa vào mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và những kết quả của quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra những kết luận sau:

Đề tài đã xây dựng được tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho họs sinh. Tiến trình này góp phần tham gia vào quá trình giảng dạy các bài thí nghiệm thực hành cho giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, từng bước nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Chúng tôi cố gắng biên soạn một số giáo án của các bài thực hành theo tiến trình rèn luyện kỹ năng và cải tiến một số thí nghiệm thực hành nhằm góp một phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình giáo dục trung học phổ thông.

Qua thực nghiệm chúng tôi có một số kiến nghị sau đây để việc dạy học vật lý ở trường THPT ngày càng có hiệu quả hơn, đáp ứng được những đòi hỏi mới của ngành giáo dục:

- Tăng cường trang thiết bị, đồ dùng thí nghiệm để tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động học tập theo phương châm “Học đi đôi với hành” ngày càng tốt hơn. - Nên điều chỉnh để số lượng học sinh trong mỗi lớp từ 35 đến 40 em tạo điều kiện cho học sinh phát huy kỹ năng thực hành, đồng thời giáo viên tiện theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động thực hành của các nhóm được tốt hơn.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu bước đầu của tác giả, vì vậy việc đánh giá hiệu quả của nó chưa mang tính khái quát. Chúng tôi sẽ thử nghiệm trên diện rộng hơn nhằm hoàn chỉnh tiến trình dạy học để có thể áp dụng một cách đại trà. Vì thời gian và năng lực hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót, kính mong quí thầy cô, các bạn đồng nghiệp nhiệt tình góp ý để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lương Duyên Bình: Vật lý 10 – NXB Giáo dục 2008.

2. Lương Duyên Bình: Sách giáo viên vật lý 10 – NXB Giáo dục 2006.

3. Lương Duyên Bình: Tài liệu bồi dưỡng GV môn vật lý 10 – NXB Giáo dục 2006. 4. Phạm Đình Cương: Thí nghiệm vật lý ở trường trung học phổ thông – NXB Giáo dục 2005.

5. Nguyễn Văn Cường: Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháo dạy học ở

trường trung học phổ thông – Đại học sư phạm Hà Nội 2007.

6. M. A. Đanilôp và M. N. Xcatkin (Đỗ Thị Trang và Nguyễn Ngọc Quang, dịch) –

Lý luận dạy học trường phổ thông – NXB Giáo dục 1980.

7. Tạ Ngọc Hòa: Nghiên cứu vai trò của thí nghiệm vật lý và xây dựng quy trình

hướng dẫn thực hành vật lý nhằm giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh lớp 8 trung học cơ sở - Luận văn thạc sỹ khoa học, trường Đại học Vinh 1998.

8. Hoàng Bá Hùng: Nghiên cứu rèn luyện kỹ năng thực hành giảng dạy với thí

nghiệm vật lý phần nhiệt học trong chương trìng bồi dưỡng giáo viên cấp trung học cơ sở - Luận văn thạc sỹ giáo dục học 2001.

9. Đỗ Mạnh Hùng: Thống kê toán trong khoa học giáo dục- Đại học Vinh 1995. 10. Hà Văn Hùng: Các phương tiện thí nghiệm dạy học vật lý – Đại học Vinh 1997 11. Hà Văn Hùng, Lê Cao Phan: Tổ chức hoạt động thí nghiệm vật lý tự làm ở

trường trung học cơ sở - NXB Giáo dục 2004.

12. Nguyễn Thế Khôi: Vật lý lớp 10 nâng cao – NXB Giáo dục 2006.

13. Nguyễn Thế Khôi: Sách giáo viên vật lý lớp 10 nâng cao – NXB Giáo dục 2006

14. Nguyễn Quang Lạc: Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông – Đại học Vinh 1995.

15. Nguyễn Quang Lạc: Didactic Vật lý – Đại học Vinh 1997.

16. Nguyễn Quang Lạc: Tiếp cận hiện đại của lý luận và phương pháp dạy học bộ

môn vật lý – Đại học Vinh 2007.

17. Võ Hoàng Ngọc: Hình thành kỹ năng làm thí nghiệm vật lý cho họs sinh lớp 6

trung học cơ sở góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn – Luận văn tiến sĩ

giáo dục học. Đại học Vinh 2008.

18. Chu Mạnh Nguyên: Tài liệu hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học bộ môn vật lý

trung học phổ thông - Trung tâm đào tạo - Bồi dưỡng thiết bị giáo dục 2009.

19. Phạm Thị Phú: Chuyển hóa phương pháp nhận thức vật lý thành phương pháp

dạy học vật lý – Đại học Vinh 2007.

20. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước: Lôgic học trong dạy học vật lý – Đại học Vinh 2001.

21. Đào Văn Phúc: Lịch sử vật lý học – NXB Giáo dục 1986.

22. Nguyễn Ngọc Quang: Chuyên đề lý luận dạy học đại học – Đại học Vinh 1993. 23. Nguyễn Trọng Sửu: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn vật lý 12 – NXB Giáo dục 2008.

24. Nguyễn Đức Thâm: Giáo trình tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh trong

dạy học vật lý ở trường phổ thông – Đại học quốc gia Hà Nội 1998.

25. Nguyễn Đức Thâm: Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông – NXB Đại học sư phạm 2002.

26. Nguyễn Phúc Thuần, Vũ Quang: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn vật lý 11 – NXB Giáo dục 2007.

27. Phạm Hữu Tòng: Dạy học vật lý ở trường phổ thông theo định hướng phát

triển hoạt động học tích cực, tự chủ, sáng tạo và tư duy khoa học – NXB Đại học

28. Thái Duy Tuyên: Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới – NXB Giáo dục 2007.

29. Thái Duy Tuyên: Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại – NXB Giáo dục 1999.

30. Nguyễn Đình Thước: Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học vật lý – Đại học Vinh 2008.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN GIÁO VIÊN MÔN VẬT LÝ ĐỐI VỚI CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH

(Phiếu này dùng để thăm dò nghiên cứu tình hình thực tế, không ảnh hưởng đến hoạt động dạy học, mong các đồng chí vui lòng cho biết thực tế, xin cảm ơn) Họ và tên: . . . .

Đơn vị công tác: . . . . Thâm niên công tác: . . . năm.

1/ Anh (Chị) tự nhận xét bản thân về việc sử dụng thiết bị, dụng cụ cho bài thí nghiệm thực hành như thế nào ?

Thông thạo ; Tương đối thông thạo ; Chưa được thông thạo

2/ Theo Anh (Chị), tiết dạy bài thí nghiệm thực hành, dễ hơn hay khó hơn các tiết dạy khác ?

Dễ hơn ; Khó hơn

3/ Theo Anh (Chị) quản lý học sinh trong giờ thí nghiệm thực hành như thế nào ? Rất khó ; Khó ; Bình thường ; Dễ

4/ Theo Anh (Chị), công việc đánh giá kết quả thí nghiệm thực hành của học sinh như thế nào ?

Rất khó ; Khó ; bình thường ; Dễ

5/ Theo Anh (Chị), trong những năm qua khi dạy bài thí nghiệm thực hành có quan tâm đến quá trình rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh chưa ?

6/ Theo Anh (Chị), số lượng học sinh cho mỗi nhóm khi thực hành là bao nhiêu thì tốt nhất ?

Hai ; Ba ; Bốn ; Năm ; Sáu

7/ Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm thực hành hiện có ở trường của các Anh (Chị) đảm bảo đủ tốt cho học sinh thực hành chưa ? Tốt ; Chưa tốt

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH

ĐỐI VỚI CÁC BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH MÔN VẬT LÝ (Phiếu này dùng để thăm dò nghiên cứu,

không ảnh hưởng đến việc học tập của các em, mong các em trả lời trung thực) Các em đánh dấu × vào ô nếu nhận thấy ý kiến đó là đúng (phù hợp với ý của mình).

Họ và tên học sinh: . . . . Lớp: . . . .

Học sinh trường: . . . .

1/ Các em có thích giờ học thí nghiệm thực hành không ? Thích ; Không thích

2/ Trước khi học tiết thực hành, giáo viên có yêu cầu các em chuẩn bị gì không ? Có ; Không

3/ Khi làm thí nghiệm thực hành, các em cảm thấy khó khăn ở giai đoạn nào ? Lắp ráp thí nghiệm

Đo đạc và lấy số liệu Sử lý kết quả

Tất cả các giai đoạn kể trên

4/ Trước khi tiến hành thí nghiệm thực hành, các em có cần giáo viên hướng dẫn thực hiện những thao tác làm thí nghiệm không ?

5/ Theo em , mỗi nhóm thực hành bao nhiêu bạn là vừa ? Hai ; Ba ; Bốn ; Năm ; Sáu

6/ Đối với dụng cụ, thiết bị hiện có của nhà trường, các em nhận xét có đảm bảo tốt để các em thực hành không ?

Tốt ; Chưa tốt

PHỤ LỤC 3

BÀI KIỂM TRA HỌC SINH

*Bài: “Khảo sát chuyển động rơi tự do. Xác định gia tốc rơi tự do” (thời gian 20 phút, không kể thời gian chép đề)

Câu 1: Hãy nêu tiến trình lắp ráp thí nghiệm xác định gia tốc rơi tự do bằng các dụng cụ và thiết bị hiện có.

Câu 2: Khi thực hiện thao tác ấn nút công tắc thả cho vật rơi tự do đi qua cổng quang điện nhưng đồng hồ đo thời gian không dừng lại (biết rằng mạch kín) là do những yếu tố nào ?

Câu 3: Hãy báo cáo thí nghiệm theo bảng 8.1 của sách giáo khoa và viết kết quả của phép đo gia tốc vừa tìm được.

Bài: “Xác định hệ số ma sát” (thời gian 20 phút, không kể thời gian chép đề)

*Câu 1: Nêu tiến trình lắp ráp thí nghiệm đo hệ số ma sát trượt bằng các dụng cụ và thiết bị hiện có.

*Câu 2: Tại sao trước khi bắt đầu cho vật trượt ta cần lau sạch hai mặt tiếp xúc ? *Câu 3: Hãy báo cáo thí nghiệm theo bảng 16.1 của sách giáo khoa và viết kết quả của phép đo hệ số ma sát trượt.

Bài: “Tổng hợp hai lực” (thời gian 20 phút, không kể thời gian chép đề)

*Câu 1: Nêu tiến trình lắp ráp thí nghiệm kiểm chứng hợp lực đồng quy bằng các dụng cụ và thiết bị hiện có.

*Câu 2: Đưa ra phương án bổ sung để có thể áp dụng quy tắc hình bình hành chính xác hơn.

*Câu 3: Báo cáo kết quả thí nghiệm theo bảng hướng dẫn của sách giáo khoa và rút ra kết luận quy tắc hợp lực đồng quy.

PHỤ LỤC 4

BẢNG THEO DÕI QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH KHI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VẬT LÝ Họ và tên học sinh Nhóm: . . . . . Chuẩn bị Lắp ráp thí nghiệm Kỹ năng thực hành Xử lý tình huống . . . . . . . . . . . . . . . . . . PHỤ LỤC 5

THANG ĐIỂM CHUNG BÀI KIỂM TRA CỦA HỌC SINH KHI THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

I/ Phần chuẩn bị và quá trình hoạt động của học sinh khi thực hành: (4 điểm) 1/ Chuẩn bị (1 điểm)

2/ Lắp ráp thí nghiệm (1 điểm) 3/ Kỹ năng thực hành (1 điểm)

4/ Kỹ năng sử lý tình huống (1 điểm) II/ Phần trả lời các câu hỏi: (6 điểm)

- Câu 1: (2 điểm) - Câu 2: (2 điểm) - Câu 3: (2 điểm)

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 68 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w