Mục đích yêu cầu của việc xây dựng tiến trình

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 27 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.1.Mục đích yêu cầu của việc xây dựng tiến trình

Do yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo [26]. Đối với học sinh “Tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức, rèn luyện kỹ năng, xây dựng thái độ và hành vi đúng đắn.

- Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành thí nghiệm; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các tình huống và các vấn đề đặt ra từ thực tiễn; xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng và điều kiện.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm cá nhân; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy, cho bạn.

- Biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.”

Đối với giáo viên “Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào các quá trình khám phá và lĩnh hội kiến thức; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng đã có của học sinh, tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh; giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng.

- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỹ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; tổ chức có hiệu quả các giờ thực hành; hướng dẫn học sinh có thói quen vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn”.

Trên cơ sở khoa học, từ các thành tựu tâm lý học của thế kỷ 20 đã xây dựng được những cơ sở vững chắc cho lý luận dạy học hiện đại, đó là 2 thuyết phát triển nhận

thức của Lep-Vưgôtski và Piaget.

Vưgôtski đã đưa ra thuyết “Vùng phát triển gần”, ông cho rằng sự phát triển nhận thức có nguồn gốc từ xã hội chủ yếu thông qua sử dụng ngôn ngữ, thông qua quá trình giao tiếp. Sự phát triển nhận thức tốt nhất ở vùng phát triển gần. Vùng đó nằm giữa trình độ phát triển hiện tại được xác định bằng trình độ độc lập giải quyết vấn đề và trình độ gần nhất mà các có thể đạt được với sự giúp đỡ của người lớn hay bạn bè khi giải quyết vấn đề đó.[14], [19]

Piaget nhấn mạnh rằng: “Học sinh đóng một vai trò tích cực trong việc thích nghi với môi trường”. Ông xây dựng khái niệm “cân bằng”, đây là khái niệm công cụ quan trọng nhất. Theo ông con người luôn tạo ra các cơ chế để cân bằng với các tác động bên ngoài vào cơ thể, ông cho rằng “cuộc sống là sự sáng tạo không ngừng các dạng thức ngày càng phức tạp và sự cân bằng này ngày càng tăng của các dạng thức này đối với môi trường”.[14], [19]

Dựa trên yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học và cơ sở nhận thức khoa học, chúng ta thấy rằng muốn đào tạo được học sinh không những giỏi về lý thuyết mà còn giỏi về thực hành, cần phải xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành. Mục đích của chương này là tập trung vào việc xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành phần cơ học lớp 10.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 27 - 28)