8. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Cải tiến thí nghiệm thực hành
2.2.3.1. Đối với bài “Xác định gia tốc rơi tự do”.
Ứng dụng công nghệ thông tin và các thiết bị hiện đại làm phương tiện dạy học là xu hướng rộng rãi trong dạy học hiện nay. Chính vì thế việc xác định giá trị của một đại lượng vật lý có thể thực hiện chính xác và nhanh chóng khi ta biết kết hợp các thiết bị với nhau.
Xác định gia tốc rơi tự do bằng bộ thí nghiệm hiện hành gặp phải sai số lớn do nhiều nguyên nhân. Dưới đây có thể xem là một cải tiến để xác định gia tốc rơi tự do, được thể hiện qua sơ đồ sau (sơ đồ 2.1)
(sơ đồ 2.1)
Thí nghiệm vật lý ở đây là bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do (không cần cổng quang điện). Camera có nhiệm vụ ghi lại toàn bộ quá trình của vật rơi tự do và được trình chiếu trên màn hình. Xem chậm lại đoạn phim trên ta sẽ có số liệu cần thiết để xác định gia tốc rơi tự do.
Với cách làm này, ta có thể kiểm tra thời điểm ban đầu của vật rơi, đồng thời có thể kiểm tra nhiều yếu tố khác.
2.2.3.2. Đối với bài “Xác định hệ số ma sát trượt”.
Xác định hệ số ma sát trượt bằng cách sử dụng bộ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do thì rất tiện lợi, nhưng gặp phải sai số lớn do phải đo gián tiếp gia tốc của vật trên mặt phẳng nghiêng và góc nghiêng.
Dưới đây là cách đo hệ số ma sát trượt bằng cách sử dụng “băng chuyền”. *Cơ sở lý thuyết:
- Lực ma sát trượt Fmst= µN ⇒ µ =
N Fmst
- Khi vật trượt đều trên mặt phẳng ngang: Fmst= Fk
- Khi vật cân bằng theo phương thẳng đứng, áp lực bằng với trọng lượng của vật. *Tiến trình thí nghiệm:
- Đặt khúc gỗ trên băng chuyền.
- Móc lực kế nằm ngang, một đầu vào khúc gỗ, một đầu vào một điểm cố định. - Cho băng chuyền hoạt động và đọc số đo lực kế.
- Đo trọng lượng khúc gỗ.
- Thế các giá trị tìm được vào biểu thức µ =
N Fmst
ta tìm được giá trị của hệ số ma sát trượt.