8. Cấu trúc của luận văn
2.1.3. Quy trình hình thành kỹ năng
Để học sinh thực hiện tốt bài thí nghiệm thực hành, giáo viên cần hình thành cho học sinh các kỹ năng thành phần để làm cơ sở, đồng thời hình thành cho học sinh nhận thức về quy trình chuẩn bị, thực hiện, xử lý kết quả của bài thí nghiệm thực hành.
2.1.3.1. Hình thành nhận thức về quy trình chuẩn bị, thực hiện thí nghiệm vật lý.
Sau khi xác định mục đích yêu cầu của thí nghiệm, học sinh phải nhận thức được quy trình làm thí nghiệm vật lý bao gồm các bước:
*Bước 1: Chuẩn bị thí nghiệm.
Trong bước này, học sinh tìm hiểu phương án thí nghiệm từ đó xây dựng tiến trình thực hiện và tìm hiểu dụng cụ thí nghiệm để có thể thực hiện được phương án đã đề ra. Bên cạnhh đó học sinh cần chuẩn bị bảng ghi kết quả thí nghiệm.
Trong bước này, học sinh bắt đầu từ việc bố trí, lắp ráp các dụng cụ và tiến hành thực hiện thí nghiệm. Trên cơ sở của thí nghiệm, học sinh quan sát hiện tượng vật lý và đo đạc các đại lượng vật lý.
*Bước 3: Xử lý, đánh giá kết quả.
Từ những số liệu thu được, học sinh tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và đánh giá kết quả thí nghiệm.
Đây là cơ sở để học sinh định hướng hành động chuẩn bị, thực hiện các thí nghiệm vật lý. Trong các thí nghiệm vật lý phức tạp mỗi bước có thể phân chia thành nhiều hành động, có hành động có ở thí nghiệm này nhưng không có trong thí nghiệm khác.
2.1.3.2. Quy trình hình thành các kỹ năng thành phần.
Các kỹ năng thành phần rất quan trọng và cần thiết, nhưng chúng không phải được hình thành cùng một lúc. Thứ tự hình thành các kỹ năng tùy thuộc vào sự cần thiết của từng kỹ năng trong việc hỗ trợ hình thành kiến thức vật lý, cơ hội để hình thành kỹ năng trong chương trình, mức độ phức tạp của quy trình hành động phải hình thành. Kỹ năng nào cần có từ đầu và được sử dụng thường xuyên thì hình thành trước, hình thành ở mức độ tối thiểu cần thiết đáp ứng yêu cầu thu thập, xử lý thông tin.
Quy trình để hình thành kỹ năng thành phần gồm các bước sau:
*Bước 1: Tạo tình huống xuất hiện nhu cầu thực hiện một hành động thành phần. Đây là bước khởi đầu, do đó cần phải tìm cách tác động để gây ra hiện tượng, điều khiển quá trình vật lý.
*Bước 2: Bổ sung, gợi nhớ một số kiến thức, kỹ xảo có liên quan.
Khi đã xuất hiện các hành động thành phần, giáo viên cần gợi cho học sinh nhớ lại các kiến thức, kỹ xảo có liên quan, bổ sung thêm một vài kiến thức cần thiết để làm cơ sở cho học sinh hoạt động định hướng nhận thức quy trình thực hiện.
Có nhiều mức độ hình thành nhận thức quy trình thực hiện hành động cho học sinh. Tuy nhiên giáo viên cần chọn mức độ sao cho phù hợp với đặc điểm tình hình học sinh, nội dung hành động và điều kiện trang thiết bị hiện có.
Đây là bước quan trọng nhất của quy trình, nó đòi hỏi giáo viên vững về chuyên môn, thông thạo về thực hành, biết nhận định sư phạm.
*Bước 4: Tổ chức triển khai thực hiện quy trình, kiểm tra uốn nắn.
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện quy trình, Trong quá trình luyện tập, học sinh có thể quan sát bạn làm để học hỏi hoặc phát hiện chỗ sai của bạn và góp ý cho bạn. Giáo viên quan sát, phát hiện những chỗ sai hoặc thiếu thao tác của học sinh để kịp thời sửa sai và bổ sung những thao tác còn thiếu. Nếu một vài học sinh mắc lỗi nhẹ và kế bên có học sinh thực hiện đúng thì giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhìn bạn để học và thực hiện lại cho đúng. Nếu thấy đa số học sinh mắc một lỗi nào đó thì giáo viên cần ra lệnh tạm dừng thực hiện và sau đó hướng dẫn khắc phục.
*Bước 5: Luyện tập vận dụng thực tế, kiểm tra và tự kiểm tra để hoàn thiện.
Học sinh luyện tập để củng cố hệ thống thao tác, nâng cao mức độ hình thành kỹ năng dưới sự giám sát của giáo viên. Tùy thuộc vào nội dung kỹ năng cần rèn luyện mà mức độ luyện tập của học sinh có thể lặp lại nguyên vẹn hệ thống đã nắm được vào tình huống quen thuộc, hoặc sử dụng hệ thống vào tình huống có biến đổi chút ít về điều kiện, hoặc sử dụng phối hợp với một vài thao tác khác để giải quyết tình huống mới. Trong giai đoạn này giáo viên vẫn còn kiểm tra, chỉnh sửa cho học sinh, nhưng chủ yếu chuyển sang học sinh tự kiểm tra, kiểm tra lẫn nhau và tự sửa lỗi.
2.1.3.3. Các kỹ năng thành phần cần hình thành cho học sinh trong các bài thí nghiệm thực hành vật lý.
Khi thực hiện bài thí nghiệm thực hành đối với môn vật lý, học sinh cần có một số kỹ năng thành phần thể hiện ở bảng 2.1.
Nhóm kỹ năng Các kỹ năng thành phần
Chuẩn bị thí nghiệm
- Tìm hiểu phương án và tiến trình thí nghiệm. - Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm.
- Kiểm tra hoạt động và đặc tính của từng dụng cụ. - Hiệu chỉnh, chọn chế độ làm việc của dụng cụ. - Tìm hiểu mối liên hệ của các dụng cụ.
- Chuẩn bị bảng ghi kết quả thí nghiệm.
Thực hiện thí nghiệm
- Bố trí dụng cụ thí nghiệm. - Lắp ráp các dụng cụ thí nghiệm. - Điều khiển thí nghiệm.
- Quan sát hiện tượng vật lý.
- Xây dựng đồ thị biểu diễn giữa hai đại lượng vật lý cần nghiên cứu.
Xử lý, đánh giá kết quả
- Đọc số liệu trên các dụng cụ đo. - Ghi các số liệu vào bảng kết quả. - Xử lý kết quả thí nghiệm.
- Biểu diễn giữa hai đại lượng vật lý cần nghiên cứu trên đồ thị.
(bảng 2.1)
2.1.3.4. Quy trình hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh.
Hình thành kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh phải trải qua hai giai đoạn: Giai đoạn giúp học sinh nhận thức quy trình làm thí nghiệm thực hành và giai đoạn hệ thống các kỹ năng thành phần thành kỹ năng thực hành thí nghiệm. Để có thể hình thành cho học sinh hệ thống kỹ năng tương đối hoàn hảo trong các bài thí nghiệm thực hành, giáo viên cần thực hiện theo các bước sau:
Sau khi học xong nội dung kiến thức nào đó, bằng câu hỏi gợi mở của giáo viên học sinh nhận thấy rằng cần phải làm thí nghiệm để kiểm định lại một kết luận hay xác định giá trị định lượng một thuộc tính của sự vật cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề mà học sinh hoài nghi.
*Bước 2: Giúp học sinh nhận thức các bước làm thí nghiệm thực hành.
Giáo viên cần hình thành cho học sinh có thói quen khi thực hiện một thí nghiệm thực hành bao giờ cũng bắt đầu từ khâu chuẩn bị, thực hiện và kiểm tra kết quả đã làm được. Trước khi bắt đầu thực hành, học sinh cần nêu được các bước cơ bản sẽ triển khai, từ đó giáo viên bổ sung thêm các thao tác mới một cách thích hợp vào quy trình làm thí nghiệm thực hành của học sinh.
*Bước 3: Triển khai thực hành thí nghiệm theo các bước đã nhận thức được.
Giáo viên chia học sinh thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có thể từ ba đến năm học sinh và cho học sinh tiến hành thực hiện bài thí nghiệm thực hành đã đề ra. Trong quá trình tiến hành thí nghiệm, học sinh thực hiện phối hợp giữa các thao tác đã biết và một số thao tác mới. Đan xen những thao tác bằng chân tay, quan sát bằng mắt là những hành động tư duy luôn xuất hiện trong quá trình thực hành, do đó giáo viên cần phải theo dõi, kiểm tra, uốn nắn để học sinh dần dần nhận thức được những thao tác ấy là thật sự cần thiết.