8. Cấu trúc của luận văn
2.1.5. Kiểm tra, đánh giá mức độ hình thành kỹ năng
Đánh giá trong giáo dục thực chất là so sánh kết quả học tập của học sinh về một vấn đề nào đó với các mục tiêu giáo dục đã đề ra mà ta gọi là mức độ chuẩn.
Mặt khác, chất lượng của một hành động được xác định bởi ba thông số: độ khai triển, độ thành thạo và độ khái quát của hành động. Hành động càng khái quát, rút gọn và thành thạo thì chất lượng của nó càng cao.
Để đánh giá mức độ hình thành một kỹ năng làm thí nghiệm thực hành ta phải kiểm tra nhận thức và kiểm tra hành động thực tế của học sinh.
Kiểm tra nhận thức về hệ thống hành động, thao tác và phương tiện thực hiện thí nghiệm thực hành vật lý có thể bằng cách nêu câu hỏi, yêu cầu học sinh trả lời hoặc thông qua bài trắc nghiệm tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan.
Nội dung câu hỏi kiểm tra nhận thức để xác định mức độ hình thành kỹ năng cần phân bố đồng đều theo các mức độ:
Mức 1: Hỏi thứ tự các bước (hoặc thao tác) cơ bản của hành động, kèm theo dụng cụ cơ bản của từng bước (nếu có).
Mức 2: Hỏi chi tiết thứ tự hành động, thao tác kèm theo dụng cụ tương ứng. Mức 3: Hỏi cách làm khi thay đổi một vài điều kiện thí nghiệm.
Giáo viên kiểm tra hành động thực tế có thể từ việc quan sát hành động, thao tác, sản phẩm của học sinh, ghi nhận vào phiếu theo dõi. Giáo viên có thể lập phiếu kiểm tra và yêu cầu học sinh lần lượt tự đánh dấu đã làm được hay làm thạo vào các thao tác của bài thí nghiệm thực hành. Kiểm tra hành động thực tế của học sinh cũng dựa trên ba mức độ:
Mức 1: Học sinh thực hiện được hành động nhưng chậm, còn có chỗ chưa hợp lý. Mức 2: Học sinh thực hiện được hành động tương đối thành thạo.
Mức 3: Học sinh thực hiện được hành động thành thạo và có sáng tạo.