Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành kỹ năng

2.1.4.1. Ảnh hưởng của đặc điểm tâm sinh lý và vốn kiến thức của học sinh.

Đối với học sinh, bên cạnh sự phát triển thể lực là sự hình thành tính cách, khuynh hướng. Thể lực phát triển làm tăng độ mạnh, độ bền của các hoạt động. Sự xuất hiện huynh hướng tự lập, muốn độc lập hoạt động, muốn tự khẳng định mình, khả năng tự điều chỉnh, tự kiềm chế trong các hành vi tăng lên, tạo điều kiện cho việc kích thích, duy trì hứng thú hoạt động hình thành kỹ năng.

Lứa tuổi tăng dần, đồng thời với quá trình học tập thì các phẩm chất trí tuệ cũng được nâng dần. Sức tập trung chú ý, khả năng quan sát tổng thể, quan sát đồng thời nhiều quá trình tăng lên. Ghi nhớ hình ảnh, biểu tượng, nhất là ghi nhớ logic, ghi

nhớ ý nghĩa, ghi nhớ có chủ định đều phát triển. Tư duy trừu tượng bằng ngôn ngữ chiếm ưu thế dần so với tư duy trực quan, tư duy hình ảnh. Điều đó giúp cho việc phân định thao tác, ngôn ngữ hóa, sắp xếp các thao tác một cách logic để ghi nhớ được thuận lợi hơn.

Vốn kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tế là cơ sở để hình thành các suy luận logic, tìm kiếm các phương án, lựa chọn, các hành động, thao tác thành hệ thống. Càng học lên, khối lượng kiến thức, kỹ năng có được càng phong phú. Các hiện tượng vật lý xảy ra trong tự nhiên, các kinh nghiệm tác động ngày càng nhiều tạo điều kiện định hướng hình thành kỹ năng thực hành ngày càng thuận lợi.

2.1.4.2. Ảnh hưởng của chương trình, sách giáo khoa và các phương tiện khác.

Nếu nội dung kiến thức quá nhiều thì thời gian để tổ chức định hướng hình thành kỹ năng làm thí nghiệm sẽ bị hạn chế, hoc sinh ít được rèn luyện, hiệu quả các thao tác không cao.

Sách giáo khoa là phương tiện dạy học quan trọng nhất về nhiều phương diện, nhưng cách trình bày và nội dung kiến thức của sách giáo khoa ảnh hưởng nhiều đến việc tổ chức định hướng hình thành kỹ năng. Khối lượng kiến thức đưa vào chương trình phải đảm bảo thời gian hợp lý cho việc tổ chức hoạt động tìm hiểu dụng cụ, thiết bị, phương án tác động, quan sát đo đạc, xử lý kết quả. Sắp xếp thứ tự hình thành kiến thức phải tạo điều kiện hình thành dần một cách hợp lý các kỹ năng thành phần, mở rộng, hoàn chỉnh kỹ năng làm thí nghiệm thực hành.

Bên cạnh đó, điều kiện cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng không nhỏ đối với quá trình hình thành kỹ năng. Phòng thí nghiệm thực hành, dụng cụ, thiết bị đảm bảo sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong quá trình tiến hành thí nghiệm.

2.1.4.3. Ảnh hưởng của giáo viên.

Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất trong quá trình hình thành kỹ năng cho học sinh. Giáo viên là người trực tiếp tổ chức cho học sinh hoạt động nhận thức, chuyển nội dung và ý đồ thực hiện phương pháp của chương trình thành hiện thực. Dạy theo tinh thần tổ chức cho học sinh hoạt động, đòi hỏi giáo viên phải thật sự vững

vàng về kiến thức, là người có sự ham mê hoạt động nhận thức, có những trải nghiệm của chính bản thân về hoạt động tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức mới.

Sự tự trải nghiệm giúp cho giáo viên biết cách phát huy tính tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của học sinh, biết điều chỉnh thiết kế bài dạy học theo trình độ học sinh và điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị nhà trường. Sự tự trải nghiệm của giáo viên phụ thuộc rất nhiều vào quá trình đào tạo và tự đào tạo. Giáo viên ít làm thí nghiệm thực hành, không có kỹ năng làm thí nghiệm thực hành, không hiểu quy trình hình thành kỹ năng làm thí nghiệm thực hành thì khả năng thiết kế, tổ chức thực hiện các bài dạy học thực hành thí nghiệm để hình thành kỹ năng làm thí nghiệm cho học sinh sẽ hạn chế.

Một phần của tài liệu Xây dựng tiến trình rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm vật lý cho học sinh trong dạy học các bài thí nghiệm thực hành cơ học lớp 10 trung học phổ thông (Trang 34 - 36)