Nhân tố nhận định của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tâm lý tác động đến ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 35)

3.2 Xây dựng thang đo

3.2.2. Nhân tố nhận định của nhà đầu tư

a) Lệch lạc do tình huống điển hình:

Dựa trên các nghiên cứu đi trước cho thấy, nếu nhà đầu tư dựa vào các tình huống điển hình, tình huống vừa mới xảy ra thì sẽ làm cho nhận định của nhà đầu tư dễ mắc sai lầm. Vì thị trường chứng khoán biến động rất nhanh nên khi nhà đầu tư dựa vào các tình huống vừa mới xảy ra để phán đốn đầu tư thì sẽ làm cho họ mắc sai lầm trong nhận định. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xây dựng các chỉ báo cho yếu tố “Lệch lạc do tình huống điển hình” này như sau:

· “Anh/chị phân tích xu hướng tăng giảm của một vài cổ phiếu đại diện để nhận định

xu hướng cho các cổ phiếu cùng ngành.”

b) Lệch lạc do điểm tựa/ bảo thủ:

Theo Kahneman và Tversky (1974), lệch lạc do điểm tựa/bảo thủ thì trái ngược với lệch lạc do tình huống điển hình. Thay vì gắn nhận định của mình vào 1 sự kiện hiện tại thì nhà đầu tư gắn nhận định của mình với tình hình chung của sự vật trong một thời gian dài

trước đó. Vì vậy khi thị trường thay đổi, nhà đầu tư do bám vào giá trị ban đầu nên sẽ mắc sai lầm trong nhận định, không thay đổi theo kịp sự biến động của thị trường. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xây dựng các chỉ báo cho yếu tố “Lệch lạc do điểm tựa/ bảo thủ” này như sau:

· “Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu hiện tại.” · “Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu quá khứ.”

c) Lệch lạc do thơng tin có sẵn:

Theo Waweru và cộng sự (2008), khi nhà đầu tư chỉ dám đầu tư vào các cổ phiếu công ty quen thuộc, cơng ty có người thân làm trong đó hay khi nhà đầu tư tránh né các cổ phiếu dựa theo thơng tin báo chí cung cấp mà khơng quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận của nó thì điều này cho thấy nhà đầu tư đang bị lệch lạc do các thơng tin có sẵn. Lúc này nhận định của nhà đầu tư sẽ mắc sai lầm, đầu tư sai chỗ hoặc bỏ qua cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xây dựng các chỉ báo cho yếu tố “Lệch lạc do thơng tin có sẵn” này như sau:

· “Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ người thân là nguồn thông tin đáng

tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.”

· “Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ các nhà đầu tư thân quen là nguồn

thông tin đáng tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.”

d) Sự tự tin quá mức:

Theo DeBont và Thaler (1995) hay Ritter (2003), khi nhà đầu tư quá tự tin và kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình thì sẽ tác động đến nhận định của nhà đầu tư. Họ sẽ mắc sai lầm trong đầu tư như thực hiện nhiều giao dịch hơn bình thường, ảo tưởng về việc kiểm sốt được tình hình. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm ( từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xác định các chỉ báo cho yếu tố “Tâm lý quá tự tin” này như sau:

· “Anh/chị tin rằng với kinh nghiệm tích lũy được, mình có thể kiểm soát được việc

đầu tư chứng khốn để khơng bị lỗ.”

Như vậy, theo các kết quả nghiên cứu trên, nhân tố “Nhận định của nhà đầu tư” sẽ chịu tác động của 4 biến là “Lệch lạc do tình huống điển hình”, “Lệch lạc do điểm tựa/bảo thủ”, “Lệch lạc do thơng tin có sẵn” và “Sự tự tin quá mức”. Thang đo này bao gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ NDINH1 đến NDINH6. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm ( từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.2: Thang đo cho nhân tố “Nhận định của nhà đầu tư”

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

NDINH1

Anh/chị phân tích xu hướng tăng giảm của một vài cổ phiếu đại diện để nhận định xu hướng cho các cổ phiếu cùng ngành.

NDINH2 Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu hiện tại.

NDINH3 Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu quá khứ.

NDINH4

Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ người thân là nguồn thông tin đáng tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.

NDINH5

Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ các nhà đầu tư thân quen là nguồn thông tin đáng tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.

NDINH6

Anh/chị tin rằng với kinh nghiệm tích lũy được, mình có thể kiểm sốt được việc đầu tư chứng khốn để khơng bị lỗ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tâm lý tác động đến ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 35)