Thang đo các thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tâm lý tác động đến ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33)

Các thông tin cá nhân Thang đo

- Giới tính

- Tên sàn chứng khốn - Trình độ học vấn

- Nhà đầu tư đã từng tham gia khóa học chứng khốn

Thang đo danh nghĩa

- Tuổi

- Thời gian tham gia đầu tư chứng khoán Thang đo tỷ lệ

3.2.2. Nhân tố NHẬN ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

a) Lệch lạc do tình huống điển hình:

Dựa trên các nghiên cứu đi trước cho thấy, nếu nhà đầu tư dựa vào các tình huống điển hình, tình huống vừa mới xảy ra thì sẽ làm cho nhận định của nhà đầu tư dễ mắc sai lầm. Vì thị trường chứng khoán biến động rất nhanh nên khi nhà đầu tư dựa vào các tình huống vừa mới xảy ra để phán đốn đầu tư thì sẽ làm cho họ mắc sai lầm trong nhận định. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xây dựng các chỉ báo cho yếu tố “Lệch lạc do tình huống điển hình” này như sau:

· “Anh/chị phân tích xu hướng tăng giảm của một vài cổ phiếu đại diện để nhận định

xu hướng cho các cổ phiếu cùng ngành.”

b) Lệch lạc do điểm tựa/ bảo thủ:

Theo Kahneman và Tversky (1974), lệch lạc do điểm tựa/bảo thủ thì trái ngược với lệch lạc do tình huống điển hình. Thay vì gắn nhận định của mình vào 1 sự kiện hiện tại thì nhà đầu tư gắn nhận định của mình với tình hình chung của sự vật trong một thời gian dài

trước đó. Vì vậy khi thị trường thay đổi, nhà đầu tư do bám vào giá trị ban đầu nên sẽ mắc sai lầm trong nhận định, không thay đổi theo kịp sự biến động của thị trường. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xây dựng các chỉ báo cho yếu tố “Lệch lạc do điểm tựa/ bảo thủ” này như sau:

· “Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu hiện tại.” · “Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu quá khứ.”

c) Lệch lạc do thơng tin có sẵn:

Theo Waweru và cộng sự (2008), khi nhà đầu tư chỉ dám đầu tư vào các cổ phiếu công ty quen thuộc, cơng ty có người thân làm trong đó hay khi nhà đầu tư tránh né các cổ phiếu dựa theo thơng tin báo chí cung cấp mà khơng quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận của nó thì điều này cho thấy nhà đầu tư đang bị lệch lạc do các thông tin có sẵn. Lúc này nhận định của nhà đầu tư sẽ mắc sai lầm, đầu tư sai chỗ hoặc bỏ qua cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xây dựng các chỉ báo cho yếu tố “Lệch lạc do thơng tin có sẵn” này như sau:

· “Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ người thân là nguồn thông tin đáng

tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.”

· “Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ các nhà đầu tư thân quen là nguồn

thông tin đáng tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.”

d) Sự tự tin quá mức:

Theo DeBont và Thaler (1995) hay Ritter (2003), khi nhà đầu tư quá tự tin và kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm của mình thì sẽ tác động đến nhận định của nhà đầu tư. Họ sẽ mắc sai lầm trong đầu tư như thực hiện nhiều giao dịch hơn bình thường, ảo tưởng về việc kiểm sốt được tình hình. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm ( từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xác định các chỉ báo cho yếu tố “Tâm lý quá tự tin” này như sau:

· “Anh/chị tin rằng với kinh nghiệm tích lũy được, mình có thể kiểm soát được việc

đầu tư chứng khốn để khơng bị lỗ.”

Như vậy, theo các kết quả nghiên cứu trên, nhân tố “Nhận định của nhà đầu tư” sẽ chịu tác động của 4 biến là “Lệch lạc do tình huống điển hình”, “Lệch lạc do điểm tựa/bảo thủ”, “Lệch lạc do thơng tin có sẵn” và “Sự tự tin quá mức”. Thang đo này bao gồm 6 biến quan sát, ký hiệu từ NDINH1 đến NDINH6. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm ( từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.2: Thang đo cho nhân tố “Nhận định của nhà đầu tư”

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

NDINH1

Anh/chị phân tích xu hướng tăng giảm của một vài cổ phiếu đại diện để nhận định xu hướng cho các cổ phiếu cùng ngành.

NDINH2 Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu hiện tại.

NDINH3 Anh/chị dự báo sự thay đổi giá chứng khoán dựa trên giá cổ phiếu quá khứ.

NDINH4

Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ người thân là nguồn thông tin đáng tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.

NDINH5

Đối với anh/chị, thông tin về giá cổ phiếu từ các nhà đầu tư thân quen là nguồn thông tin đáng tin cậy cho ý định mua cổ phiếu.

NDINH6

Anh/chị tin rằng với kinh nghiệm tích lũy được, mình có thể kiểm sốt được việc đầu tư chứng khốn để khơng bị lỗ.

3.2.3. Nhân tố TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

a) Ác cảm với hối tiếc - Ác cảm với thua lỗ:

Theo Kahneman và Tversky (1979), sau một vài lần đầu tư thất bại, nhà đầu tư sẽ có trạng thái mặc cảm, ăn năn hối lỗi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, thường thể hiện qua trạng thái trì hỗn việc bán các cổ phiếu đang giảm giá nhưng lại nhanh chóng bán cổ phiếu khi giá tăng. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm ( từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xác định các chỉ báo cho yếu tố “Ác cảm với hối tiếc – Ác cảm với thua lỗ” này như sau:

· “Anh/chị sẽ không mua lại các cổ phiếu đã từng đầu tư thất bại dù cổ phiếu này

· “Khi thị trường đi xuống, anh/chị sẽ thích mua cổ phiếu cơng ty nổi tiếng thay vì cổ phiếu có mức giá tốt trên thị trường.”

· “Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm, anh/chị vẫn nắm giữ cổ phiếu mà không bán ngay

để chờ giá lên.”

· “Khi bị lỗ do giữ cổ phiếu đang giảm giá quá lâu, anh/chị cảm thấy tiếc nuối nhiều

hơn là bị lỗ khi bán cổ phiếu với giá khơng mong muốn.”

b) Tính tốn bất hợp lý:

Trong quá trình đầu tư, khi nhà đầu tư tách biệt các cổ phiếu với nhau, không nhận ra mối quan hệ giữa các cổ phiếu để có thể ra các quyết định hợp lý như bán cổ phiếu A mua cổ phiếu B, thì trường hợp này các nhà nghiên cứu xếp vào ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Khi nhà đầu tư có xu hướng tách riêng từng tài khoản (từng cổ phiếu) và xác định mục tiêu là tối đa hóa lợi ích từng tài khoản thì họ nghĩ rằng đây là hành động hợp lý nhưng có thể đó là quyết định sai lầm. Để đo lường yếu tố này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xác định các chỉ báo cho yếu tố “Tính tốn bất hợp lý” này như sau:

· “Ý định mua đối với từng cổ phiếu trong danh mục đầu tư của anh/chị là tách biệt nhau, không phụ thuộc lẫn nhau.”

c) Xây dựng thang đo cho nhân tố: TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Như vậy, theo các kết quả nghiên cứu trên, nhân tố “Tâm lý của nhà đầu tư” sẽ chịu tác động của 3 biến là “Ác cảm với hối tiếc”, “Ác cảm với thua lỗ” và “Tính tốn bất hợp lý”. Để đo lường nhân tố này bao gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ TAMLY1 đến TAMLY5. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.3: Thang đo cho nhân tố “Tâm lý của nhà đầu tư”

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TAMLY1

Anh/chị sẽ không mua lại các cổ phiếu đã thất bại trong quá khứ dù cổ phiếu này hiện nay có thơng tin tốt.

TAMLY2

Khi thị trường đi xuống, anh/chị thích mua cổ phiếu cơng ty nổi tiếng thay vì cổ phiếu có mức giá tốt trên thị trường.

TAMLY3

Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm, anh/chị vẫn nắm giữ cổ phiếu mà không bán ngay để chờ giá lên.

TAMLY4

Khi bị lỗ do giữ cổ phiếu đang giảm giá quá lâu anh/chị cảm thấy tiếc nuối hơn là bị lỗ khi bán cổ phiếu với giá không mong muốn.

TAMLY5

Ý định mua đối với từng loại cổ phiếu trong danh mục đầu tư của anh/chị là tách biệt nhau, không phụ thuộc vào những cổ phiếu khác.

3.2.4. Nhân tố ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ ĐẦU TƯ KHÁC

Hiệu ứng bầy đàn trên thị trường chứng khốn được mơ tả là hành vi của nhà đầu tư có xu hướng chạy theo các nhà đầu tư khác. Khi con người đối diện với sự lựa chọn của một nhóm người, đặc biệt nếu sự lựa chọn này khác với phán đốn của mình, họ thường có chiều hướng thay đổi những câu trả lời của họ. Để đo lường nhân tố này bao gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ XAHOI1 đến XAHOI5. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.4: Thang đo cho nhân tố “Ảnh hưởng của nhà đầu tư khác”

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

XAHOI1

Ý định mua cổ phiếu của anh/chị bị ảnh hưởng bởi quyết định mua chứng khoán của các nhà đầu tư khác.

XAHOI2

Ý định mua cổ phiếu của anh/chị bị ảnh hưởng bởi quyết định mua cổ phiếu của các nhà đầu tư khác.

XAHOI3

Ý định mua cổ phiếu của anh/chị bị ảnh hưởng bởi số lượng cổ phiếu được các nhà đầu tư khác mua.

XAHOI4

Ý định mua cổ phiếu của anh/chị bị ảnh hưởng bởi thời gian nắm giữ chứng khoán của các nhà đầu tư lớn.

XAHOI5

Anh/chị có phản ứng nhanh đối với sự thay đổi quyết định của các nhà đầu tư khác và đi theo quyết định của họ.

3.2.5. Nhân tố THỊ TRƯỜNG

Thông qua các kết quả nghiên cứu được đề cập trong chương 2, ta thấy rằng các biến như “Sự thay đổi giá chứng khoán”, “Sự thay đổi trong cách thức giao dịch” và “Các dự báo phân tích thị trường” sẽ tác động đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Dựa trên mối

quan tâm của nhà đầu tư trước các sự thay đổi này thì họ sẽ ra quyết định đầu tư (mua hay bán cổ phiếu). Nhà đầu tư phản ứng nhanh trước các sự thay đổi về giá cổ phiếu, cách thức giao dịch sẽ ra quyết định nhanh hơn và số lượng giao dịch mua bán cổ phiếu sẽ nhiều hơn nhà đầu tư phản ứng chậm. Để đo lường nhân tố này bao gồm 4 biến quan sát, ký hiệu từ TTRUONG1 đến TTRUONG4. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.5: Thang đo cho nhân tố “Thị trường”

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

TTRUONG1 Anh/chị theo dõi rất kỹ sự thay đổi của giá chứng khốn khi có ý định mua cổ phiếu.

TTRUONG2

Anh/chị luôn tham khảo các bản dự báo, phân tích tình hình thị trường khi có ý định mua cổ phiếu.

TTRUONG3

Sự thay đổi, điều chỉnh kỹ thuật trong cách thức giao dịch luôn tác động đến ý định mua cổ phiếu của anh/chị.

TTRUONG4

Khi có sự thay đổi của giá chứng khoán hay thay đổi trong cách thức giao dịch sẽ tạo cơ hội cho anh/chị kiếm lợi nhuận nhiều hơn.

3.2.6. Nhân tố SỞ THÍCH NHÀ ĐẦU TƯ

Theo Waweru và ctg. (2008), rất nhiều nhà đầu tư có xu hướng tập trung đầu tư vào các cổ phiếu nổi tiếng hay đang “hot” trên thị trường. Hay nói đúng hơn là đầu tư vào cổ phiếu theo sở thích của họ, đó có thể là cổ phiếu của một cơng ty uy tín, nổi tiếng phát hành hoặc là cổ phiếu có xu hướng trong quá khứ tăng trưởng tốt. Để đo lường nhân tố này bao gồm 2 biến quan sát, ký hiệu là STHICH1 và STHICH2. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn toàn khơng đồng ý đến hồn tồn đồng ý).

Bảng 3.6: Thang đo cho nhân tố “Sở thích nhà đầu tư”

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

STHICH1 Anh/chị thích mua cổ phiếu của cơng ty có thương hiệu, uy tín.

3.2.7. Nhân tố Ý ĐỊNH CỦA NHÀ ĐẦU TƯ

Khảo sát nhân tố “Ý định của nhà đầu tư” sẽ cho biết nhà đầu tư có ý định tiếp tục mua hay không mua cổ phiếu trong giai đoạn hiện nay. Để đo lường nhân tố này bao gồm 3 biến quan sát, ký hiệu từ YDINH1 và YDINH3. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).

Bảng 3.7: Thang đo cho nhân tố “Ý định của nhà đầu tư”

KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT

YDINH1 Trong giai đoạn hiện nay, anh/chị có ý định mua cổ phiếu.

YDINH2 Trong giai đoạn hiện nay, anh/chị đã lên kế hoạch mua cổ phiếu.

YDINH3 Trong giai đoạn hiện nay, anh/chị muốn mua cổ phiếu.

3.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 3.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu được chọn là phương pháp phi ngẫu nhiên thuận tiện. Tuy đây là phương pháp thu thập dữ liệu có độ tin cậy khơng cao, nhưng nó mang tính khả thi nhất đối với nghiên cứu này bởi sự giới hạn về nguồn lực và kinh phí.

Dữ liệu được thu thập dựa trên bảng câu hỏi lập sẵn để điều tra, phỏng vấn các nhà đầu tư cá nhân đang tham gia đầu tư trên một số sàn chứng khoán TP.HCM như sàn chứng khoán SSI, sàn chứng khoán Thăng Long, sàn VN Direct, sàn chứng khốn ACB…

3.3.2. Kích thức mẫu

Sau điều tra thử nghiệm và chỉnh sửa, bảng câu hỏi đã hoàn toàn đủ điều kiện dùng trong điều tra diện rộng để tiến hành nghiên cứu chính thức. Cơ sở thang đo lúc này được hình thành gồm 25 chỉ báo đo lường 6 khái niệm và thang đo Likert 5 khoảng cách được sử dụng. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), số lượng mẫu cần gấp từ 5 lần trở lên số mục hỏi.

Để đảm bảo yêu cầu, tác giả đã gởi đi 300 bảng câu hỏi khảo sát đến các nhà đầu tư. Dữ liệu được thu thập trong tháng 8 năm 2013. Thực tế, kết quả thu về là 280 bảng câu hỏi, trong đó đạt yêu cầu là 252 bảng câu hỏi, 28 bảng câu hỏi bị loại. Như vậy, với tổng số biến là 25 thì số lượng 252 bảng câu hỏi là được chấp nhận.

3.3.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

Các phương pháp phân tích số liệu được tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu chính thức được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 3.8. Các phương pháp xử lý số liệu

STT Phương pháp Nội dung

1. Cronbach alpha Mục đích:

- Đánh giá độ tin cậy của thang đo.

- Loại bỏ biến rác có thể gây ra ảnh hưởng khơng tốt đến kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ở bước tiếp theo.

Yêu cầu:

- Hệ số Cronbach tối thiểu phải có giá trị lớn hơn 0.5, trên 0.8 là thang đo lường tốt (nếu lớn hơn 0.95 khơng tốt vì các biến đo lường hầu như là một).

- Hệ số tương quan với biến tổng phải lớn hơn 0.3 (nếu nhỏ hơn 0.3 được xem là biến rác, cần loại bỏ ra khỏi thang đo).

2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Mục đích:

- Rút gọn nhân tố

- Điều chỉnh lại mơ hình lý thuyết

Yêu cầu:

- Loại các biến có hệ số tải nhân tố nhỏ (Factor loading > 0.3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tâm lý tác động đến ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)