3.2 Xây dựng thang đo
3.2.3. Nhân tố tâm lý của nhà đầu tư
a) Ác cảm với hối tiếc - Ác cảm với thua lỗ:
Theo Kahneman và Tversky (1979), sau một vài lần đầu tư thất bại, nhà đầu tư sẽ có trạng thái mặc cảm, ăn năn hối lỗi. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, thường thể hiện qua trạng thái trì hỗn việc bán các cổ phiếu đang giảm giá nhưng lại nhanh chóng bán cổ phiếu khi giá tăng. Thang đo này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm ( từ hoàn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xác định các chỉ báo cho yếu tố “Ác cảm với hối tiếc – Ác cảm với thua lỗ” này như sau:
· “Anh/chị sẽ không mua lại các cổ phiếu đã từng đầu tư thất bại dù cổ phiếu này
· “Khi thị trường đi xuống, anh/chị sẽ thích mua cổ phiếu cơng ty nổi tiếng thay vì cổ phiếu có mức giá tốt trên thị trường.”
· “Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm, anh/chị vẫn nắm giữ cổ phiếu mà không bán ngay
để chờ giá lên.”
· “Khi bị lỗ do giữ cổ phiếu đang giảm giá quá lâu, anh/chị cảm thấy tiếc nuối nhiều
hơn là bị lỗ khi bán cổ phiếu với giá khơng mong muốn.”
b) Tính tốn bất hợp lý:
Trong quá trình đầu tư, khi nhà đầu tư tách biệt các cổ phiếu với nhau, không nhận ra mối quan hệ giữa các cổ phiếu để có thể ra các quyết định hợp lý như bán cổ phiếu A mua cổ phiếu B, thì trường hợp này các nhà nghiên cứu xếp vào ảnh hưởng của yếu tố tâm lý. Khi nhà đầu tư có xu hướng tách riêng từng tài khoản (từng cổ phiếu) và xác định mục tiêu là tối đa hóa lợi ích từng tài khoản thì họ nghĩ rằng đây là hành động hợp lý nhưng có thể đó là quyết định sai lầm. Để đo lường yếu tố này tác giả sử dụng thang đo Likert 5 điểm (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý). Ngoài ra tác giả cũng xác định các chỉ báo cho yếu tố “Tính tốn bất hợp lý” này như sau:
· “Ý định mua đối với từng cổ phiếu trong danh mục đầu tư của anh/chị là tách biệt nhau, không phụ thuộc lẫn nhau.”
c) Xây dựng thang đo cho nhân tố: TÂM LÝ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ
Như vậy, theo các kết quả nghiên cứu trên, nhân tố “Tâm lý của nhà đầu tư” sẽ chịu tác động của 3 biến là “Ác cảm với hối tiếc”, “Ác cảm với thua lỗ” và “Tính tốn bất hợp lý”. Để đo lường nhân tố này bao gồm 5 biến quan sát, ký hiệu từ TAMLY1 đến TAMLY5. Các biến này được đo lường bởi thang đo Likert 5 điểm (từ hồn tồn khơng đồng ý đến hoàn toàn đồng ý).
Bảng 3.3: Thang đo cho nhân tố “Tâm lý của nhà đầu tư”
KÝ HIỆU BIẾN QUAN SÁT
TAMLY1
Anh/chị sẽ không mua lại các cổ phiếu đã thất bại trong quá khứ dù cổ phiếu này hiện nay có thơng tin tốt.
TAMLY2
Khi thị trường đi xuống, anh/chị thích mua cổ phiếu cơng ty nổi tiếng thay vì cổ phiếu có mức giá tốt trên thị trường.
TAMLY3
Khi giá cổ phiếu bắt đầu giảm, anh/chị vẫn nắm giữ cổ phiếu mà không bán ngay để chờ giá lên.
TAMLY4
Khi bị lỗ do giữ cổ phiếu đang giảm giá quá lâu anh/chị cảm thấy tiếc nuối hơn là bị lỗ khi bán cổ phiếu với giá không mong muốn.
TAMLY5
Ý định mua đối với từng loại cổ phiếu trong danh mục đầu tư của anh/chị là tách biệt nhau, không phụ thuộc vào những cổ phiếu khác.