Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tâm lý tác động đến ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 61 - 66)

4.4. Phân tích tương quan và xây dựng mơ hình hồi quy

4.4.2. Phân tích hồi quy

Bảng 4.29: Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy

ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

1 Regression 35.016 5 7.003 11.543 .000a

Residual 149.254 246 .607

Total 184.270 251

a. Predictors: (Constant), thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường, yếu tố thị trường b. Dependent Variable: Ý định của nhà đầu tư

Kết quả kiểm định mơ hình hồi quy đã xây dựng cho thấy: với giá trị kiểm định thu được Sig. = .000< .1, mơ hình có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%.

Bảng 4.30: Kết quả đánh giá độ phù hợp của mơ hình

Model Summary

Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate

1 .436a .190 .174 .77893

Với hệ số R bình phương hiệu chỉnh là 17,4% cho thấy mơ hình chỉ giải thích được 17,4% biến thiên của dữ liệu. Như vậy, khả năng giải thích của mơ hình rất kém, chưa đủ độ tin cậy để dự báo cho mơ hình hồi quy. Do đó, mơ hình hồi quy sử dụng trong trường hợp này để dự báo cho ý định đầu tư của nhà đầu tư là không hiệu quả.

Bảng 4.31: Thông số cho từng biến của mơ hình

Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. B Std. Error Beta 1 (Constant) .463 .472 .981 .327 TBTT .565 .103 .340 5.468 .000 TBTTCP .243 .074 .229 3.292 .001 TBQDK .024 .063 .022 .375 .708 TBNDBT -.147 .077 -.143 -1.921 .056 TBTTNT .105 .063 .110 1.665 .097

a. Dependent Variable: TBYD

Hàm hồi quy được viết như sau:

Ý định nhà đầu tư = 0,463 + 0,565*Yếu tố thị trường + 0,243*Thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường – 0,147*Nhận định của bản thân + 0,105*Thông tin người thân

Kết quả tại bảng 4.31 cho thấy có 4 biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là ý định của nhà đầu tư. Biến TBQDK khơng có ý nghĩa thống kê do mức ý nghĩa lớn hơn 10% (Sig. = 0,708 > 0,1). Cụ thể như sau:

· “Yếu tố thị trường” là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% (Sig. = .000< 0.1). Hệ số hồi quy này mang dấu dương cho thấy các yếu tố thị trường có mối quan hệ cùng chiều với ý định đầu tư của nhà đầu tư. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng dấu ban đầu đặt ra (giả thuyết H5). Đây là biến có mức độ tác động mạnh nhất, điều này cho thấy sự thay đổi của giá chứng khốn, các bảng dự báo phân tích thị trường và các thay đổi liên quan đến giao dịch chứng khoán sẽ ảnh hưởng mạnh đến ý định đầu tư của nhà đầu tư. Nếu các thay đổi này được đánh giá có hiệu quả sẽ làm cho ý định đầu tư của nhà đầu tư tăng lên.

· “Thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường” là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% (Sig. = .001< 0.1). Hệ số hồi quy này mang dấu dương, cho thấy các thông tin về cổ phiếu được giao dịch trên thị trường có mối quan hệ cùng chiều với ý định của nhà đầu tư. Điều này cho thấy các thông tin về giá cổ phiếu quá khứ, số lượng cổ phiếu được nhà đầu tư khác mua và thời gian nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư khác là là những thông tin mà nhà đầu tư cá nhân quan tâm và ảnh hưởng đến ý định đầu tư của họ. Nếu các thông tin này đầy đủ và có độ tin cậy cao sẽ làm cho ý định đầu tư của nhà đầu tư tăng lên.

· “Thông tin từ người thân” là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% (Sig. = .097< 0.1). Hệ số hồi quy này mang dấu dương, cho thấy các thông tin từ người thân có mối quan hệ cùng chiều với Ý định của nhà đầu tư. Mặc dù có mức tác động không cao nhưng nhà đầu tư cá nhân vẫn chịu ảnh hưởng bởi các thông tin về giá cổ phiếu do người thân, nhà đầu tư thân quen cung cấp. Vì vậy, nếu các thơng tin này có độ tin cậy cao sẽ làm cho ý định đầu tư của nhà đầu tư tăng lên.

· “Nhận định của bản thân” là biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10% (Sig. = .041< 0.1). Hệ số hồi quy này mang dấu âm, cho thấy nhận định của bản thân từ kinh nghiệm do nhà đầu tư tích lũy có mối quan hệ ngược chiều với ý định của nhà đầu tư. Kết quả phân tích cũng cho thấy trong giai đoạn hiện nay, có đến 54,7% nhà đầu tư được phỏng vấn cảm thấy việc đầu tư cổ phiếu của mình sẽ bị lỗ. Vì vậy khi nhà đầu tư cá nhân cảm thấy có khả năng đầu tư bị lỗ thì họ sẽ khơng có ý định đầu tư.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Mục đích của nghiên cứu này là đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tâm lý, hành vi đến ý định mua cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán TP.HCM. Dựa vào cơ sở lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và các nghiên cứu trước về tài chính hành vi, mơ hình nghiên cứu đã được xây dựng (trình bày trong chương 2). Mơ hình nghiên cứu được đưa ra bao gồm biến phụ thuộc là “Ý định của nhà đầu tư” và 5 biến độc lập. Bảng câu hỏi được xây dựng với bố cục:

· Thông tin về nhà đầu tư: gồm 6 câu hỏi · Các nhân tố tâm lý, hành vi : gồm 22 câu hỏi

· Ý định của nhà đầu tư : gồm 3 câu hỏi thể hiện ý định của nhà đầu tư : có ý định mua, đã lên kế hoạch mua và muốn mua cổ phiếu.

Phương pháp nghiên cứu được trình bày ở chương 3, nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ thơng qua việc thảo luận với giáo viên hướng dẫn để xác định các yếu tố tác động đến ý định đầu tư. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp định lượng thông qua bảng câu hỏi gửi cho nhà đầu tư (mẫu có kích thước n = 252) tại các sàn chứng khốn TP.HCM.

Về thơng tin nhà đầu tư, theo kết quả thống kê mô tả, trong 252 nhà đầu tư được khảo sát bao gồm 64,29% nhà đầu tư nam và 35,71% nhà đầu tư nữ. Nhà đầu tư ở độ tuổi 26-35 chiếm đến 45,24% và đa phần nhà đầu tư đều đã tốt nghiệp đại học (chiếm 52,38% tổng số nhà đầu tư) và thạc sĩ (chiếm 28,57% tổng số nhà đầu tư). Về thời gian đầu tư chứng khốn, theo kết quả thống kê mơ tả, có hơn 30% nhà đầu tư có kinh nghiệm đầu tư từ 1-3 năm và 21,43% nhà đầu tư có kinh nghiệm từ 3 - 5 năm. Ngoài ra, trong 252 nhà đầu tư được khảo sát, có đến 144 nhà đầu tư đã tham gia các khóa học đầu tư chứng khoán, chiếm trên 57%.

Việc kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach Alpha cho thấy các chỉ báo dùng để đo lường các biến tiềm ẩn đều phù hợp cho các bước phân tích tiếp theo, ngoại trừ việc phải loại trừ chỉ báo TTRUONG4 - “Khi có sự thay đổi của giá chứng khốn hay thay đổi trong cách thức giao dịch sẽ tạo cơ hội cho anh/chị kiếm lợi nhuận nhiều hơn.” do không đủ độ tin cậy.

Phân tích nhân tố khám phá EFA được thực hiện theo phương pháp rút trích các thành phần chính (Principal Components), sử dụng phương pháp quay Varimax cho các nhân tố cần xoay. Sau khi thực hiện 8 lần phân tích nhân tố, từ 25 biến quan sát ban đầu đã loại đi 10 biến không đạt yêu cầu. 15 biến quan sát còn lại tạo thành bốn nhân tố mới, hai nhân tố “Ý định của nhà đầu tư” và “Yếu tố thị trường” được giữ nguyên và nhân tố “Sở thích của nhà đầu tư” bị loại đi. Từ nhân tố cũ là “Nhận định của nhà đầu tư” đã được tách thành hai nhân tố mới bao gồm “Nhận định của bản thân” (ký hiệu NDBT) và “Thông tin từ người

thân” (ký hiệu TTNT). Ba biến quan sát NDINH3, XAHOI3, XAHOI4 nhóm lại thành

một nhân tố mới, đặt tên là “Thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường”. Ngoài ra, hai biến XAHOI1 và XAHOI2 tách ra thành một nhân tố riêng gọi là “Quyết định của nhà

đầu tư khác” (ký hiệu QDK). Hệ số Cumulative % = 83,79%, cho biết 6 nhân tố này giải

thích được 83,79% biến thiên của dữ liệu.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có bốn nhân tố tác động đến ý định đầu tư của nhà đầu tư bao gồm: Yếu tố thị trường, thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường, thông tin người thân và nhận định của bản thân. Trong đó các nhân tố “Yếu tố thị trường”, “Thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường” và “Thơng tin từ người thân” có mối quan hệ cùng chiều với “Ý định của nhà đầu tư” với mức ý nghĩa 10%. Riêng nhân tố “Nhận định của bản thân” có mối quan hệ ngược chiều với “Ý định của nhà đầu tư” với mức ý nghĩa 10%. Nếu so sánh với mơ hình lý thuyết thì với các nhà đầu tư được phỏng vấn, họ khơng có ý định mua cổ phiếu theo sở thích của mình mà luôn nghiên cứu rất kỹ trước khi ra quyết định mua.

Như vậy, để tác động đến ý định mua cổ phiếu của nhà đầu tư, thì cần phải tác động vào các yếu tố thị trường, thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường và thông tin người thân.

Các yếu tố thị trường (TT) bao gồm 3 chỉ báo là “Sự thay đổi giá chứng khoán” (TTRUONG1), “Sự thay đổi trong cách thức giao dịch” (TTRUONG3) và “Việc cung cấp các bản dự báo - phân tích thị trường” (TTRUONG2). Kết quả trên cho thấy khi có sự thay đổi trong cách thức giao dịch theo hướng tốt, sự thay đổi giá chứng khoán sẽ làm tăng ý định đầu tư (mua cổ phiếu) của nhà đầu tư. Một ví dụ cụ thể là kết quả thống kê cho thấy sau 1 tuần nâng thời gian giao dịch lên 15 giờ tại sàn HoSE thì bình quân giao dịch tăng thêm 30% so với trước thời điểm thay đổi. Ngoài ra, nếu trước khi kéo dài thời gian giao

dịch, bình quân số lệnh đặt mua, đặt bán mỗi phiên chỉ là 53.925 lệnh/phiên thì sau khi kéo dài thời gian, số lệnh đã tăng thêm 940 lệnh/phiên lên bình quân 54.866 lệnh/phiên.

Nhân tố “Thông tin cổ phiếu được giao dịch trên thị trường” (TTCP) có tác động thuận chiều đến nhân tố “Ý định của nhà đầu tư” (YD). Điều này cho thấy, khi có ý định đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư sẽ quan tâm đến các thông tin về giá cổ phiếu trong quá khứ, đặc biệt là số lượng cổ phiếu nhà đầu tư khác mua và thời gian nắm giữ cổ phiếu của nhà đầu tư khác. Khi các thông tin này được cung cấp đầy đủ và có độ tin cậy cao sẽ làm tăng ý định đầu tư của nhà đầu tư.

Nhân tố “Thơng tin người thân” (TTNT) có tác động thuận chiều nhưng khá nhẹ đến nhân tố “Ý định của nhà đầu tư” (YD), hệ số tác động chỉ là 0,105. Kết quả này cho thấy, khi có ý định đầu tư cổ phiếu, nhà đầu tư vẫn quan tâm đến các thông tin do người thân, nhà đầu tư thân quen cung cấp. Nhưng nó khơng phải là yếu tố tác động chính đến việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư của họ.

Trong khi ba nhân tố trên có tác động thuận chiều đến nhân tố “Ý định của nhà đầu tư” thì nhân tố “Nhận định của bản thân” (NDBT) lại có tác động ngược chiều với nhân tố “Ý định của nhà đầu tư” (YD). Điều này cho thấy, trong giai đoạn hiện nay, theo nhận định của bản thân thì nhà đầu tư sẽ có xu hướng giảm bớt ý định mua cổ phiếu để tránh bị lỗ, rủi ro (hệ số tác động tuy ngược chiều nhưng khá thấp, chỉ có -0,147).

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Phân tích các yếu tố tâm lý tác động đến ý định đầu tư cổ phiếu của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 61 - 66)