Khi trở thành thành viên của hợp tác xã các xã viên sẽ có được những lợi ích nhất định, nó được thể hiện thơng qua các quyền mà thành viên hợp tác xã được thừa nhận. Các quyền này được ghi nhận trong các quy định của pháp luật và Điều lệ hợp tác xã. Song song với việc được ghi nhận những quyền nhất định khi tham gia hợp tác xã thì các thành viên cũng phải bị chịu sự ràng buộc đối với hợp tác xã thông qua các nghĩa vụ mà thành viên phải thực hiện theo quy định của luật hay Điều lệ hợp tác xã.
2.4.1 Các quyền của thành viên hợp tác xã
Các quyền của thành viên hợp tác xã là các quy định cho phép thành viên được hưởng, được cơng nhận một số lợi ích nhất định nhằm đảo bảo quyền lợi của thành viên hợp tác xã. Không ai được hạn chế các quyền này của thành viên một cách trái phép, sai quy định của pháp luật hay trái với Điều lệ hợp tác xã đã được quy định.
Các quyền của thành viên hợp tác xã được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật Hợp tác xã năm 2012, các quyền đó bao gồm những quyền cơ bản sau: được hợp tác xã cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo hợp đồng; được phân phối thu nhập theo quy định của Luật và Điều lệ hợp tác xã; được hưởng các phúc lợi của hợp tác xã; được tham dự hoặc bầu đại biểu tham dự đại hội thành viên; được biểu quyết các nội dung thuộc thẩm quyền
của đại hội thành viên theo quy định; ứng cử, đề cử thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh khách được bầu của hợp tác xã, kiến nghị, yêu cầu hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên giải trình về hoạt động của hợp tác xã; yêu cầu hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định của Luật và Điều lệ; Được cung cấp thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động của hợp tác xã,; được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ phục vụ hoạt động của hợp tác xã; Ra khỏi hợp tác xã theo quy định của điều lệ; Được trả lại vốn góp khi ra khỏi hợp tác xã theo quy định của Luật này và điều lệ; Được chia giá trị tài sản được chia còn lại của hợp tác xã theo quy định của Luật này và Điều lệ; Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật; Quyền khác theo quy định của Điều lệ.
Như vậy, về cơ bản các quyền của thành viên hợp tác xã bao gồm những quyền gắn với lợi ích vật chất như được cung ứng các sản phẩm, phân phối thu nhập, chia lợi thuận, hưởng các lợi ích phúc lợi, được trả lại vốn góp hay chia giá trị tài sản của hợp tác xã trong những trường hợp nhất định. Song song với các quyền về lợi ích vật chất thì các thành viên hợp tác xã cịn có các quyền nhất định trong hoạt động quản lý của hợp tác xã như quyền được biểu quyết, được ứng cử các chứ danh quản lý, được yêu cầu cung cấp thông tin về hoạt động của hợp tác xã,...Và một quyền rất cơ bản thể hiện sự tự nguyện khi tham gia vào hợp tác xã đó là quyền ra khỏi hợp tác xã. Tuy nhiên, quyền này phải được thực hiện một cách phù hợp với các quy định đã được Điều lệ hợp tác xã ghi nhận. Luật vẫn còn đặt ra những quyền mở cho thành viên hợp tác xã đó là những quyền khác mà Điều lệ hợp tác xã quy định. Do đó, trong hội nghị thành lập hợp tác xã việc góp ý về Điều lệ hợp tác xã các thành viên cần chú trọng nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Lưu ý rằng, các quyền mà Điều lệ hợp tác xã cho phép thành viên không được trái với các quy định của luật hay đạo đức xã hội.
Nhìn chung, so với Luật Hợp tác xã 2003 thì quyền của thành viên có một số thay đổi và bổ sung nhất định. Quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hợp tác xã năm 2012 thể hiện tính bao quát hơn quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật Hợp tác xã 2003, thể hiện đúng bản chất tổ chức hợp tác xã là một tổ chức trước là vì các thành viên của mình. Theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Hợp tác xã 2003 thì xã viên có quyền được ưu tiên làm việc cho hợp tác xã và được trả công lao động. Tuy nhiên, ưu tiên công việc cho xã viên chỉ là trường hợp đặc biết đối với những hợp tác xã thành lập nhằm mục đích tạo việc làm cho thành viên. Quy định tại Khoản 4 Điều 14 Luật Hợp tác xã năm 2012 thể hiện cụ thể các quyền của thành viên hợp tác xã với tư cách là chủ hợp tác xã.
Khoản 11 và 12 Điều 14 Luật Hợp tác xã năm 2012 là hai khoản được bổ sung mới nhằm cụ thể hóa quyền của thành viên hợp tác xã trong trường hợp rời khỏi hợp tác xã.
2.4.2 Các nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã
Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã là các quy định bắt buộc các thành viên của hợp tác xã phải chấp hành. Nó được coi như là sự ràng buộc của hợp tác xã đối với các thành viên. Nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã được quy định trong các văn bản pháp luật cũng như trong Điều lệ hợp tác xã. Quyền và nghĩa vụ hay hai yếu tố cơ bản đi đôi với nhau mà thành viên hợp tác xã nhận được. Do đó, khi đã có những quyền lợi nhất định đòi hỏi thành viên hợp tác xã phải chấp hành tốt các nghĩa vụ đi đôi với quyền mà mình được hưởng. Nhằm đảm bảo hài hịa lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể của hợp tác xã.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Hợp tác xã năm 2012 thì thành viên hợp tác xã có những nghĩa vụ như sau: Sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã theo hợp đồng dịch vụ; Góp đủ, đúng thời hạn vốn góp đã cam kết theo quy định của điều lệ; Chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã trong phạm vi vốn góp vào hợp tác xã; Bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho hợp tác xã theo quy định của pháp luật; Tuân thủ điều lệ, quy chế của hợp tác xã, nghị quyết đại hội thành viên và quyết định của hội đồng quản trị hợp tác xã; Nghĩa vụ khác theo quy định của điều lệ.
Việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã được ghi là một quyền và nó cũng là nghĩa vụ của thành viên hợp tác xã. Điều này xuất phát từ bản chất của hợp tác xã là sự liên kể của các thành viên nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong q trình sản xuất. Điều đó, thể hiện các thành viên có quyền sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã làm ra như là một quyền cơ bản. Mặt khác, để đảm bảo sự cam kết, cùng nhau phát triển, tạo điều kiện cho hợp tác xã phát triển thì thành viên phải có nghĩa vụ ưu tiên sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
Việc tham gia hợp tác xã là sự tự nguyện của các thành viên. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu. Vì vậy, để thể hiện đúng bản chất là chủ sở hữu của hợp tác xã thì thành viên phải có nghĩa vụ góp đầy đủ các khoản vốn đã cam kết. Trong trường hợp, chưa góp đủ mà hợp tác xã hoạt động có các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính thì thành viên cũng phải chịu trách nhiệm đối với các khoản tiền này trong phạm vi vốn cam kết góp ban đầu.
Khi tham gia hợp tác xã đòi hỏi thành viên phải tuân thủ Điều lệ, quy chế của hợp tác xã, các quyết định của các cơ quan, bộ phận trong hợp tác xã. Khi ban hành Điều lệ
hay các quy chế khác đều được hợp tác xã thực hiện một cách công khai, dân chủ. Các thành viên có quyền đóng góp ý kiến hay kiến nghị sửa đổi, các văn bản này đều được thông qua theo nguyên tắc đa số trong hợp tác xã. Do đó, khi đã được ban hành thì các thành viên hợp tác xã phải có nghĩa vụ chấp hành theo. Trong quá trình hoạt động, thành viên hợp tác xã mà gây ra thiệt hại cho hợp tác xã thì phải có nghĩa vụ bồi thường. Khi tiến hành bồi thường sẽ căn cứ vào lỗi của thành viên, thiệt hại của hợp tác xã. Do đó, trong q trình hoạt động thành viên hợp tác xã nên chấp hành tốt các quy định của hợp tác xã, các quy định về an toàn lao động theo quy định của pháp luật.
Như quyền của thành viên hợp tác xã thì ở phần nghĩa vụ Luật cũng đặt ra những nghĩa vụ mở cho thành viên hợp tác xã đó là những nghĩa vụ mà Điều lệ hợp tác xã quy định. Do đó, trong hội nghị thành lập hợp tác xã việc góp ý về Điều lệ hợp tác xã trong phần nghĩa vụ của các thành viên cần quan tâm nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Lưu ý rằng, các nghĩa vụ mà Điều lệ hợp tác xã đặt ra cho thành viên không được trái với các quy định của luật hay đạo đức xã hội.
So sánh với Luật Hợp tác xã năm 2003 về phần nghĩa vụ thành viên thì theo quy định tại Khoản 1 Điều 15 nêu trên được bổ sung mới nhằm thể hiện rõ bản chất của hợp tác xã, nhất quán với quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã và quyền của thành viên hợp tác xã. Còn các nghĩa vụ khác với những thay đổi không nhiều và gần như tương tự với quy định về nghĩa vụ của xã viên tại Điều 19 Luật Hợp tác xã 2003.
Chương 3