Những hạn chế trong các quy định của pháp luật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 57 - 59)

THỰC TIỄN VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP TÁC XÃ

3.2.1 Những hạn chế trong các quy định của pháp luật

Nhận thức về hợp tác xã trong các quy định của pháp luật chưa rõ: Về bản chất

của hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã năm 2003 cũng như các văn bản hướng dẫn chưa

thể hiện rõ bản chất đặc trưng của hợp tác xã là phục vụ xã viên, việc ưu tiên cung cấp các sản phẩm của hợp tác xã cho xã viên. Bản chất tổ chức hợp tác xã là nhằm phục vụ xã viên trong khi doanh nghiệp phục vụ thị trường đại chúng là chính. Xã viên đồng thời là chủ sở hữu, đồng thời là người sử dụng dịch vụ của hợp tác xã. Hợp tác xã bảo đảm chia lãi theo mức độ sử dụng dịch vụ. Nền tảng của hợp tác xã là hợp tác. Theo đó xã viên có nhu cầu chung sẽ được đáp ứng bởi hợp tác xã trong khi hoạt động kinh tế thành viên vẫn tự chủ và bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành viên trong sự hợp tác. Hiện nay, một số đơng vẫn cịn hiểu hợp tác xã như là một doanh nghiệp. Điều này tác động đến nhận thức về lợi, nghĩa vụ của xã viên, về cách tổ chức quản lý, tài chính, tài sản và phân phối sản phẩm và lợi nhuận trong hợp tác xã. Từ đó, xã viên chưa thật sự là chủ, chỉ là xã viên hình thức.

Khó khăn khi tiến hành đăng ký ngành, nghề kinh doanh: Theo quy định tại Khoản

4 Điều 3 Nghị định 177/2004/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều Luật Hợp tác xã năm 2003 thì: “Trường hợp kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì hợp tác xã phải có ít nhất một người trong Ban quản trị có chứng chỉ hành nghề.” Đây là một quy định chưa hợp lý gây khó khăn cho hợp tác xã khi đăng ký. Vì việc quy định một trong các thành viên Ban quản trị (Hội đồng quản trị theo Luật Hợp tác xã năm 2012) phải có chứng chỉ hành nghề khơng hẳn có thể thực hiện trên thực tế, Ban quản trị là bộ phận thực hiện chức năng quản lý hợp tác xã nhằm để hợp tác xã hoạt động bình thường do đó việc quy định một trong các thành viên có chứng chỉ hành nghề là khơng phù hợp mà thay vào đó nên quy định là một trong các thành viên của hợp tác xã phải có chứng chỉ hành nghề đối với ngành, nghề địi hỏi cần phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Quy định chưa phù hợp về đặt tên hợp tác xã: quy định tại khoản 1.3 phần 1 Mục I

Thông tư số 05/2005/TT-BKH của bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 87/2005/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký kinh doanh hợp tác xã: “Trường hợp lấy ý kiến về tên hợp tác xã: a. Trong trường hợp tên hợp tác xã có liên

quan đến Điều 9 Nghị định 87/2005/NĐ-CP, cơ quan đăng ký kinh doanh gửi cơng văn tới Sở Văn hóa - Thơng tin, Sở Khoa học và công nghệ, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (đơn vị có chức năng nghiên cứu về ngơn ngữ học) theo mẫu HTXCV và HTXMP để lấy ý kiến về tên hợp tác xã; b. Trong thời hạn 15 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày nhận được công văn, các cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời bằng văn bản; c. Tên hợp tác xã được quyết định theo đa số trên cơ sở tổng hợp ý kiến của các cơ quan được hỏi ý kiến. Trường hợp ý kiến khác nhau có tỷ lệ như nhau, thì tên của hợp tác xã được quyết định theo bên có ý kiến của Viện Khoa học xã hội Việt Nam. d. Trong thời hạn 7 ngày

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các quy định của pháp luật về hợp tác xã (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w