, bản chấ ảo hiểm xã hội
2.1. Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài
- Quy trình quản lý thu như thế nào để mang lại hiệu quả trong công tác thu BHXH bắt buộc?
- Thực trạng tình hình trốn đóng BHXH và nợ đọng BHXH tại BHXH TP Bắc Ninh như thế nào?
- Những nguyên, nhân tố nào ảnh hưởng đến nợ đọng, trốn đóng BHXH tại TP Bắc Ninh?
- Những giải pháp cơ bản nào để hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng BHXH tại các DN trên địa bàn TP Bắc Ninh?
ứu
Phương pháp duy vật lịch sử và duy vật biện chứng được vận dụng xuyên suốt cả quá trình nghiên cứu từ vi
loại hình quản lý nhất là khối DN.
2.2.2. Phương pháp so sánh
So sánh giữa các chỉ tiêu: số phải thu, kết quả thu BHXH, số đơn vị, số tiền nợ BHXH; số đơn vị tham gia BHXH; số đơn vị trốn đóng BHXH....qua các năm.
2.2.3. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này sử dụng thông qua việc tham khảo, hỏi ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực chuyên môn và quản lý:
- Trong lĩnh vực BHXH, lao động, việc làm.
- Lãnh đạo Viện nghiên cứu khoa học BHXH Việt Nam; lãnh đạo UBND tỉnh và TP, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội, BHXH tỉnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BHXH huyện và thông qua việc nghiên cứu kết quả các công trình nghiên cứu trước đó.
2.2.4. Phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu
Để đánh giá được thực trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH trên địa bàn TP Bắc Ninh, đề tài sử dụng phương pháp điều tra thu thập thông tin, số liệu tại các DN đã tham gia BHXH và chưa tham gia BHXH bắt buộc. Đề tài sử dụng kết hợp cả hai loại phân tích: phân tích định tính và định lượng để làm sáng tỏ các nhận định rút ra các kết luận của vấn đề nghiên cứu.
Nguồn số liệu phục vụ cho nghiên cứu đánh giá được thu thập từ: *) nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, các kết quả nghiên cứu, các số liệu đã được công bố chính thức của các cơ quan, tổ chức.
*) nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng việc sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc và phỏng vấn trực tiếp.
2.2.4.1. Số liệu thứ cấp
Các số liệu được thu thập và khai thác từ BHXH Việt Nam, BHXH tỉnh Bắc Ninh, BHXH TP, phòng Thống kê, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Công thương TP Bắc Ninh và từ các báo cáo, sách báo, tạp chí, các Website có liên quan.
2.2.4.2. Số liệu sơ cấp
, DN
NLĐ .
Luận văn tập trung khảo sát, điều tra trực tiếp bằng phiếu điều tra đối với chủ sử dụng lao động theo mẫu định sẵn với phương thức điều tra chọn mẫu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ n = N 1+ N*(e)2 Trong đó: n là cỡ mẫu; N là số lượng tổng thế; e là mức ý nghĩa.
Với mức ý nghĩa là 10%, với 1.577 doanh nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn TP Bắc Ninh, số lượng đơn vị điều tra là 94 doanh nghiệp, trong đó điều tra 47 DN chưa tham gia BHXH và 47 DN đang tham gia BHXH. Các DN được chọn điều tra theo hình thức ngẫu nhiên theo thứ tự tên DN vần ABC không phân biệt loại hình DN. Nếu trong quá trình điều tra không gặp được chủ DN thì được chuyển đến DN kế tiếp.
2.2.5. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu 2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả 2.2.5.1. Phương pháp thống kê mô tả
Từ các số liệu thu thập được, xây dựng hệ thống biểu bảng để phân tích, đánh giá tình hình triển khai thực hiện thu BHXH, nợ đọng, trốn đóng BHXH ở khối DN tại TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh qua các năm. Số liệu điều tra được xử lý bằng Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng đó là: tần số, số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình của các chỉ tiêu phân tích.
2.2.5.2. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp mô
DN tại TP Bắc
Ninh .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
TP Bắc Ninh đang gặp phải, qua phân tích kết hợp điểm mạnh điểm yếu, cơ hội và nguy cơ từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp với những tiềm năng và lợi thế của BHXH TP
.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cơ chế thu BHXH (tập hợp các chỉ tiêu có tính chất định tính hoặc định lượng để đo lường và phản ánh chất lượng hoạt động của cơ chế thu BHXH) gồm các tiêu thức sau đây:
Một là, tính minh bạch công khai tạo cơ hội trong tiếp cận thông tin chính xác, dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin để NLĐ, NSDLĐ dễ tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện để chính sách đi vào cuộc sống. Hai là, tính thuận tiện của cơ chế thu BHXH thể hiện ở mức độ dễ dàng thực hiện việc thu, nộp của mọi đối tượng thu, nộp tiếp cận với chính sách và cơ chế thu BHXH. Tính thuận tiện (đo lường bằng một số chỉ tiêu thời gian trung bình tiến hành thu, nộp BHXH với một đối tượng và Phương thức thu BHXH phổ biến nhất là gì? Có bao nhiêu phương thức thu BHXH) sẽ tạo điều kiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH cũng như tăng tiện ích và mức độ hấp dẫn của BHXH đối với toàn xã hội.
Ba là, tính hiệu quả của cơ chế thu BHXH thể hiện ở sự gia tăng quy mô thu BHXH cũng như mức độ bao phủ đối tượng BHXH. Có khá nhiều chỉ tiêu định lượng và định tính để đo lường tính hiệu quả của cơ chế thu BHXH, như: Số người tham gia BHXH tăng thêm hàng năm. Mức độ kiểm soát các gian lận về thu BHXH (số tuyệt đối, số tương đối). Mức độ hài lòng của xã hội đối với chính sách thu và quá trình tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Bốn là, tính chặt chẽ được thể hiện qua các chỉ tiêu manh tính chất định tính như: Mức độ phù hợp với các chính sách có liên quan. Khả năng phối hợp giữa cơ quan thu BHXH với các cơ quan khác có liên quan đến đối tượng thu BHXH. Mức độ kiểm soát hiệu quả của cơ chế thu BHXH.
Năm là, tính kiểm soát được ở đây đề cập đến vấn đề về sự tuân thủ pháp luật BHXH. Kiểm soát ám chỉ việc quan sát tất cả mọi việc xảy ra trong cộng đồng theo quy tắc đã được thiết lập và mệnh lệnh đã được đưa ra. Do vậy, có thể hiểu hoạt động kiểm soát cũng gần như kiểm tra việc tuân thủ.
Pháp luật BHXH nói chung cơ chế thu nói riêng quy định cụ thể thế nhưng khi vận hành vẫn có những sự không tuân thủ của người tham gia. Tính kiểm soát được đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của cơ chế thu BHXH bởi lẽ có giám sát, kiểm tra thì mới phát hiện những mặt được và chưa được của cơ chế thu BHXH. Khả năng kiểm soát được hiểu theo 2 hướng: một là kiểm soát của xã hội đối với các cơ quan thu BHXH được gọi là kiểm soát bên ngoài; hai là kiểm soát việc thu, nộp BHXH của chính cơ quan BHXH gọi là kiểm soát nội bộ. Cụ thể:
Kiểm soát nội bộ thường tập trung vào việc kiểm soát các điểm sau đây: - Tính chính xác của các bản báo cáo chi tiết liên quan đến NSDLĐ. - Tính chính xác của dữ liệu liên quan đến cá nhân NLĐ.
- Các khoản tiền lương, tiền công các thời kỳ làm việc, các mối quan hệ và mức độ đáng tin cậy của thời kỳ đó.
- Tính chính xác của việc khấu trừ tiền lương để nộp đóng BHXH; xác nhận số tiền khấu trừ cụ thể nếu có thể.
- Tính chính xác về số học trong việc soạn thảo chương trình.
- Số tiền cụ thể của tài khoản đóng góp và tài khoản nộp phạt nếu có đã được đưa thành tài khoản trong chế độ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Kiểm soát bên ngoài: Đây là những cuộc kiểm soát tiến hành tại cơ sở, nhà xưởng của NSDLĐ mà mục tiêu hàng đầu là xác định trách nhiệm đóng góp của NSDLĐ và đảm bảo rằng họ làm tròn trách nhiệm của mình bằng cách nộp tiền đóng góp đầy đủ và đúng hạn. Các cuộc kiểm tra này cũng phải so sánh các khoản tiền lương tiền công thực lĩnh với các khoản được ghi trong các bản báo cáo nộp cho cơ quan BHXH. Các cuộc kiểm tra này còn phải có cả các thanh tra viên của cơ quan BHXH tiến hành để nhằm kiểm soát số nộp BHXH của các đối tượng tham gia? việc thu, nộp BHXH của các cơ quan khác liên quan? và chế tài khen thưởng, xử phạt đối với việc thu, nộp BHXH?
Sáu là, tính trôi chảy trong vận hành, chính là việc đánh giá sự phối hợp của các bộ phận, phân hệ, của việc kết hợp các tiêu chí riêng biệt để đạt được sự hài hòa trong hoạt động của cơ chế, từ đó mới tạo ra điều kiện cho sự phát triển của cơ chế cũng như toàn hệ thống. Do vậy, khi đánh giá mức độ trôi chảy trong vận hành của cơ chế sẽ tập trung vào việc hệ thống lại các tiêu chí đã được đánh giá ở trên và tổng hợp lại thành các nội dung chủ yếu như sau:
- Trong khâu ban hành chính sách thu BHXH có dễ hiểu, dễ tiếp cận hay không? Mức độ tiếp cận của các pháp nhân và thể nhân đối với cơ chế thu BHXH. - Trong khâu tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH người hướng dẫn thu nộp, cơ quan chịu trách nhiệm thu nộp có gặp khó khăn gì trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên trách cấp trên hay không? Vấn đề về quản lý hành chính có quá cồng kềnh...
- Vấn đề về đảm bảo tính tuân thủ.
- Thời gian và tiến độ thực hiện có được đảm bảo hay không. - Hiệu quả của cải cách hành chính trong hệ thống BHXH.
Sẽ là chưa đầy đủ nếu chỉ dừng lại ở 6 tiêu chí nói trên dùng để đánh giá cơ chế thu BHXH. Tuy nhiên, với mong muốn góp phần làm cho tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng giảm đi, mức độ bao phủ của hệ thống BHXH đến người dân ngày càng cao, từ đó số người dân được thụ hưởng các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dịch vụ BHXH ngày càng tăng lên. Những đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đông của hệ thống BHXH là vấn đề luôn cần thiết hơn bao giờ hết.
2.3.1. Các chỉ tiêu tuyệt đối
+ Số đơn vị tham giaBHXH trong kỳ: Là số đơn vị phải thu BHXH trong kỳ -Số đơn vị chưa tham gia BHXH trong kỳ.
+ Số lao động tham giaBHXH trong kỳ: Là số lao động phải tham gia BHXH trong kỳ -Số lao động chưa tham gia BHXH trong kỳ.
+ Số tiềnBHXH phải thu được trong kỳ: Là số tiền BHXH phải thu theo kế hoạch trong kỳ.
+ Số tiềnBHXH thu được trong kỳ: Là số tiền BHXH phải thu trong kỳ -Số tiền BHXH chưa thu được trong kỳ.
+ Số tiền nợ BHXH trong kỳ: Là số tiền còn lại của số tiền BHXH phải thu trong kỳ với số tiền BHXH đã nộp trong kỳ.
Số tiền nợ BHXH trong kỳ = Số tiền BHXH phải thu trong kỳ - Số tiền BHXH đã nộp trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối tình trạng số tiền nợ BHXH của từng đơn vị hoặc của toàn hệ thống.
+ Số đơn vị nợ BHXH trong kỳ: Là số đơn vị chưa đóng đủ số tiền BHXH phải thu trong kỳ.
Số đơn vị nợ BHXH trong kỳ = Số đơn vị đã tham gia BHXH trong kỳ - Số đơn vị đã đóng đủ BHXH trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh về số tuyệt đối số đơn vị nợ BHXH so với số đơn vị của toàn hệ thống.
+ Số đơn vị trốn đóng BHXH: Là số đơn vị thuộc diện phải đóng BHXH nhưng không đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH.
Số đơn vị trốn đóng = Số đơn vị phải đóng - Số đơn vị đã đóng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
địa bàn. Số đơn vị này lớn chứng tỏ việc chưa chấp hành pháp luật BHXH của các đơn vị SDLĐ còn nhiều.
+ Số lao động trốn đóng BHXH: Là số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH, nhưng không tham gia theo quy định của pháp luật BHXH.
Số LĐ trốn đóng = Số LĐ phải tham gia - Số LĐ đang tham gia
Chỉ tiêu này phản ánh về số lao động trốn đóng BHXH. Số này càng lớn thì công tác quản lý lao động phải tham gia BHXH chưa hiệu quả, công tác thanh, kiểm tra chưa được quan tâm đúng mức.
2.3.2. Các chỉ tiêu tương đối
- Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng nợ BHXH:
+ Tốc độ tăng đơn vị, số LĐ tham gia BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số đơn vị, số LĐ, số tiền tham gia BHXH kỳ này so với tổng số đơn vị, LĐ,số tiền tham gia BHXH kỳ trước.
Tổng số đơn vị, LĐ, số tiền tham gia BHXH kỳ này
Tốc độ tăng đơn vị,LĐ số tiền = x 100% Tổng số đơn vị, LĐ, số tiền tham gia BHXH kỳ trƣớc
+ Tốc độ tăng tỷ lệ nợ BHXH
Tổng số nợ tiền tham gia BHXH kỳ này
Tốc độ tăng tỷ lệ nợ BHXH = x 100% Tổng số nợ tiền tham gia BHXH kỳ trƣớc
+ Tỷ lệ nợ BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số tiền BHXH nợ đọng so với tổng số tiền BHXH phải thu.
Tổng số tiền nợ đọng BHXH
Tỷ lệ nợ đọng BHXH = x 100% Tổng số tiền phải thu BHXH
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thu kịp thời, hoàn thành công tác thu BHXH. Tỷ lệ này càng nhỏ phản ánh số nợ đọng BHXH so với tổng số tiền phải thu BHXH càng thấp, ngược lại tỷ lệ này càng cao phản ánh tình trạng nợ đóng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
BHXH càng lớn, diễn ra phổ biến.
+ Tỷ lệ đơn vị nợ BHXH: là tỷ lệ phần trăm tổng số đơn vị nợ đọng BHXH so với tổng số đơn vị phải tham gia BHXH.
Tỷ lệ đơn vị
nợ đọng BHXH =
Tổng số đơn vị nợ đọng BHXH
x 100% Tổng số đơn vị đã tham gia BHXH
Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ số đơn vị nợ BHXH trên tổng số đơn vị phải tham gia càng nhiều và ngược lại. Xác định chỉ tiêu này giúp cơ quan BHXH có những biện pháp xử lý kịp thời để ngăn chặn tình trạng nợ BHXH.
- Các chỉ tiêu đánh giá tình trạng trốn đóng BHXH:
+ Tỷ lệ đơn vị trốn đóng BHXH: Là tỷ lệ phần trăm tổng số đơn vị trốn đóng BHXH trong kỳ so với tổng số đơn vị phải đóng trong kỳ.
Tỷ lệ số đơn vị trốn đóng BHXH =
Tổng số đơn vị trốn đóng BHXH
_____________________________ x 100%
Tổng số đơn vị phải tham gia BHXH
Tỷ lệ này phản ánh tình trạng trốn đóng BHXH, đánh giá được hiệu quả quản lý về thu BHXH. Nếu tỷ lệ ngày càng cao phản ánh công tác thu càng kém hiệu quả và ngược lại.
+ Tỷ lệ lao động trốn đóng BHXH: Là tỷ lệ phần trăm tổng số lao động
chưa tham gia BHXH so với tổng số lao động phải đóng theo quy định của pháp luật BHXH. Tỷ lệ lao động trốn đóng BHXH = Tổng số lao động trốn đóng BHXH x 100% Tổng số lao động phải tham gia BHXH
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ bao phủ của hệ thống BHXH trong số lao động thuộc diện phải tham gia BHXH. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ số lao động trốn đóng càng lớn, hiệu quả của công tác thu BHXH càng thấp và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/