Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 57)

, bản chấ ảo hiểm xã hội

2.3.Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá cơ chế thu BHXH (tập hợp các chỉ tiêu có tính chất định tính hoặc định lượng để đo lường và phản ánh chất lượng hoạt động của cơ chế thu BHXH) gồm các tiêu thức sau đây:

Một là, tính minh bạch công khai tạo cơ hội trong tiếp cận thông tin chính xác, dự đoán trước được và sự cởi mở của cơ quan cung cấp thông tin để NLĐ, NSDLĐ dễ tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện để chính sách đi vào cuộc sống. Hai là, tính thuận tiện của cơ chế thu BHXH thể hiện ở mức độ dễ dàng thực hiện việc thu, nộp của mọi đối tượng thu, nộp tiếp cận với chính sách và cơ chế thu BHXH. Tính thuận tiện (đo lường bằng một số chỉ tiêu thời gian trung bình tiến hành thu, nộp BHXH với một đối tượng và Phương thức thu BHXH phổ biến nhất là gì? Có bao nhiêu phương thức thu BHXH) sẽ tạo điều kiện mở rộng đối tượng tham gia BHXH cũng như tăng tiện ích và mức độ hấp dẫn của BHXH đối với toàn xã hội.

Ba là, tính hiệu quả của cơ chế thu BHXH thể hiện ở sự gia tăng quy mô thu BHXH cũng như mức độ bao phủ đối tượng BHXH. Có khá nhiều chỉ tiêu định lượng và định tính để đo lường tính hiệu quả của cơ chế thu BHXH, như: Số người tham gia BHXH tăng thêm hàng năm. Mức độ kiểm soát các gian lận về thu BHXH (số tuyệt đối, số tương đối). Mức độ hài lòng của xã hội đối với chính sách thu và quá trình tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bốn là, tính chặt chẽ được thể hiện qua các chỉ tiêu manh tính chất định tính như: Mức độ phù hợp với các chính sách có liên quan. Khả năng phối hợp giữa cơ quan thu BHXH với các cơ quan khác có liên quan đến đối tượng thu BHXH. Mức độ kiểm soát hiệu quả của cơ chế thu BHXH.

Năm là, tính kiểm soát được ở đây đề cập đến vấn đề về sự tuân thủ pháp luật BHXH. Kiểm soát ám chỉ việc quan sát tất cả mọi việc xảy ra trong cộng đồng theo quy tắc đã được thiết lập và mệnh lệnh đã được đưa ra. Do vậy, có thể hiểu hoạt động kiểm soát cũng gần như kiểm tra việc tuân thủ.

Pháp luật BHXH nói chung cơ chế thu nói riêng quy định cụ thể thế nhưng khi vận hành vẫn có những sự không tuân thủ của người tham gia. Tính kiểm soát được đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của cơ chế thu BHXH bởi lẽ có giám sát, kiểm tra thì mới phát hiện những mặt được và chưa được của cơ chế thu BHXH. Khả năng kiểm soát được hiểu theo 2 hướng: một là kiểm soát của xã hội đối với các cơ quan thu BHXH được gọi là kiểm soát bên ngoài; hai là kiểm soát việc thu, nộp BHXH của chính cơ quan BHXH gọi là kiểm soát nội bộ. Cụ thể:

Kiểm soát nội bộ thường tập trung vào việc kiểm soát các điểm sau đây: - Tính chính xác của các bản báo cáo chi tiết liên quan đến NSDLĐ. - Tính chính xác của dữ liệu liên quan đến cá nhân NLĐ.

- Các khoản tiền lương, tiền công các thời kỳ làm việc, các mối quan hệ và mức độ đáng tin cậy của thời kỳ đó.

- Tính chính xác của việc khấu trừ tiền lương để nộp đóng BHXH; xác nhận số tiền khấu trừ cụ thể nếu có thể.

- Tính chính xác về số học trong việc soạn thảo chương trình.

- Số tiền cụ thể của tài khoản đóng góp và tài khoản nộp phạt nếu có đã được đưa thành tài khoản trong chế độ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kiểm soát bên ngoài: Đây là những cuộc kiểm soát tiến hành tại cơ sở, nhà xưởng của NSDLĐ mà mục tiêu hàng đầu là xác định trách nhiệm đóng góp của NSDLĐ và đảm bảo rằng họ làm tròn trách nhiệm của mình bằng cách nộp tiền đóng góp đầy đủ và đúng hạn. Các cuộc kiểm tra này cũng phải so sánh các khoản tiền lương tiền công thực lĩnh với các khoản được ghi trong các bản báo cáo nộp cho cơ quan BHXH. Các cuộc kiểm tra này còn phải có cả các thanh tra viên của cơ quan BHXH tiến hành để nhằm kiểm soát số nộp BHXH của các đối tượng tham gia? việc thu, nộp BHXH của các cơ quan khác liên quan? và chế tài khen thưởng, xử phạt đối với việc thu, nộp BHXH?

Sáu là, tính trôi chảy trong vận hành, chính là việc đánh giá sự phối hợp của các bộ phận, phân hệ, của việc kết hợp các tiêu chí riêng biệt để đạt được sự hài hòa trong hoạt động của cơ chế, từ đó mới tạo ra điều kiện cho sự phát triển của cơ chế cũng như toàn hệ thống. Do vậy, khi đánh giá mức độ trôi chảy trong vận hành của cơ chế sẽ tập trung vào việc hệ thống lại các tiêu chí đã được đánh giá ở trên và tổng hợp lại thành các nội dung chủ yếu như sau:

- Trong khâu ban hành chính sách thu BHXH có dễ hiểu, dễ tiếp cận hay không? Mức độ tiếp cận của các pháp nhân và thể nhân đối với cơ chế thu BHXH. - Trong khâu tổ chức thực hiện chính sách thu BHXH người hướng dẫn thu nộp, cơ quan chịu trách nhiệm thu nộp có gặp khó khăn gì trong việc phối hợp với các cơ quan chuyên trách cấp trên hay không? Vấn đề về quản lý hành chính có quá cồng kềnh...

- Vấn đề về đảm bảo tính tuân thủ.

- Thời gian và tiến độ thực hiện có được đảm bảo hay không. - Hiệu quả của cải cách hành chính trong hệ thống BHXH.

Sẽ là chưa đầy đủ nếu chỉ dừng lại ở 6 tiêu chí nói trên dùng để đánh giá cơ chế thu BHXH. Tuy nhiên, với mong muốn góp phần làm cho tình trạng trốn đóng BHXH ngày càng giảm đi, mức độ bao phủ của hệ thống BHXH đến người dân ngày càng cao, từ đó số người dân được thụ hưởng các

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dịch vụ BHXH ngày càng tăng lên. Những đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đông của hệ thống BHXH là vấn đề luôn cần thiết hơn bao giờ hết.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hạn chế tình trạng nợ đọng và trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp tại thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh (Trang 54 - 57)