, bản chấ ảo hiểm xã hội
3.4.4. Nguyên nhân, hậu quả của nợ đọng và trốn đóng Bảo hiểm xã hội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.4.4.1. Nguyên nhân
*) Khuôn khổ pháp lý
- Tính minh bạch của các chính sách về thu BHXH: Về nguyên tắc, các chính sách BHXH đều phải được công bố công khai cho tất cả NLĐ, NSDLĐ được biết và thực hiện. Tuy nhiên, nếu người tham gia BHXH gặp khó khăn trong việc tiếp cận các thông tin, tài liệu của cơ quan BHXH như quy trình, biểu mẫu, hồ sơ … sẽ làm kéo dài thời gian đăng ký tham gia BHXH và gián đoạn công tác đóng BHXH định kỳ; nguyên nhân này làm cho tình trạng trốn đóng và nợ BHXH gia tăng.
- Mức độ thuận lợi của việc tham gia đóng BHXH cho đơn vị SDLĐ và NLĐ. Nếu như việc thực hiện đóng BHXH được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng; các mẫu danh sách, bảng biểu thu BHXH được đơn giản hóa sẽ tạo điều kiện cho người SDLĐ tuân thủ pháp luật. Ngược lại, thủ tục hành chính rườm rà là nguyên nhân đầu tiên mà ngành BHXH “tự đẩy” DN vào xu hướng không tuân thủ pháp luật về BHXH và lao động bởi tâm lý không sẵn sàng thực hiện do thủ tục rắc rối, phiền hà.
- Chế tài xử phạt đối với các đơn vị nợ BHXH chưa đủ mạnh, mức xử phạt còn thấp, tính khả thi của các biện pháp chưa cao dẫn tới nhiều DN còn trốn tránh, lách luật, cố tình chây ì, chậm đóng BHXH. Theo Nghị định số 86/2010/NĐ-CP thì mức phạt tiền cao nhất chỉ là 30 triệu đồng, vì vậy nhiều đơn vị SDLĐ chấp nhận bị phạt BHXH còn hơn phải trả lãi vay ngân hàng.
Ngoài ra, một nguyên nhân đáng lưu ý khác là mức lãi suất xử phạt chậm nộp BHXH chưa linh hoạt. Hiện mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH trong năm (14,2%/năm) thấp hơn so với lãi suất tiền vay của các ngân hàng thương mại do đó nhiều DN chấp nhận chịu phạt để chiếm dụng vốn của cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH có quyền kiểm tra mà không có quyền thanh tra và xử phạt đối với đơn vị, cá nhân có hành vi vi phạm nợ đọng, trốn đóng BHXH hoặc gian lận, lừa dối để hưởng các chế độ BHXH.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
bộ và hiệu quả: Chính sách BHXH chịu sự tác động, đan xen của nhiều chính sách khác như tiền lương, tiền công … Vì vậy, để thực hiện tốt chính sách BHXH rất cần sự phối hợp chặt chẽ của nhiều cơ quan trong đó có các cơ quan như: Chi cục Thuế, phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, phòng Thanh tra, phòng Công thương… Bởi khi DN thành lập phải đăng ký chế độ tiền lương và số lao động mà DN sẽ áp dụng đối với cơ quan quản lý Lao động ở địa phương. Thực tế thời gian qua do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa cơ quan BHXH với các cơ quan quản lý chuyên ngành nên dẫn đến tình trạng tạo ra nhiều kẽ hở, tạo điều kiện thuận lợi để chủ SDLĐ trốn đóng BHXH cho NLĐ. Thực tế hiện nay, hầu như chưa có sự phối hợp giữa cơ quan Thuế với cơ quan BHXH, chính vì vậy tồn tại một thực tế: quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH không trùng khớp với quỹ tiền lương trên tài khoản kế toán hạch toán vào giá thành sản phẩm. Hiện nay, phổ biến tình trạng DN có tới 3 hợp đồng đối với NLĐ, đều có chữ ký của NLĐ, trong đó bản hợp đồng có mức thấp nhất để đóng BHXH, hợp đồng có mức cao nhất được sử dụng để quyết toán với cơ quan Thuế.
Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về việc không tham gia BHXH cho NLĐ của các cơ quan chức năng quản lý về BHXH chưa hoạt động thường xuyên, lực lượng thanh tra quá mỏng, vì vậy số DN đã thanh tra, kiểm tra là rất ít so với yêu cầu. Đối với các trường hợp người SDLĐ vi phạm về tham gia BHXH, cơ quan BHXH phát hiện và báo cáo cơ quan quản lý Nhà nước về BHXH, nhưng kết quả xử lý còn chậm.
*) Đối với ngành BHXH
- Cơ quan BHXH chưa thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và nắm chắc tình hình biến động NLĐ và quỹ tiền lương của các đơn vị SDLĐ. Trên thực tế, số liệu về số lao động thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH rất khó thống kê và cập nhật thường xuyên vì có nhiều DN biến động, khi được phép cấp kinh doanh nhưng không hoạt động. Mặt khác, công tác quản lý hồ sơ, lý lịch gốc của nhiều đơn vị SDLĐ còn yếu kém, thiếu chặt chẽ, thất lạc dẫn đến việc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
cấp sổ và ghi sổ BHXH cho NLĐ còn chậm, thiếu căn cứ pháp lý để ghi quá trình đóng BHXH vào quỹ BHXH.
- Hoạt động quản lý thu BHXH hiện nay ngày càng phức tạp và có khối lượng công việc rất lớn, nhưng việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thu BHXH còn nhiều hạn chế như: Chưa quản lý việc đăng ký tham gia BHXH qua mạng, qua mã số cá nhân; chưa thực hiện được việc truy vấn tình hình tham gia BHXH của từng NLĐ; sự nối mạng giữa các bộ phận trong hệ thống BHXH còn chưa hiệu quả.
- Hoạt động thu nộp BHXH chưa được thuận tiện thể hiện ở việc cơ quan BHXH chưa thực hiện thông qua dịch vụ thu BHXH. Vì vậy, cơ quan BHXH chỉ biết chờ đối tượng tham gia BHXH đến đăng ký nộp; các hoạt động đốc thu, nhắc nhở đối tượng tham gia BHXH còn yếu; phương thức thu nộp BHXH chưa đa dạng, còn cứng nhắc, chưa tạo điều kiện cho đối tượng tham gia BHXH. Hiện nay, số đơn vị SDLĐ, NLĐ tham gia BHXH ngày càng tăng, trong khi biên chế cán bộ làm công tác thu BHXH còn thiếu.
- Nhận thức, thái độ phục vụ của CB, CC, VC ngành BHXH: Hiện nay không ít cán bộ thu BHXH ngồi chờ người tham gia BHXH đến đăng ký tham gia BHXH; không chủ động đôn đốc, tìm đến đơn vị SDLĐ tham gia BHXH, nên cơ quan BHXH không chủ động phát hiện ra những lỗ hổng, bất cập trong việc đăng ký tham gia, thu nộp BHXH.
*) Đối với các đơn vị SDLĐ
- Nguyên nhân trốn đóng BHXH: Chủ yếu là do DN cố tình không thực hiện qui định của pháp luật về BHXH để hưởng lợi từ số tiền không đóng BHXH cho NLĐ.
- Nguyên nhân nợ đọng BHXH:
+ DN cố tình chậm đóng BHXH, chiếm dụng vốn để đầu tư, sản xuất kinh doanh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
tháng sau cho nên đa số các đơn vị đóng BHXH thường chậm.
+ Một số đơn vị thật sự khó khăn trong sản xuất kinh doanh nhất là đối với các DN thuộc lĩnh vực xây dựng cơ bản, giao thông vận tải do chủ đầu tư chậm thanh toán, đơn vị không đủ kinh phí trả lương và đóng BHXH cho NLĐ. + Các DN trong nước có tỷ lệ nợ BHXH lớn do tính cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO, số DN nước ngoài tham gia vào thị trường nước ta tăng. Do vậy, đòi hỏi DN phải đầu tư theo chiều sâu bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới công nghệ nên nhiều chủ SDLĐ đã chiếm dụng tiền đóng BHXH để đầu tư.
d) Nguyên nhân từ phía NLĐ
Nhiều NLĐ chưa biết, chưa hiểu về bản chất, vai trò của chính sách BHXH đối với đời sống NLĐ cũng như đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, nhiều NLĐ chưa thực sự quan tâm tới quyền lợi của mình khi tham gia BHXH. Mặt khác, cũng do quan hệ cung cầu trên thị trường lao động ở Việt Nam tương đối căng thẳng, khả năng tìm kiếm việc làm mới còn khó khăn nên cho dù có hiểu biết về BHXH nhưng nhiều NLĐ không dám yêu cầu về quyền lợi của mình bởi chủ SDLĐ sẵn sàng sa thải họ bất cứ lúc nào. Họ ít tin tưởng vào ASXH, nên NLĐ đã thoả hiệp với chủ SDLĐ để cố tình không tham gia BHXH.
e) Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền
Công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về BHXH chưa được thường xuyên, còn hạn chế, hiệu quả thấp, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, thiết thực; chưa chú ý tuyên truyền đến các nhóm đối tượng đặc biệt là nhóm DN NQD. Sự phối hợp tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH của các cơ quan liên quan chưa được chú ý quan tâm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Đối với NLĐ: Khi DN không đóng BHXH cho NLĐ thì mọi quyền lợi được thụ hưởng của họ đều bị tước đoạt. Đi đôi với số lượng DN nợ BHXH là số lượng lớn lao động không được đóng BHXH. Điều này đồng nghĩa với việc lợi ích của hàng nghìn lao động đang bị xâm phạm. Mọi chế độ nghỉ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động- bệnh nghề nghiệp…của NLĐ đều không được giải quyết.
- Đối với đơn vị SDLĐ: Đơn vị SDLĐ nợ đọng, trốn đóng BHXH đồng nghĩa với việc các đơn vị này đã vi phạm pháp luật về BHXH, pháp luật về lao động. NLĐ mất niềm tin vào DN, khi quyền lợi của họ không được đảm bảo thì năng suất lao động của đơn vị cũng giảm, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của DN trên thị trường.
- Đối với hệ thống ASXH của đất nước: BHXH là trụ cột trong hệ thống ASXH. Vì BHXH có đối tượng NLĐ tham gia rất lớn, đây là những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất và dịch vụ cho xã hội. Khi rủi ro ốm đau, tai nạn, mất việc làm, già yếu… xảy ra sẽ đe doạ đến cuộc sống của bản thân NLĐ và gia đình họ, làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý của NLĐ, từ đó ảnh hưởng tới xã hội. Yếu tố tâm lý của con người luôn đóng vai trò là động lực thúc đẩy phát triển trí tuệ và khả năng khai thác nguồn chất xám trong mỗi con người. Do vậy, sự vững chắc của hệ thống ASXH ở một quốc gia được phản ánh qua chính sách BHXH của quốc gia đó. Việc các đơn vị SDLĐ nợ đọng, trốn đóng BHXH cũng đồng nghĩa với tài chính BHXH không được ổn định, nguy cơ phân hóa giàu nghèo lớn, gây bất bình đẳng xã hội, tiềm ẩn bất ổn xã hội.