CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.6. Xây dựng hệ thống tài liệu theo tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho dây chuyền
3.6.5. Quy trình quản lý các tình trạng khẩn cấp (QT-05)
Mục đích: Đảm bảo phịng ngừa, hạn chế đến mức tối đa các sự cố ngoài
ý muốn xảy ra như: hỏa hoạn, cháy nổ, ngộ độc thực phẩm ...Có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả khi xảy ra tình huống khẩn cấp.
Phạm vi: Áp dụng cho tất cả các phân xưởng, phòng ban của nhà máy
Nội dung:
3.6.5.1. Mất điện
Tác nhân: Do điện lực ngừng cung cấp điện, do sự cố điện lưới ngoài nhà
máy, do sự cố điện lưới trong nhà máy
Trách nhiệm: Ban Giám đốc, Phòng TC-HC, Tổ KTTB Xử lý sự cố:
Trường hợp do Điện lực ngừng cung cấp điện hay sự cố trên mạng lưới điện ngồi nhà máy Phịng TC-HC xác nhận với bên Điện lực về thời gian mất điện để thông tin cho tổ KTTB và Ban Giám Đốc. Tổ KTTB sẽ xin ý kiến Ban
Giám đốc sử dụng máy phát điện khi cần thiết.
Trường hợp do sự cố trên mạng lưới điện bên trong nhà máy: Tổ KTTB thơng tin đến Ban Giám Đốc tình hình mất điện do sự cố trên mạng lưới điện bên trong nhà máy và thời gian dự kiến khắc phục. Tổ KTTB sẽ xin ý kiến Ban Giám đốc sử dụng máy phát điện khi cần thiết.
Phòng ngừa :
Phịng TC-HC kịp thời thơng báo mất điện của điện lực khu công nghiệp Tổ KTTB có kế hoạch bảo trì máy phát điện theo đúng kế hoạch
Hồ sơ lưu : Biểu mẫu bảo trì máy phát
điện 3.6.5.2. Kho lạnh khơng hoạt động
Tác nhân : Do mất điện hoặc hỏng hệ thống kho lạnh
Trách nhiệm : Ban Giám đốc, phòng TC-HC, tổ KTTB, bộ phận kho
Xử lý sự cố : Trường hợp do mất điện: Tổ KTTB thông tin thời gian mất điện để
Bộ phận kho xin ý kiến Ban Giám đốc sử dụng máy phát điện khi cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho thành phẩm, nguyên vật liệu trong kho.
Trường hợp do sự cố máy hỏng trong hệ thống kho: Tổ KTTB thơng tin đến bộ phận kho, Ban Giám Đốc tình hình máy hỏng và thời gian dự kiến khắc phục. Nếu thời gian khắc làm ảnh hưởng đến việc bảo quản thành phẩm, nguyên vật liệu thì bộ phận kho xin ý kiến Ban Giám đốc cho di chuyển sang kho khác hoặc chuyển đến chỗ cho thuê kho lạnh mà nhà máy đã ký hợp đồng thuê kho lạnh.
Phòng ngừa :
Phòng TC-HC kịp thời thông báo mất điện của điện lực khu công nghiệp Tổ KTTB thực hiện đúng theo lịch bảo trì kho lạnh
Hồ sơ lưu : Biểu mẫu vận hành kho lạnh, biểu mẫu bảo trì kho lạnh
3.6.5.3. Cháy nổ Tác nhân :
Con người: hút thuốc gần khu vực dễ cháy như kho bao bì, hố chất, bồn dầu và quăng tàn thuốc bừa bãi.
Thiết bị điện, mơtơ khơng được kiểm tra, bảo trì thường xun, để ở vị trí ẩm ướt dễ bị rị rỉ, chập điện.
Đun nấu ga qn khóa van an tồn trước khi ra về
Trách nhiệm : Đội phòng cháy chữa cháy nhà máy, toàn thể nhân viên nhà máy Xử lý sự cố :
Cúp cầu dao điện - ngắt nguồn điện khu vực xảy ra cháy. Ấn còi hệ thống báo động tồn cơng ty.
Sử dụng phương tiện, dụng cụ chữa cháy tại chỗ (bình xịt, vịi nước). Gọi cơ quan PCCC 114.
Sơ tán, cấp cứu người bị nạn (nếu có). Tiến hành khắc phục sự cố
Phòng ngừa :
Trang bị đầy đủ các biển báo, hướng dẫn vận hành trong phân xưởng sản xuất. Tuyên truyền, vận động mọi người nâng cao ý thức phòng cháy chữa cháy. Trang bị hệ thống báo động, thiết bị, dụng cụ chữa cháy đầy đủ theo đúng qui định của cơ quan phòng chát chữa cháy - Hệ thống, dụng cụ này phải được kiểm tra thường xuyên, bảo đảm hệ thống báo hiệu nhanh, chính xác.
Thành lập tổ Phịng cháy chữa cháy, cán bộ công nhân viên phải được tập huấn đầy đủ về phòng cháy chữa cháy, an tồn lao động, qui trình vận hành thiết bị.
Cầu dao điện, ổ cắm, dây điện sử dụng đúng theo quy cách ngành điện. Phải có lịch kiểm tra, bảo trì thiết bị điện.
Kiểm tra van, mở và khố van bình ga cẩn thận trước và sau đun nấu
Hồ sơ lưu:
Biên bản kiểm tra thiết bị PCCC định kỳ. Hồ sơ tập huấn PCCC định kỳ
Biên bản sự cố 3.6.5.4 Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng, nấm mốc độc Thức ăn bị biến chất, ôi, thiu.
Thức ăn rửa khơng sạch, nấu khơng chín.
Thức ăn khi chế biến khơng che đậy, vi khuẩn xâm nhập từ bụi, ruồi, côn trùng....
Nguồn nước nấu ăn không đảm bảo vệ sinh, nơi chế biến thức ăn ô nhiễm, không sạch sẽ.
Trách nhiệm : Tổ y tế của nhà máy và tồn thể nhân viên làm việc tại cơng ty. Xử lý ngộ độc :
Triệu chứng của ngộ độc thực phẩm thường là: Buồn nơn, ói mửa, đau bụng, chóng mặt, tiêu chảy. Lúc đó phải có biện pháp xử lý kịp thời sau:
- Thông báo ngừng sử dụng thức ăn ngay lập tức
- Nhân viên y tế hướng dẫn cách sơ cứu người bị nạn: gây nôn (bằng cách cho ngón tay vào họng kích thích cho người ngộ độc nôn hết các chất đã ăn vào), cho uống nước muối pha loãng….
- Gọi cấp cứu y tế 115
- Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất
- Xử lý sự cố (tìm hiểu nguyên nhân, dọn dẹp, vệ sinh, khử trùng…)
Phòng ngừa : Cần nhớ mười nguyên tắc vàng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm
Chọn thực phẩm tươi sạch.
Ăn chín, uống sạch, ngâm kỹ và rửa sạch rau quả khi ăn sống. Ăn ngay thức ăn khi vừa nấu xong.
Che đậy, bảo quản cẩn thận thức ăn đã nấu chín. Đun kỹ thức ăn trước khi dùng lại.
Thức ăn sống, chín phải để riêng, khơng dùng lẫn dụng cụ chế biến. Rửa tay trước khi chế biến và trước khi ăn.
Giữ dụng cụ và nơi chế biến luôn khô sạch. Không ăn thức ăn bị ôi, thiu.
Chế biến thức ăn bằng nước sạch.
Lưu mẫu thức ăn theo qui định để kiểm chứng khi có sự cố xảy ra.
Hồ sơ lưu : Biên bản kiểm tra vệ sinh, nguyên liệu trước khi nấu.
Biên bản sự cố. 3.6.5.5. Tai nạn lao động
Tác nhân gây tai nạn lao động :
Người lao động vận hành thiết bị máy móc, cẩu thả và thao tác làm việc khơng đúng với qui trình đã được huấn luyện cũng như qui định (qui định sử dụng hoá chất, thiết bị áp lực, dụng cụ cắt, hàn cơ khí, thiết bị nâng, xếp dỡ hàng hố... )
Mơi trường, thiết bị làm việc khơng đảm bảo gây mất an tồn cho người vận hành.
Trách nhiệm : Mạng lưới an toàn vệ sinh viên và toàn thể nhân viên đang làm
việc tại nhà máy
Xử lý tai nạn lao động :
Tổ chức sơ cấp cứu ngay tại chỗ khi xảy ra tai nạn lao động. Chuyển nhanh nạn nhân tới trạm y tế gần nhất.
Lập hồ sơ xử lý vụ việc.
Phòng ngừa : Thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh viên.
Xây dựng kế hoạch huấn luyện an toàn - vệ sinh lao động dài hạn và hàng năm cho người lao động. Việc huấn luyện cho người lao động là một trong những biện pháp an toàn nhất để giảm thiểu rủi ro, chi phí và đảm bảo an tồn sản xuất.
Có kế hoạch kiểm định, kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị. Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho người lao động.
Hồ sơ lưu :
Hồ sơ cấp phát bảo hộ lao động.
Kế hoạch và hồ sơ tập huấn an tồn lao động của cơng ty và của cơ quan nhà nước.
Biên bản sự cố.
3.6.5.6. Ngộ độc thực phẩm bên ngoài từ sản phẩm nhà máy
Tác nhân gây ngộ độc :Do người tiêu dùng sử dụng sản phẩm bị hư hỏng hoặc bị
lỗi
Trách nhiệm :Ban Giám Đốc, Phòng kinh doanh, tổ KCS
Xử lý : Cử ngay nhân viên giám sát vùng tới, khi nhận được thông tin của khách
hàng phản ánh. Ghi nhận tồn bộ thơng tin liên quan tới sản phẩm mà khách hàng khiếu nại.
Đưa người sử dụng tới cơ quan y tế để kiểm tra và điều trị Tổ chức niêm phong và thu hồi lơ hàng.
Phịng ngừa :
Đảm bảo hàng hố được kiểm tra chặt chẽ trước khi giao cho khách hàng. Nhân viên kinh doanh thường xuyên kiểm tra, giám sát hàng hóa ở nhà phân phối, đại lý…
Thiết lập đường dây nóng để nhận thông tin phản hồi từ khách hàng.
Hồ sơ lưu :
Biên bản giao hàng (có ghi rõ ngày giao hàng, tên sản phẩm, ngày sx, hạn sử dụng) cho nhà phân phối đó.
Biên bản thu hồi sản phẩm bị lỗi.