Chúng ta đã quá quen thuộc với việc lên và xuống. Khi chúng ta lên, chúng ta cảm thấy vui; khi chúng ta xuống, chúng ta cảm thấy buồn. Nhưng chỉ tại điểm giữa chúng ta mới khơng lên cũng chẳng xuống; đó là điểm trung lập, điểm vơ tính.
Đơi khi điểm trung lập này khiến chúng ta phải hoảng sợ vì nếu chúng ta cảm thấy buồn thì chúng ta biết rõ nỗi buồn này là gì; nếu chúng ta vui thì chúng ta biết rõ niềm vui này là gì. Nhưng khi chúng ta không cảm thấy buồn cũng chẳng cảm thấy vui, khi đó chúng ta hoảng sợ. Nhưng điểm trung lập này rất đẹp đẽ. Nếu bạn chấp nhận nó, nó sẽ cho bạn sự sáng suốt vô cùng về cuộc sống của mình. Khi tinh thần bạn đi lên nó sẽ quấy rối bạn, nó sẽ khiến bạn phát sốt, khiến bạn bồn chồn. Khi tinh thần bạn đi xuống, bạn cũng bị quấy rối theo chiều hướng tiêu cực. Khi tinh thần bạn đi lên, bạn muốn bám chặt lấy trạng thái đó; khi tinh thần bạn đi xuống, bạn muốn tránh xa trạng thái đó. Nhưng khi tinh thần bạn dừng lại ở điểm giữa, ở điểm trung lập, thì mọi sự bồn chồn khắc khoải đều biến mất.
Qua điểm trung lập chúng ta có được sự sáng suốt vơ cùng về bản thân mình vì khi đó tất cả đều trở nên hồn tồn n lặng. Khi đó khơng hề tồn tại niềm hạnh phúc cũng chẳng có sự đau khổ, mọi tiếng ồn ào đều biến mất chỉ còn lại sự tĩnh lặng tuyệt đối. Đức Phật đã nói nhiều về điểm trung lập này cùng các đệ tử của mình. Đây là yếu tố bắt buộc, mọi người
phải đạt được trạng thái này rồi sau đó mọi điều tốt đẹp sẽ xuất hiện. Đức Phật gọi đây là sự trung lập.