Bạn hãy làm việc nhưng đừng để mình bị lạc lối giữa cơng việc. Bạn hãy làm việc năm hoặc sáu giờ đồng hồ mỗi ngày, rồi sau đó quên nó đi. Bạn hãy dành ra ít nhất hai giờ đồng hồ cho việc phát triển tâm hồn, vài giờ đồng hồ cho các mối quan hệ: tình yêu, con cái, bạn bè và xã hội.
Nghề nghiệp của bạn chỉ nên đóng một phần trong đời bạn. Nó khơng phải là tất cả những gì bao trùm lấy đời bạn, nhưng người ta thường để nó phát triển trở thành như thế. Một bác
sĩ thường lúc nào cũng nghĩ về việc mình là một bác sĩ. Anh ta nghĩ về nó, anh ta nói về nó. Thậm chí khi anh ta đang dùng bữa anh ta vẫn nghĩ rằng mình là một bác sĩ. Trong khi anh ta đi vệ sinh anh ta vẫn nghĩ rằng mình là một bác sĩ. Nếu thế thì đó là một sự điên rồ. Để tránh xa sự điên rồ này, người ta cố gắng tìm kiếm một cái gì đó khác hơn. Tuy nhiên, đây lại là một hình thức điên rồ khác.
Tôi đề nghị: bạn hãy làm việc 5 hoặc 6 giờ đồng hồ mỗi ngày. Hãy dành thời gian còn lại cho những việc khác: nghỉ ngơi, nghe nhạc, đọc thơ, yêu đương, dạo mát, hoặc làm những việc ngớ ngẩn. Nếu một người quá khôn ngoan và khơng bao giờ tỏ ra ngớ ngẩn thì đời sống của anh ta sẽ trở nên nặng nề, ủ rũ, u ám; anh ta khó có thể biết được ý nghĩa thực sự của cuộc đời.
89. TAI NẠN
Bạn hãy nghĩ về mặt tích cực của mọi vấn đề: có một tai nạn xảy ra nhưng bạn vẫn cịn sống sót, bạn đã vượt qua được nó.
Đừng quan tâm quá nhiều đến tai nạn, hãy quan tâm đến việc bạn vẫn cịn sống sót. Đó là sự thật. Bạn đã vượt qua những tai nạn đó, bạn vẫn cịn sống nên chẳng cịn gì để bạn phải lo lắng. Bạn hãy ln nghĩ: Đã có một tai nạn xảy ra nhưng bạn vẫn cịn sống sót, bạn vượt qua được nó chứng tỏ bạn mạnh mẽ hơn cả tai nạn kia.
Bạn ngã xuống giếng, nỗi sợ về cái chết bắt đầu xuất hiện trong tâm trí bạn. Nhưng cái chết vẫn khơng xảy ra dù bạn có ngã xuống giếng hay khơng. Nếu bạn muốn chạy trốn cái chết thì đừng chọn giường ngủ, vì chín mươi chín phần trăm cái chết xuất hiện trên giường ngủ, hiếm khi nó xuất hiện trong một cái giếng.