Nếu chúng ta tin rằng mình bị giới hạn, chúng ta sẽ hành xử giống như một người bị giới hạn. Khi chúng ta vứt bỏ niềm tin xuẩn ngốc đó, chúng ta bắt đầu hành xử như một người tự do.
Bạn đã tự vẽ ra chiếc vòng, chiếc vịng để giới hạn chính mình. Chiếc vịng trịn này xuất hiện một cách tinh quái và luôn luẩn quẩn quanh mọi người. Khi người lớn ra khỏi nhà, họ vẽ một vịng trịn quanh lũ trẻ và nói “Hãy ngồi yên ở đây nhé. Không được ra khỏi giới hạn này”. Rồi khi đứa trẻ trưởng thành và già đi trở thành một ơng cụ, ngay cả khi đó, nếu cha mẹ của ông ta vẽ ra một chiếc vịng trịn thì ơng ta cũng khơng thể bước ra khỏi nó được.
Ơng cụ này ln tin vào sự giới hạn của vịng trịn. Khi bạn tin vào nó, nó sẽ tác động đến bạn.
Lúc này bạn có thể nói: việc này khơng thể xảy ra với bạn. Nếu có một ai đó vẽ ra một chiếc vịng tròn giới hạn cho bạn, bạn sẽ lập tức nhảy ra khỏi nó. Nhưng đối với ơng cụ kia thì khác, ngay từ khi cịn nhỏ ơng đã bị gò ép và liên tục bị gò ép, sự gò ép này đã trở thành một cái gì dó gắn chặt với ơng, nó trở thành một niềm tin bám chặt lấy ông.
Sự giới hạn chỉ là một khái niệm. Người ta thường có những niềm tin sai lạc để rồi hành xử sai lạc. Khi họ hành xử sai lạc họ sẽ tìm lý do để biện hộ cho sự sai lạc này. Họ nói “Tơi hành xử sai lạc là do thứ này, thứ kia” và chiếc vòng luẩn quẩn xuất hiện. Họ lại bị giới hạn nhiều hơn. Bạn hãy vứt bỏ ngay niềm tin này. Đó chỉ là một vịng tròn mà bạn và mọi người tự vẽ ra cho chính mình mà thơi.